Khối ngành kỹ thuật là gì

Mục tiêu đào tạo: Sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng về bảo quản, chế biến và chống thất thoát nông hải sản, giúp sản phẩm đạt được chất lượng cao, cả trong khâu vệ sinh thực phẩm; có kỹ năng về quản lý để giúp kiểm tra, thẩm định, bảo đảm sao cho sản phẩm nông, hải sản trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển đạt chất lượng tối ưu.

Cơ hội nghề nghiệp: Có thể làm việc cho các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các sở nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, xí nghiệp chế biến thực ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản lương thực – thực phẩm, phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố lương thực – thực phẩm của các viện nghiên cứu …

2. Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Tự Động

Nơi đào tạo: Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Tôn Đức Thắng (ngành Tự động hóa thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử - Viễn thông), trường ĐH Lạc Hồng, trường ĐH Vinh, trường ĐH Công nghiệp Việt Hưng, trường ĐH Quốc Tế Miền Đông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội…

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư tự động, cụ thể là:

- Ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý quá trình gia công tự động trong công nghiệp (CIM,CAD,CAM,CNC).

- Vận hành sản xuất và xử lý sự cố các thiết bị và hệ thống tự động trong các xí nghiệp sản xuất, trung tâm điều hành, dịch vụ, kinh doanh, thiết bị sản xuất tự động.

- Cải tiến và cập nhật hóa công nghệ tự động và biết sáng tạo ra việc làm cho cá nhân và tập thể.

Cơ hội nghề nghiệp:

Kỹ sư ngành Công nghệ tự động có khả năng đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu, cụ thể:

- Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực điện – điện tử (chuyên ngành tự động hóa và điều khiển).

- Thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực điện tử để đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các ràng buộc thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn có thể sản xuất đươc, và có tính bền vững.

- Nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện – điện tử, chuyên ngành tự động hóa và điều khiển…

Ngoài ra, còn có khả năng tham gia nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến ngành nghề được đào tạo và tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học.

3. Nhóm Ngành Cơ Khí

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Lạc Hồng, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Nha Trang …

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học ngành Cơ khí nắm vững kiến thức và có kỹ năng vững vàng về gia công, chế tạo, chế biến các sản phẩm cơ khí đạt chất lượng năng suất và hiệu quả kinh tế cao; có năng lực giải quyết những vấn đề về kỹ thuật cơ khí & các lĩnh vực khác có liên quan.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí có thể làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, đơn vị có hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị như: Chế tạo, gia công, lắp ráp nông nghiệp; Dịch vụ (cơ quan giáo dục, bệnh viện, ngân hàng …); Giao thông vận tải; Năng lượng; Công nghiệp nhẹ (Dệt may, giày dép, nhựa giấy, cao su, in bao bì, thực phẩm…); Quân sự, an ninh; thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao; trong việc điều hành sản xuất và bảo trì nhà máy, máy móc thiết bị; trong việc phân tích lựa chọn công nghệ; trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo cũng như trong kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý, điều hành các dự án kỹ thuật và cho các công ty.

Hoặc có thể làm việc trong các lĩnh đa dạng như: kỹ thuật chế tạo, cơ khí ô tô, sữa chữa và đóng tàu, hóa dầu, dệt may, giày dép nhựa, thực phẩm, năng lượng và công nghiệp hàng không.

4. Ngành Cơ Khí – Kỹ Thuật Chế Tạo

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Giao thông vận tải, cơ sở phía Nam, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Nha Trang …

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế và công nghệ chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiến tiến của khu vực, thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí – Kỹ thuật chế tạo có khả năng:

- Phân tích, thiết kế, cải tiến các hệ thống sản xuất, chế tạo, chế biến trên cơ sở tổng hợp tối ưu các yếu tố kỹ thuật và kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ, thiết bị, máy móc; giám sát các hệ thống sản xuất; tự động hóa các quá trình, thiết bị, máy móc và hợp lý hóa lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động trong sản xuất; kiểm tra và bảo đảm chất lượng sản phẩm.

- Quản lý bảo trì, triển khai các kỹ thuật bảo trì hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng máy móc, thiết bị; thiết kế sản phẩm mang tính cạnh tranh; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động đào tạo, tham gia các hoạt động tiếp thị.

5. Ngành Cơ Khí Tự Động và Robot

Nơi đào tạo: Trường ĐH Lạc hồng, Trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), …

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở có khả năng thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc ở dạng nhỏ và vừa; khai thác, vận hành bảo trì sửa chữa các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất tự động hiện đại trong các ngành như: Dệt may, giầy da, thực phẩm, Y tế, Hóa chất, cơ khí chính xác, Xây dựng, Nhựa … đặc biệt có khả năng chế tạo khuôn mẫu, chi tiết chính xác trên máy CNC; có khả năng tham gia công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở các trường.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí tự động và Robot có khả năng nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy trong lĩnh vực cơ khí tự động; đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình, có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa.

6. Ngành Cơ Điện Tử

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường Công nghiệp TP.HCM, trường Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Nông Lâm.

Mục tiêu đào tạo: Cơ điện tử được hình thành từ các thành tựu khoa học của từng ngành riêng biệt như Cơ khí hiện đại, Điện tử, CNTT và điều khiển.

Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu; kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tử động CIM.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ điện tử có thể làm việc tại: các nhà máy, xí nghiệp cơ khí hiện đại để sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện tử kỹ thuật cao như các linh kiện điện tử, các sản phẩm của tivi, tủ lạnh, máy tính…; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, sản xuất khuôn mẫu các loại; các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng; các Viện nghiên cứu và các trường đại học trong lĩnh vực cơ khí hiện đại, điều khiển và tự động hóa.

7. Ngành Cơ Kỹ Thuật

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Công nghệ, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Hải Phòng, Học viện kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Điện lực, trường ĐH Bách Khoa ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn…

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học ngành Cơ kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên sâu về cơ học, nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học, có kiến thức kỹ thuật để thực hiện việc mô phỏng các bài toán kỹ thuật thực tiễn.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ Kỹ thuật có khả năng nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy trong lĩnh vực cơ học; đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình; vận dụng các kiến thức phục vụ công tác tính toán thiết kế; khảo sát và dự báo các hiện tượng tự nhiên liên quan đến cơ học.

8. Ngành Cơ Tin Kỹ Thuật

Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật…

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư tính toán, thiết kế, nghiên cứu, khai thác công nghệ mới, có khả năng ứng dụng các nguyên lý công nghệ mới trong thiết kế cơ khí.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ tin kỹ thuật có thể công tác ở các Viện nghiên cứu (Viện cơ học, Viện nghiên cứu máy, Viện tự động hóa…) hoặc các lĩnh vực tính toán, thiết kế, nghiên cứu , khai thác công nghệ mới ở các công ty hoặc các nhà máy cơ khí, có thể làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

9. Ngành Điện – Điện Tử

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Quốc tế ĐHQG-HCM, trường ĐHKT Tự nhiên ĐHQG-HCM, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường ĐH Mở TP.HCM …

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, đồng thời cập nhật các kiến thức mới trong kỹ thuật Điện – Điện tử. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tế sản xuất, tạo điều kiện để sinh viên có đủ khả năng hành nghề trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Điện – Điện tử có thể làm việc tại các Công ty Điện lực; Các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện – điện tử viễn thông; Các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao; Khu công nghiệp, khu chế xuất; Các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doan, nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp; Công ty Bưu chính Viễn thông; Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất điện tử hóa cao.

10. Ngành Điện Tử - Viễn Thông

Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, trường ĐH Quốc tế, trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM …

Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước và nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, quy mô các ứng dụng về công nghệ điện tử viễn thông luôn được mở rộng và phát triển không ngừng, đặt ra nhu cầu lớn về lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ngành điện tử viễn thông.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông nắm vững các kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực điện tử viễn thông, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu phát triển về công nghệ điện tử viễn thông đồng thời có thể tham gia đào tạo cán bộ về công nghệ điện tử viễn thông.

Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân/ Kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông có khả năng tham gia các công việc như thiết kế, quy hoạch, nghiên cứu và phát triển quản lý công nghệ và dịch vụ, giảng dạy …, tại các cơ quan, công ty, trường, viện ở các lĩnh vực điện tử, máy tính, tin học, viễn thông. Các sinh viên giỏi có nhiều cơ hội học tiếp Sau đại học ở trong nước và ngoài nước.

11. Ngành Địa Lý

Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM (gồm các chuyên ngành Địa lý môi trường, Địa lý kinh tế, Địa lý dân số - xã hội trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Quy nhơn).

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành theo diện rộng, có chuyên môn hợp lý nhằm đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành của khoa học địa lý có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn đáp ứng những nhu cầu thực tế của xã hội.

Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Địa lý có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc đại học, Cao đẳng và Trung học phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm), đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

12. Ngành Địa Kỹ thuật – Địa Môi trường

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM (thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất), trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội, trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM…

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức địa kỹ thuật – địa môi trường cơ bản và hiện đại, cập nhật với những tiến bộ khoa học về địa kỹ thuật – địa môi trường ở Việt Nam và trên thế giới, có khả năng nghiên cứu, hợp tác trong điều tra các đối tượng địa chất, các quá trình và hiện tượng địa chất phục vụ xây dựng các dạng công trình xây dựng (dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm và công trình biển), tai biến địa chất, địa môi trường, địa chất đô thị, khai thác hợp lý và tái tạo thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc như một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học, cao đẳng, Trung học dạy nghề. Làm cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, Ngành, Tổng cục, công ty, xí nghiệp, các khu công nghệ phần mềm, công ty thiết kế và phát triển phần mềm, công ty tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin…

Ngành kỹ thuật thi khối gì?

Học khối A sẽ làm các ngành nghề chuyên về công nghệ, giáo dục, kỹ thuật hay khoa học, v.v. Các sĩ tử sẽ có rất nhiều lựa chọn khác nhau vì đây là khối thi được nhiều trường ưu ái tuyển sinh nhiều nhất, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các em học sinh.

Ngành kỹ thuật bao gồm những gì?

Ngành kỹ thuật bao gồm những ngành nào?.

Kỹ thuật cơ khí.

Kỹ thuật điện..

Kỹ thuật hóa học..

Kỹ thuật xây dựng..

Kỹ thuật hàng không vũ trụ.

Kỹ thuật hàng hải..

Kỹ thuật máy tính..

Kỹ thuật hệ thống..

Khối C thì nên học ngành gì?

2.1. Khối ngành Công an, Quân đội..

2.2. Khối ngành Khoa học Nhân văn..

2.3. Khối ngành Báo chí và Truyền thông - Marketing..

2.4. Khối ngành Văn hóa du lịch..

2.5. Khối ngành Sư phạm..

2.6. Khối ngành Quản lý.

2.7. Khối ngành Luật và kinh tế.

2.8. Khối ngành Tâm lý học..

Ngành kỹ thuật in ấn là gì?

Ngành kỹ thuật in là gì? Kỹ thuật in là ngành chuyên đào tạo các kỹ sư thiết kế, quản lý và sản xuất các sản phẩm bằng phương tiện in ấn, web và thông tin di động.