Kết quá của sinh trưởng thứ cấp là gì?

Với giải Câu hỏi trang 135 SGK Sinh học lớp 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Video Giải Câu hỏi trang 135 SGK Sinh học 11

Câu hỏi trang 135 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 34.3 và trả lời các câu hỏi:

- Sinh trưởng thứ cấp là gì?

- Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sự sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?

- Các lớp tế bào ngoài cùng [bần] của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu

Lời giải

- Sinh trưởng thứ cấp là quá trình làm tăng đường kính của thân do mô phân sinh bên.

- Cây 2 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, giúp thân cây to ra.

- Các lớp tế bào ngoài cùng [bần] của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 135 Sinh học 11: Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả...

Bài 1 trang 138 Sinh học 11: Sinh trưởng ở thực vật là gì...

Bài 2 trang 138 Sinh học 11: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì...

Bài 3 trang 138 Sinh học 11: Sinh trưởng thứ cấp là gì...

Bài 4 trang 138 Sinh học 11: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu...

Bài 5 trang 138 Sinh học 11: Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật...


Mục lục nội dung

I. Sinh trưởng của thực vật là gì

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

  • Giống nhau:
  • Khác nhau:
  • I. Sinh trưởng của thực vật là gì

    - Sinh trưởng của thực vật là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của các tế bào, mô, cơ quan trên cơ thể thực vật.

    Ví dụ: Sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa…


    II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

    1. Các mô phân sinh

    -Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

    -Khi qua giai đoạn non trẻ, sự sinh trưởng của thực vật đa bào bị hạn chế trong mô phân sinh.

    - Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

    + Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày [đường kính] của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng [hay các vị trí khác với đỉnh thân]. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

    Phân loại

    Có ở nhóm thực vật

    Vị trí phân bố

    Chức năng

    Mô phân sinh đỉnh- 1 lá mầm
    - 2 lá mầm
    - Chồi đỉnh
    - Chồi nách
    - Đỉnh rễ
    - Giúp thân, rễ tăng chiều dài
    Mô phân sinh bên- 2 lá mầm- Ở thân, rễ- Giúp thân, rễ tăng đường kính
    Mô phân sinh lóng- 1 lá mầm- Mắt của thân- Giúp tăng chiều dài của thân

    2. Sinh trưởng sơ cấp

    - Diễn ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

    - Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.

    3. Sinh trưởng thứ cấp

    - Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

    - Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang [độ dày] của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.

    - Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.

    - Cấu tạo thân cây gỗ:

    + Phần vỏ bao quanh phần thân.

    + Phần gỗ: Gỗi lõi [ròng] màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.

    - Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tao ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

    4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

    a] Các nhân tố bên trong

    - Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

    - Hoocmôn thực vật.

    b] Nhân tố bên ngoài

    - Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

    - Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

    - Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

    - Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

    - Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.


    So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp


    Giống nhau:

    Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước [chiều dài, bề mặt, thể tích] của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.


    Khác nhau:

    Sinh trưởng sơ cấpSinh trưởng thứ cấp
    Khái niệmSinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnhSinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh bên làm thực vật phát triển thân, rễ theo chiều ngang [làm nó to ra].
    Đặc điểm

    - Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm

    - Làm tăng chiều dài của thân và rễ

    - Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng [ở thực vật 1 lá mầm] tạo ra.

    - Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

    - Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

    ….….

    Sinh trưởng của thực vật là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của các tế bào, mô, cơ quan trên cơ thể thực vật. Ví dụ: Sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa. Vậy sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp có gì giống và khác nhau? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

    Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp giúp các bạn nắm vững kiến thức sinh học lớp 11 để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì 2 lớp 11 môn Sinh. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Chúc các bạn học tốt.

    So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

    Tiêu chíSinh trưởng sơ cấpSinh trưởng thứ cấp
    Khái niệmSinh trưởng theo chiều dài [hoặc cao]của thân, rễSinh trưởng theo chiều ngang [chu vi] của thân và rễ
    Nguyên nhânDo hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh.Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh bên.
    Đối tượngCây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầmCây hai lá mầm

    Phân biệt

    Sinh trưởng sơ cấp

    Sinh trưởng thứ cấp

    Khái niệmLà hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh.Là hình thức sinh trưởng làm thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên.
    Dạng dâyMột lá mầm và chóp thân hai lá mầm còn non.Hai lá mầm.
    Nơi sinh trưởngMô phân sinh đỉnh.Mô phân sinh bên [tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch].
    Đặc điểm bó mạchXếp lộn xộn.Xếp chồng chất hai bên tầng sinh mạch.
    Kích thước thânLớn
    Dạng sinh trưởngSinh trưởng chiều cao.Sinh trưởng chiều ngang.
    Thời gian sốngThường sống một năm.Thường sống nhiều năm.

    1. Các mô phân sinh

    - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

    - Khi qua giai đoạn non trẻ, sự sinh trưởng của thực vật đa bào bị hạn chế trong mô phân sinh.

    - Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

    + Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày [đường kính] của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng [hay các vị trí khác với đỉnh thân]. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm

    2. Sinh trưởng sơ cấp

    - Diễn ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

    - Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.

    3. Sinh trưởng thứ cấp

    - Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

    - Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang [độ dày] của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.

    - Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.

    - Cấu tạo thân cây gỗ:

    + Phần vỏ bao quanh phần thân.

    + Phần gỗ: Gỗ lõi [ròng] màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.

    - Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tao ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

    4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

    a] Các nhân tố bên trong

    - Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

    - Hoocmôn thực vật.

    b] Nhân tố bên ngoài

    - Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

    - Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

    - Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

    - Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

    - Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

    Bài tập sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp

    Câu 1: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

    a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    b/ Bần → Tầng sinh bần→ Mạch rây thứ cấp→ Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch→ Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    c/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp →  Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.

    d/ Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.

    Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    a/ Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

    b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

    c/ Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

    d/ Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    Câu 3: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

    a/ Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

    b/ Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

    c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    d/ Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    Câu 4: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

    a/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    b/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

    c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    d/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

    Câu 5: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

    a/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 6: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

    a/ Ở đỉnh rễ.

    b/ Ở thân.

    c/ Ở chồi nách.

    d/ Ở chồi đỉnh.

    Câu 7: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

    a/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    c/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 8: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

    a/ Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch→ Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.

    c/ Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp→ Tuỷ.

    d/ Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

    a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    b/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

    c/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

    d/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

    Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

    a/ Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

    b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

    c/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

    d/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần [vỏ].

    Câu 11: Sinh trưởng thứ cấp là:

    a/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

    b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

    c/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

    d/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

    Câu 12: Nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

    Câu 13: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành:

    A. Mô rễ.

    B. Mô libe.

    c. Tán lá.

    D. Phân hóa và rụng.

    Câu 14

    Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho ví dụ và giải thích tại sao?

    Đáp án

    Câu 1: a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 2: b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

    Câu 3: c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    Câu 4: c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    Câu 5: c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    Câu 6 b/ Ở thân.

    Câu 7: b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 8: b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 9: a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    Câu 10: b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

    Câu 11: b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

    Câu 12: 

    – Sinh trưởng sơ cấp: Sự sinh trưởng bắt nguồn từ mô phân sinh của phôi, tức là mô phân sinh đỉnh. Sự sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng theo chiều dài của các cơ quan của thực vật.

    – Sinh trưởng thứ cấp: Sinh trưởng có nguồn gốc từ mô phân sinh thứ cấp hay mô phân sinh bên, tức là tầng sinh mạch vầ tầng sinh bần. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

    Câu 13: Đáp án D

    Câu 14:

    Tùy vào mục đích và nhu cầu của con người, người ta có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển.

    – Muốn sử dụng rau mầm làm thức ăn, thu hoạch rau ở giai đoạn nảy mầm: rau má, rau mầm,…

    – Thu hoạch rau ở giai đoạn trưởng thành

    – Thu hoạch quả: Trồng các loại cây ăn quả,..

    – Thu hoạch hạt: Trồng các loại cây có hạt như bí, hướng dương,…

    Video liên quan

    Chủ Đề