Khi vừa chạy thể dục vào có thể đang đổ mồ hôi Lúc đó em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Có khách hàng ở vừa mua sản phẩm Đã tiết kiệm trong đơn hàng này

Tại sao người ta đổ mồ hôi?

Đổ mồ hôi là cách tự nhiên để cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong bình thường. Hệ thần kinh báo hiệu cho các tuyến mồ hôi kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả làm mát cho cơ thể.

Nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể là do bạn lo lắng, hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài quá nóng, hoặc bạn đang bị sốt... Một số người đổ mồ hôi nhiều khi ăn thực phẩm cay, cũng như đồ uống và thực phẩm nóng.

Đổ mồ hôi quá nhiều không phải lúc nào cũng bất thường, tuy nhiên còn có một số lý do khác nữa mà bạn cần tìm hiểu khi bị ra mồ hồi quá nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân cần lưu ý.

Mang thai hoặc mãn kinh

Khi phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ gây ra những thay đổi khác biệt, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết và gây ra tình trạng toát mồ hôi nhiều hơn bình thường. Những cơn toát mồ hôi như tắm cũng có thể là những cơn bốc hỏa mà hơn 85% phụ nữ trải qua vào thời kỳ mãn kinh.

Bạn đang căng thẳng

Nếu bạn liên tục lo lắng về việc đổ mồ hôi quá nhiều, tình trạng sẽ chỉ tồi tệ hơn. Bởi lo lắng, căng thẳng kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Khi nhiệt độ cao, mồ hôi chảy ra trên khắp cơ thể, mồ hôi này 99% là nước cùng các chất điện giải. Nhưng khi bạn bị căng thẳng, mồ hôi thường chảy ở một số khu vực, ví dụ như nách. Ở những khu vực này, mồ hôi có thêm thành phần của các hợp chất amoniac, acid béo chưa no, ... kết hợp với các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân hủy các acid béo này và tạo ra mùi khó chịu.

Ăn thức ăn không phù hợp

Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều và cơ thể có mùi tanh như mùi cá, có thể là do bạn bị trimethylamin niệu, một rối loạn di truyền khiến cơ thể không thể giáng hóa trimethylamin. Đây là một hợp chất được sản xuất trong quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại đậu, trứng và cá. Khi cơ thể bạn không thể chuyển hóa trimethylamin theo cách thông thường, nó bắt buộc phải  giải phóng trimethylamin qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Để giảm thiểu tích tụ trimethylamin, không nên ăn những thức ăn như trứng, gan, cá, rau súp lơ xanh và cải brussel... Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm một biện pháp điều trị phù hợp.

Bạn có thể bị Hyperhidrosis

Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ y khoa gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis. Nguyên nhân chưa được xác định, nhưng có yếu tố di truyền- nếu bố mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì con cái có 28% nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Mắc một số bệnh lý khác

Bạn có thể bị tăng tiết mồ hôi do một  bệnh lý tiềm ẩn, như cường giáp, bệnh gút, bệnh Parkinson. Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi quá nhiều, nhất là vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết.

Nên tắm hàng ngày để đối phó với tình trạng mồ hôi quá nhiều.

Phải làm gì khi đổ mồ hôi quá nhiều?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi đã nói ở trên mà có hướng xử lý. Sau đây là một vài gợi ý.

Sử dụng chất chống ra mồ hôi ngoài da: Đây là cách đơn giản nhất trị mồ hôi nhiều. Các chất chống ra mồ hôi đều chứa muối nhôm, khi thoa lên da sẽ bịt kín lỗ chân lông nhằm ngăn mồ hôi thoát ra. Thông thường, chúng thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột bôi xoa. Làm khô cơ thể trước khi dùng chất chống mồ hôi để tránh kích ứng da. Đối với bàn chân đổ mồ hôi, nên mua chất chống mồ hôi dạng xịt.

Mặc trang phục phù hợp: Luôn chọn loại vải thấm mồ hôi. Chú ý đến màu sắc - Mặc màu trắng sẽ dễ lộ tình trạng đổ mồ hôi hơn. Chuẩn bị trang phục để thay khi mồ hôi ra quá nhiều. Đối với người ra mồ hôi chân, hãy cân nhắc về chất liệu giày dép.

Tránh đồ ăn cay và đồ uống chứa caffein: Tránh các thực phẩm cay như ớt, hạn chế ăn tỏi và hành vì chúng có thể gây ra mùi không thơm tho cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống chứa caffein cũng sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Giảm cân: Nếu thừa cân, việc giảm cân có thể sẽ giúp giảm tình trạng mồ hôi quá nhiều. Cơ thể sử dụng mồ hôi để hạ nhiệt, nhưng sẽ với một cơ thể to béo quá sẽ khó mà hạ nhiệt hiệu quả.

Giữ vệ sinh cơ thể: Ra quá nhiều mồ hôi có thể gây bệnh ngoài da, mùi hôi... Bạn có thể ứng phó bằng cách tắm hàng ngày, thậm chí tắm vài lần trong một ngày để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do nhiều mồ hôi. Luôn mang theo khăn mềm thấm nước tốt để thấm mồ hôi. Mang theo chất chống mồ hôi thường xuyên để kiểm soát mồ hôi tiết quá nhiều.

Khi nào cần điều trị?

Thực hiện các cách nêu trên chắc chắn sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng ra mồ hôi, nhưng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Có những các biện pháp điều trị khác cho tình trạng ra mồ hôi quá nhiều: Điều trị bệnh lý nền gây tăng tiết mồ hôi, liệu pháp ion [Iontophoresis], dùng thuốc, tiêm botox, sử dụng thảo dược, phẫu thuật... Khi ra mồ hôi nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý kể trên thì việc tìm đến bác sĩ là rất cần thiết để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị.


Những thói quen rất nhỏ nhặt sau buổi tập như: thư giãn trước quạt mát, thỏa mãn cơn khát bằng một ly nước lạnh, bổ sung năng lượng bằng một bữa cơm hoành tráng,… tưởng chừng như vô hại, nhưng đằng sau chúng lại ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng không tốt cho sức khỏe, làm giảm các lợi ích của nỗ lực tập luyện.

Cùng tìm hiểu các thói quen xấu để từ bỏ nhé:

1. “Làm mát” cơ thể ngay sau khi tập thể dục

Mỗi khi tập thể dục hay hoạt động thể lực, các mạch máu dưới da giãn nở, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các lỗ chân lông giãn to hơn, tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Sau khi tập luyện lập tức chạy vào phòng có mở máy lạnh mạnh hơn hoặc đứng trước quạt máy thổi cho mát cơ thể, điều này làm cho các lỗ chân lông trên da co khít lại và không tiết ra mồ hôi. Kết quả của hành động này là rối loạn chức năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, giảm chức năng miễm dịch, dẫn đến dễ bị cảm lạnh, đau bụng tiêu chảy, hen suyễn và nguy cơ mắc một số bệnh khác.

Vậy việc nên làm là là sau khi tập luyện khoảng 30 phút, nên đợi cơ thể tự nhiên hạ nhiệt xong mới được phép đi vào phòng có mở máy lạnh mạnh hay đứng thổi mát trước quạt máy.

Đồng thời, trước khi bước vào phòng có nhiệt độ thấp hơn bên ngoài, bạn nên dùng khăn lau khô mồ hôi còn lại trên cơ thể và vùng đầu cổ, để ngăn ngừa một số triệu chứng có thể dẫn đến nhiễm bệnh.

2. Ngồi nghỉ ngay sau khi tập thể dục

Dù tập luyện để rèn luyện sức khỏe hay tập luyện chuyên nghiệp, sau khi vận động cơ thể sẽ ít nhiều “mệt mỏi”, các cơ bắp “căng cứng”, một số ít có thể bị “đau nhức”.

Với những người hay chơi thể thao hay thường xuyên rèn luyện sức khỏe, khi tập luyện các cơ bắp được cung cấp đầy đủ oxy và lượng lactate sản sinh ra trong quá trình oxy hóa những hợp chất đường, tinh bột, chất xơ tương đối thấp, tuy làm cho cơ thể mệt mỏi, các cơ bắp căng cứng, nhưng đau nhức không nhiều.

Ngược lại, đối với nhưng người ít tập luyện thể dục, sau khi tập luyện cơ thể sẽ “mệt mỏi”, cơ bắp “căng cứng, đau nhức” nhiều hơn. Nếu ngồi xuống để nghỉ ngơi ngay lập tức sẽ có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cở thể, dẫn đến lượng lactate sản sinh ra nhiều hơn, dễ dàng làm cơ thể và các cơ bắp mệt mỏi, căng cứng, đau nhức hơn so với người tập thể dục thường xuyên. Việc làm này, đặc biệt nếu ngồi xổm, sẽ gây cản trở sự chảy trở lại của máu ở chân, ảnh hưởng đến tuần hoàn của huyết dịch, nghiêm trọng hơn còn có thể làm mất thăng bằng hay bị choáng.

Sau khi tập luyện mạnh nên dãn cơ nhẹ nhàng, hoặc đi bộ chậm rãi khoảng 10 phút kèm với hít thở sâu sẽ giúp cơ thể và các cơ bắp loại bỏ sự mệt mỏi và căng cứng đau nhức.

3. Uống nước lạnh ngay sau khi tập thể dục

Khi tập thể dục rèn luyện sức khỏe cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nếu như không chú ý đến bổ sung lượng nước bị mất do tiết nhiều mồ hôi, rất nhiều người bị rơi vào tình trạng cơ thể mất nước, nhất là khô miệng rát lưỡi.

Nếu như vào lúc này uống nhiều nước lạnh, nước đá, mong muốn nhanh chống “làm mát cơ thể” và “đập tan cơn khát” thì rất có thể gây ra viêm họng, viêm thực quản và một số cơ quan khác hoặc gây ra đau bụng.

Đối với những người có dạ dày, lá lách bị suy yếu, còn có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy sau khi tập luyện thể dục nên bù nước cho cơ thể bằng nước nhiệt độ phòng, nước ấm hoặc nước muối.

4. Đi tắm ngay sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, rất nhiều người có thói quen đi tắm ngay nước nóng ấm cho “khỏe”. Thực ra, việc làm này không tốt cho sức khỏe.

Khi tập luyện, tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể tăng nhanh, kết hợp với cường độ tập luyện, nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn nhiều lần.

Lúc này, nếu như đi tắm ngay nước nóng ấm sẽ làm tuần hoàn máu trong các cơ bắp và dưới da tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ cho các cơ quan khác trong cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu lưu thông lên não, trường hợp nặng có thể bộc phát cơn đau tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngược lại, nếu bạn tắm nước lạnh thì mức nguy hiểm cũng không hề nhẹ. Bởi khi hạ nhiệt độ cơ thể đột ngột, làn da sẽ co rút mạnh gây che mất tuyến mồ hôi khiến rối loạn chức năng sinh lý, suy giảm hệ miễn dịch dẫn nhiều bệnh khác.

Hãy nghỉ ngơi khoảng 20 phút, cho bớt mồ hôi, hạ nhiệt, cảm nhận nhịp tim và nhịp thở ổn định rồi hẵng bước vào phòng tắm.

5. Hút thuốc ngay sau khi tập thể dục

Hút thuốc lá rất hại cho sức khỏe, sau khi tập thể dục lập tức hút thuốc lá thì tác hại này tăng lên gấp đôi. Một số nam giới có thói quen hút thuốc lá, nhưng hãy nhớ kỹ điều này, sau khi tập thể dục không nên lập tức hút thuốc.

Sau khi tập thể dục hút thuốc lá sẽ làm cho phổi hít khói thuốc nhiều hơn, ngược lại hấp thu oxy giảm đi, sẽ gây ra tình trạng tức ngực, khó thở, chóng mặt và mệt mỏi.

6. Ăn cơm ngay sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục cơ thể tiêu tốn nhiều sức lực, làm cho nhiều người có cảm giác rất đói bụng, nhưng lập tức đi ăn cơm ngay sẽ là việc không nên làm. Sau khi hoạt động mạnh kéo dài, chất mà cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất là nước. Nếu như lập tức đi ăn cơm ngay, sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.  

Theo đài tiếng nói nhân dân tp.HCM

Video liên quan

Chủ Đề