Không áp dụng tiêm trong da

  1. Trang chủ
  2. Tiêm dưới da

Không áp dụng tiêm trong da

Tiêm dưới da

16:45 - 15/12/2017

Tiêm dưới da là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng dung dịch thuốc vào tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân.

1. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm dưới da là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng dung dịch thuốc vào tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân.

1.1. Chỉ định, chống chỉ định

1.1.1. Chỉ định

Thuốc thấm dần vào cơ thể, phát huy tác dụng chậm từ từ: atropin sulfat, insulin...

1.1.2. Chống chỉ định

Thuốc dạng dầu, khó tan, ví dụ: testosteron

1.2. Dụng cụ và Thuốc

- Bơm tiêm: thường dùng loại 2ml, 5ml.

- Kim tiêm: dài 25 - 30mm, đầu vát dài hơn tiêm trong da.

- Các dụng cụ cần thiết khác trong thực hành kỹ thuật tiêm thuốc.

- Thuốc theo y lệnh.

1.3. Vùng tiêm

Tất cả những vùng da trên cơ thể đều có thể tiêm được vì tổ chức dưới da ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn: mô dưới da mềm, ít cọ xát, ít bị nhiễm khuẩn, ít đau.

Các vị trí thường tiêm: mặt ngoài cánh tay, vùng cơ tam đầu cánh tay, có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai...

Nếu tiêm nhiều lần cần phải thay đổi vị trí tiêm, tránh tiêm vào mũi kim cũ.

2. KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA

2.1. Chuẩn bị bệnh nhân

- Bệnh nhân nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế  tựa.

- Bộc lộ vùng tiêm.

2.2. Thực hành kỹ thuật

- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 từ trong ra ngoài.

- Điều dưỡng viên sát khuẩn tay bằng cồn 700

- Tay trái dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo da bệnh nhân lên.

- Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim ngửa mũi vát của kim lên trên, chếch với mặt da 30 - 450­, đâm kim nhanh qua da vào mô liên kết dưới da. Khi có cảm giác là kim đã vào mô liên kết dưới da thì bỏ tay trái và xoay nhẹ pít tông bơm tiêm vài lần, kiểm tra xem có máu ra không. Nếu không có máu ra theo, mới bơm thuốc từ từ vào cơ thể bệnh nhân.

- Nếu có máu ra theo là đâm phải mạch máu thì bình tĩnh rút bơm kim ra hoặc đâm sâu thêm vào đến khi không có máu ra nữa thì bơm thuốc từ từ.

- Khi đã bơm hết thuốc, tay trái kéo chếch căng da chỗ tiêm để thuốc không thoát ra theo mũi kim.

- Tay phải nhẹ nhàng rút kim ra nhanh, dùng bông tẩm cồn sát khuẩn nhẹ lên chỗ tiêm, sau đó đỡ bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.

3. CÁC TAI BIẾN CỦA TIÊM DƯỚI DA - CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ

3.1.Tai biến do vô khuẩn không tốt

Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn tới bệnh nhân bị nhiễm khuẩn,

- Áp xe tại chỗ: chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không.

+ Xử trí: chườm nóng, dùng kháng sinh trong trường hợp thuốc tiêm không phải là thuốc kháng sinh.

+ Chích áp xe khi áp xe đã mềm hóa mủ rõ.

- Lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus B, C, HIV, các bệnh lây truyền theo đường máu, da và niêm mạc.

Do vô khuẩn không tốt, không đảm bảo nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, thực hành kỹ thuật không đúng quy định.

3.2. Tai biến thường gặp

- Gẫy kim, quằn kim do bệnh nhân giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kỹ thuật. Vì vậy không tiêm ngập đốc kim, khi kim gẫy có thể rút ra được.

- Bệnh nhân bị sốc: do bơm thuốc quá nhanh hoặc bệnh nhân quá sợ hãi, bệnh nhân bị đau không chịu được.

+ Thực hiện nguyên tắc khi tiêm hai nhanh một chậm (đâm kim và rút kim nhanh, bơm thuốc chậm), trước khi tiêm phải tiếp xúc, giải thích để bệnh nhân yên tâm, tránh sợ hãi, lo lắng...

3.3. Các tai biến do thuốc

- Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: do thuốc tiêm vào không hấp thụ được hoặc hấp thụ rất chậm.

+ Phát hiện: chỗ tiêm sưng, nóng, đỏ.

+ Xử trí: chườm nóng, chích áp xe nếu cần.

- Gây mảng mục ở trẻ em sau khi tiêm insulin, bismut, quinin, các chất dầu, các hormon, các dung dịch iod.

- Sốc phản vệ: do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 9, 2021

Nhiều người trong chúng ta đã nghe về kỹ thuật tiêm trong da, tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiểu rõ về cách thực hiện cũng như phương pháp xử lý khi có biến chứng. Do đó, hãy xem ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để nhận được những thông tin cần thiết về kỹ thuật tiêm trong da nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Kỹ thuật tiêm trong da là gì?
  • 2 Ứng dụng kỹ thuật tiêm trong da cần lưu ý gì?
    • 2.1 Tư thế của bệnh nhân
    • 2.2 Dụng cụ
    • 2.3 Vùng tiêm
  • 3 Kỹ thuật tiêm trong da thực hiện thế nào?
    • 3.1 Tiêm trong da thông thường
    • 3.2 Tiêm trong da thử phản ứng thuốc
  • 4 Tai biến khi áp dụng kỹ thuật tiêm trong da
    • 4.1 Sốt và mẩn ngứa
    • 4.2 Sốc phản vệ
    • 4.3 Cách xử lý

Kỹ thuật tiêm trong da là gì?

Không áp dụng tiêm trong da
Kỹ thuật tiêm trong da

Tiêm trong da (Intradermal Injection – ID) là kỹ thuật tiêm vào dưới lớp thượng bì một lượng thuốc rất nhỏ 1/10 ml. Do đó, cơ thể hấp thụ thuốc rất chậm. Với quá trình tiêm vacxin phòng bệnh, hình thức này thường được áp dụng. Tiêm trong da cũng dùng để tìm phản ứng BCG, nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao.

Ngoài ra, kỹ thuật tiêm trong da còn được ứng dụng thử phản ứng cơ thể người khi tiếp xúc với một số loại thuốc như Streptomycin, Penicillin. Những người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính như hen, mề đay, viêm mũi,… không được chỉ định tiêm trong da. Kỹ thuật tiêm trong da cũng chống chỉ định với thai phụ.

Ngoài kỹ thuật tiêm trong da, thì còn có kỹ thuật tiêm dưới da, kỹ thuật tiêm bắp và kỹ thuật tim tĩnh mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong phần chia sẻ trước của Phương Nam.

Ứng dụng kỹ thuật tiêm trong da cần lưu ý gì?

Khi tiêm trong da cho bệnh nhân, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Tư thế của bệnh nhân

Đối với người lớn, để tiêm trong da sẽ có hai tư thế chuẩn. Thứ nhất là ngồi và kéo ống tay áo lên cao. Tư thế thứ hai là nằm ngửa đồng thời đặt tay lên một chiếc gối mỏng. Đối với trẻ em, mẹ nên để bé ngồi trong lòng. Nhằm tránh để bé cựa quậy khi tiêm, mẹ cần dùng 2 đùi kẹp 2 chân trẻ. Một tay giữ lấy cẳng tay trẻ đặt lên trên gối nhỏ, tay còn lại của mẹ ôm qua thân con.

Dụng cụ

Kỹ thuật tiêm trong da nên dùng bơm tiêm nhỏ có vạch chia 1/10 ml, loại 1 ml. Quá trình điều chỉnh lượng thuốc chuẩn xác hơn khi sử dụng bơm tiêm có kích thước này. Ngoài ra, có thể sử dụng bơm tiêm nhỏ dài vạch chia 1/100 ml – 2/100 ml nếu chủng ngừa vacxin. Đối với kim tiêm, nên dùng loại có đường kính nhỏ với đầu mũi vát ngắn dễ ngập trong biểu bì và dài 1,5 cm. Tất cả dụng cụ phải được hấp sấy khô, nhằm đảm bảo vô khuẩn trước khi bắt đầu tiêm.

Không áp dụng tiêm trong da
Dụng cụ phải được khử khuẩn cẩn thận trước khi tiêm

Vùng tiêm

Kỹ thuật tiêm trong da có thể áp dụng trên rất nhiều vùng, tuy nhiên 1/3 trên mặt trước cẳng tay là vùng tiêm phổ biến nhất. Vì da có màu nhạt, mỏng, hỗ trợ quá trình tiêm và quan sát nếu có xảy ra phản ứng được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có thể tiêm ở bả vai hoặc cơ Delta cánh tay.

Không áp dụng tiêm trong da

Kỹ thuật tiêm trong da thực hiện thế nào?

Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ gửi đến bạn hướng dẫn tiêm trong da ở hai trường hợp, cụ thể gồm có:

Không áp dụng tiêm trong da
Tiêm trong da phải được thực hiện đúng kỹ thuật

Tiêm trong da thông thường

Dưới đây là các bước tiêm trong da cần thực hiện:

  • Xác định vị trí tiêm.
  • Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 70 độ. Sát khuẩn theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài.
  • Dùng cồn 70 độ sát khuẩn tay người tiêm.
  • Cầm bơm tiêm hướng lên trên. Xoay cho mũi vát ngửa lên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm. Giảm bớt khí ra ngoài bằng cách khẽ ấn nhẹ bơm tiêm.
  • Đỡ tay bệnh nhân miết căng mặt da vùng tiêm, tay trái nắm lấy vùng tiêm (cánh tay hoặc cẳng tay).
  • Tay phải cầm bơm kim tiêm. Quay bơm tiêm sao cho mũi vát của kim ngửa lên trên, rồi gẩy mũi kim tiêm nhẹ nhàng vào mặt da. Điều chỉnh bơm tiêm gần sát mặt da (khoảng 10 – 15 độ) khi mũi tiêm đã bén vào da. Tiếp theo, đẩy kim tiêm nhẹ đến khi ngập hết mũi vát. Chú ý, để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng, nên đưa kim theo chiều chéo của khu vực tiêm, tránh thực hiện theo chiều dọc.
  • Đổi tay khi đã ngập hết mũi vát, sau đó từ từ bơm thuốc vào bằng ngón cái tay phải. Cần theo dõi xem thuốc vào da không khi tiêm thông qua việc quan sát vết tiêm. Vết tiêm lúc này sẽ nổi cục to bằng hạt bắp, màu da ngả màu trắng bệch (bơm chừng 1/10 ml), sần da cam. Một cách kiểm chứng khác là cảm giác rất chặt tay khi đẩy thuốc vào.
  • Cần rút kim nhanh và kéo chệch căng vị trí tiêm vài giây sau khi bơm thuốc. Thuốc sẽ không thể trào theo mũi kim với hành động này. Sau đó, dùng cồn sát khuẩn. Lưu ý, nên bỏ qua bước sát khuẩn nếu tiêm vacxin. Vì hiệu lực của vacxin có thể bị mất.

Tiêm trong da thử phản ứng thuốc

  • Các bước tượng tự như tiêm trong da thông thường.
  • Sau khi rút tiêm không sát khuẩn vùng tiêm.
  • Đánh dấu vị trí tiêm, đồng thời quan sát 15 – 20 phút và tiến hành đọc phản ứng.
  • Có thể thử lại bằng phương pháp so sánh trong trường hợp nghi ngờ kết quả. Đầu tiên, hãy tiêm một liều 1/10 ml nước cất sang tay còn lại. Lưu ý, không dính thuốc kháng sinh đã thử trong bơm tiêm. Quan sát 15 – 20 phút, so sánh và đánh giá kết quả.
  • Ghi vào báo cáo kết quả với bác sĩ điều trị và phiếu tiêm.

Tai biến khi áp dụng kỹ thuật tiêm trong da

Dưới đây là một số tai biến khi tiêm trong da và cách xử lý phù hợp, hãy cùng tham khảo nhé!

Sốt và mẩn ngứa

Cần cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, dừng ngay việc tiêm thuốc nếu rơi vào tình huống này. Dùng thuốc chống dị ứng và kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Nếu bị sốt, đặc biệt với trẻ em nên dùng thuốc hạ sốt trên 38,5 độ C và chườm mát nếu dưới 38,5 độ C.

Không áp dụng tiêm trong da
Sau khi tiêm trẻ em dễ bị sốt

Sốc phản vệ

Các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay khi tiếp xúc với thuốc hoặc muộn hơn khi bị sốc phản vệ:

  • Nổi mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke.
  • Tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ khó bắt.
  • Chóng mặt, đau đầu, khó thở, thậm chí hôn mê.
  • Gặp vấn đề về bài tiết, đau quặn bụng.
  • Choáng váng, co giật.

Cách xử lý

  • Cho người bệnh nằm tại chỗ, tư thế nằm đầu thấp hơn chân, ủ ấm và dừng tiêm.
  • Ngay sau khi xuất hiện sốc nên tiêm dưới da Adrenalin. Liều tiêm cụ thể như sau: Dưới 0,3 ml với trẻ em và 1/2 – 1 ống 1 ml cho người lớn.
  • Tiêm Adrenalin từ 10 – 15 phút/lần, duy trì đều đặn đến khi huyết áp trở lại bình thường.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp 10 – 15 phút/lần và kịp thời báo cáo tình hình.
  • Cho bệnh nhân thở Oxy khi có tình trạng suy hô hấp.

Không áp dụng tiêm trong da

Phương Nam vừa chia sẻ những vấn đề khác nhau về kỹ thuật tiêm trong da. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Để nhận thêm tư vấn từ các chuyên gia về kỹ thuật tiêm trong da, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chat ngay 1