Khái niệm công ty cổ phần niêm yết là gì năm 2024

Công ty cổ phần niêm yết có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Niêm yết chứng khoán giúp công ty cổ phần huy động được vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường, tăng quy mô và sức mạnh tài chính của công ty. Niêm yết chứng khoán cũng giúp tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của công ty cổ phần với các nhà đầu tư và xã hội. Để hiểu rõ hơn về Công ty cổ phần niêm yết là gì? hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:

Khái niệm công ty cổ phần niêm yết là gì năm 2024

Công ty cổ phần niêm yết là gì?

I. Công ty cổ phần niêm yết là gì?

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi cổ đông là chủ sở hữu một hoặc một số cổ phần và có quyền và nghĩa vụ tương ứng với số cổ phần mà mình sở hữu.

Công ty cổ phần niêm yết là công ty cổ phần đã đăng ký chứng khoán để giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

II. Điều kiện để trở thành công ty niêm yết

- Căn cứ vào nội dung ở Khoản 1 của Điều 15 trong Luật chứng khoán năm 2019 đã có quy định về những điều kiện để thực hiện việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của một công ty cổ phần, cũng như là điều kiện để trở thành một công ty niêm yết chính thức như sau: “ Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;​

- Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán”

III. Lợi ích khi thành lập công ty niêm yết

Khi thành lập công ty niêm yết, các đơn vị, doanh nghiệp có thể đem về cho mình những lợi ích to lớn, cụ thể như sau:

- Có thể tiếp cận đến kênh huy động vốn dài hạn: Kể từ khi công ty tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đồng nghĩa với việc các đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vốn cho mình một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất từ việc phát hành số cổ phiếu dựa vào tính thanh khoản cao cũng như độ uy tín mà doanh nghiệp được niêm yết ở thị trường. Bằng cách huy động này, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thanh toán lãi vay, cũng như không phải trả lại vốn gốc tương tự như việc vay nợ. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được xem là một yếu tố mang tính quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Khuyếch trương được sự uy tín của một doanh nghiệp: Để có thể được niêm yết chứng khoán, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, cơ cấu tổ chức, hiệu quả trong hoạt động sản xuất – kinh doanh,… Vì thế mà các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thường là các công ty có phát triển trong việc hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thông thường, việc niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức để quảng cáo tốt nhất cho một đơn vị, doanh nghiệp nào đó, mang lại những thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh, thu hút nhà đầu tư cũng như tìm kiếm thêm các đối tác…

- Tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu của đơn vị, doanh nghiệp: Khi một đơn vị, doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, điều này sẽ giúp các cổ đông có thể dễ dàng chuyển nhượng số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ, từ đó sẽ tăng thêm độ hấp dẫn của giá trị cổ phiếu.

- Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: Nếu xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều sẽ tăng hơn so với mức giá ở thời điểm trước khi công ty thực hiện niêm yết.

IV. Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty niêm yết

Bên cạnh đó việc thành lập công ty niêm yết sẽ đem đến một số ưu điểm cũng như đi kèm với các nhược điểm.

1. Ưu điểm khi thành lập công ty niêm yết:

ĐViệc thành lập công ty sẽ có thể nâng cao tính thanh khoản: Các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường thường dễ dàng trong việc mua đi, bán lại, hay nói một cách khác là những cổ phiếu này thuận lợi trong giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Do đó mà các nhà đầu tư không cần phải lo lắng quá nhiều về việc bán đi số cổ phiếu để thu hồi lại nguồn vốn như những loại tài sản đầu tư khác (chẳng hạn như vàng, bất động sản,…). Bởi vì lý do này mà tính thanh khoản của các cổ phiếu thuộc công ty niêm yết cũng được xem là cao hơn so với các cổ phiếu của công ty chưa được niêm yết.

Thành lập công ty niêm yết mang đến tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Không phải tất cả mọi cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng có thể tăng cao sau một khoảng thời gian thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những công ty nào có nền tảng giá trị tốt (xét về cả về mặt giá trị hữu hình và vô hình), trong tương lai giá cổ phiếu đều sẽ được tăng trưởng hơn so với mức giá cổ phiếu ngay tại thời điểm trước khi thực hiện niêm yết. Thứ ba, đảm bảo được mức độ uy tín – an toàn được nâng cao: Để có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi các công ty phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất. Vì thể khi đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết sẽ gia tăng cơ hội lợi nhuận, hạn chế rủi ro vì những hoạt động kinh doanh của những công ty này đang trên đà phát triển tốt.

2. Nhược điểm khi thành lập công ty niêm yết:

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm khi thành lập công ty niêm yết, thế nhưng các doanh nghiệp cũng nên lưu ý với những nhược điểm dưới đây:

Với khả năng tiếp cận thị trường vốn đại chúng cũng đi kèm với việc tăng cường giám sát theo quy định, nghĩa vụ báo cáo tài chính và hành chính cũng như các quy định về quản trị công ty mà những công ty niêm yết này đều phải tuân thủ.

Niêm yết chứng khoán cũng dẫn đến việc chủ sở hữu và những người sáng lập của công ty ít kiểm soát hơn. Ngoài ra, có những chi phí đáng kể để tiến hành IPO (chưa kể chi phí pháp lý, kế toán và tiếp thị liên tục để duy trì một công ty niêm yết).

Những công ty niêm yết đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo bắt buộc do Cơ quan Chính phủ quy định và phải liên tục nộp báo cáo cho SSC. SSC đặt ra các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt đối với các công ty niêm yết. Các yêu cầu này bao gồm việc công khai báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.

Các công ty cũng phải nộp báo cáo tài chính hàng quý và các báo cáo tình hình hiện tại để báo cáo khi xảy ra một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như bầu giám đốc mới hoặc hoàn thành thương vụ mua lại. Ngoài ra, các cổ đông đủ điều kiện có quyền nhận các tài liệu và thông báo cụ thể về các hoạt động kinh doanh của công ty.

Cuối cùng là một khi công ty đã thực hiện niêm yết, thì công ty phải có trách nhiệm trước những cổ đông của mình. Những cổ đông trong công ty sẽ bầu ra một hội đồng quản trị để thay mặt họ giám sát các hoạt động trong công ty. Hơn nữa, một số hoạt động nhất định – chẳng hạn như sáp nhập và mua lại; một số thay đổi và sửa đổi cấu trúc công ty… phải được đưa ra để nhận được sự chấp thuận của cổ đông. Điều này có nghĩa là cổ đông có thể kiểm soát nhiều quyết định của công ty một cách hiệu quả.

V. Những câu hỏi thường gặp:

1. Công ty cổ phần nào có thể được niêm yết?

Công ty cổ phần nào đáp ứng các điều kiện nêu trên đều có thể được niêm yết. Tuy nhiên, để được niêm yết, công ty cổ phần cần có kế hoạch kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển và có khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

2. Các lợi ích của việc niêm yết chứng khoán là gì?

Huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đây là lợi ích quan trọng nhất của việc niêm yết chứng khoán. Niêm yết chứng khoán giúp công ty cổ phần huy động được vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tăng quy mô và sức mạnh tài chính của công ty.

Tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của công ty cổ phần với các nhà đầu tư và xã hội. Khi niêm yết, công ty cổ phần phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Điều này giúp tăng tính

3. Thời gian thành lập niêm yết chứng khoán là gì?

Thông thường, thời gian thành lập công ty niêm yết từ 2 đến 3 năm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thời gian thành lập công ty niêm yết có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào tình hình thực tế của công ty.

Công ty cổ phần niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là công ty đã phát hành là công ty đã phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư có thể mua bán giao dịch công khai. Công ty phải tuân thủ những quy định pháp lý liên quan một cách nghiêm ngặt về công khai thông tin và quy định về huy động vốn.

Công ty cổ phần chưa niêm yết là gì?

Cổ phiếu chưa niêm yết (over the counter - OTC) là những cổ phiếu đã được doanh nghiệp phát hành nhưng chưa niêm yết và giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán chính thức. Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HoSE hay HNX.

Công ty cổ phần là gì cho ví dụ?

Ví dụ và Đặc điểm cổ phần trong công ty cổ phần. Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Ví dụ: Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, số vốn đó được chia thành 100.000 phần bằng nhau, mỗi phần có giá trị 100.000 đồng được gọi là một cổ phần.

Công ty đại chúng niêm yết là gì?

Công ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán.