Kể tên một số chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số: 11/GP-TTĐT. Cấp ngày 15/03/2017

Chịu trách nhiệm: Ông Tạ Quang Sáng - Giám đốc trung tâm khuyến nông Nghệ An

Địa chỉ: Số 22, Đường Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An

Điện thoại: +84. [0383] 844918 -

Fax: +84. [0383] 848928

Email:


Copyright @ 2019 by KHUYENNONGNGHEAN. All Rights Reserved.

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… với mục đíchkhai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thóai hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái [ vi sinh vật, dinh dưỡng …] trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.

- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.

Các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mùn hóa nhanh các phụ phẩm nông nghiệp có nguồn thành phần celullose cao [bã bùn mía, mụn xơ dừa, rơm rạ,…] để sản xuất phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh.

 2. Phân hữu cơ vi sinh 

  • Phân hữu cơ vi sinh có khả năng thay thế ít nhất 25-50% phân đạm và lân hóa học, năng suất cây trồng tăng [trung bình 10%]
  • Giúp cây khoẻ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
  • Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Giảm lượng NO3– tồn đọng trong nông sản
  • Cải tạo đất
  • Giảm chi phí cho sản xuất

3. Chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cộng sinh cây họ đậu [Rhizobium sp.]

  • Tăng cường sự cố định N của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng
  • Nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản, duy trì và cải tạo độ phì nhiêu của đất
  • Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

4. Chế phẩm và phân vi sinh vật cố định đạm sống tự do [Azotobacter], hội sinh [Azospirillum]

  • Tăng cường cung cấp đạm cho cây trồng
  • Có khả năng cải tạo đất và kích thích sinh trưởng cho cây trồng
  • Làm tăng năng suất từ 5 – 10%

5. Chế phẩm và phân vi sinh vật phân giải lân

  • Tăng cường cung cấp thêm lân [P] dễ tiêu
  • Phát huy hiệu quả của phân lân
  • Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất
  • Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng
  • Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

6. Chế phẩm và phân vi sinh vật kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật

  • Kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật
  • Có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa hoặc kích thích quá trình trao đổi chất của cây
  • Giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất
  • Làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh

Xem thêm:

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong Thủy sản

Chủng vi sinh vật xử lý nước thải Thủy sản

——————————————————-

  • chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
  • chế phẩm sinh học là gì
  • chế phẩm sinh học trichoderma
  • chế phẩm sinh học balasa n01
  • chế phẩm sinh học em
  • chế phẩm sinh học vườn sinh thái
  • chế phẩm sinh học tiếng anh là gì
  • chế phẩm sinh học pseudomonas

Thuốc trừ sâu sinh học đã và đang trở thành phương pháp bảo vệ thực vật vô cùng hữu ích trong nền sản xuất nông nghiệp. Bài viết sau đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH sẽ chia sẻ đến quý khách nguồn gốc, tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất 2021. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bật mí cho quý khách cách tối ưu hóa quá trình phun thuốc bằng công nghệ thông minh, giúp tiết kiệm thời gian, sức lao động và tăng hiệu quả công việc. Mời quý khách theo dõi nội dung dưới đây!

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học hay còn được gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ, có nguồn gốc từ các chế phẩm tự nhiên để diệt trừ sâu hại. Thuốc trừ sâu sinh học là sản phẩm không gây độc hại cho người, gia súc, làm sạch môi trường, tiêu diệt sâu hại với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng bị nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích.

Nguồn gốc của thuốc trừ sâu sinh học

Các chế phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ hệ sinh thái hữu cơ – sinh học [thực vật và vi sinh vật] sẽ được xem là thuốc trừ sâu sinh học. Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ các loại thảo mộc có tính độc hoặc các loại vi sinh vật có khả năng tiết ra chất dịch chứa các kháng thể giúp tiêu diệt sâu bệnh hay hoạt động theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn.

Ví dụ về thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thực vật: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ hỗn hợp tỏi và ớt - những nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và được rất nhiều nông dân sử dụng để tiêu diệt sâu bọ. Đặc tính cay, nồng, hăng của tỏi và ớt có tác dụng xua đuổi cũng như tiêu diệt các loại sâu bọ rất hiệu quả, đặc biệt là trên cây hoa màu.

Ví dụ về thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật: Chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis được ưu tiên sử dụng vì chúng tiết ra một chất dịch chứa các protein gây hại cho côn trùng, giúp xua đuổi sâu hại trên cải bắp và khoai tây. Ngoài ra, các vi sinh vật [vi khuẩn, virus, nấm,…] có quan hệ thiên địch với các loại sâu bệnh, côn trùng cũng được đưa vào làm chế phẩm sinh học, tuân theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn. Những vi sinh vật này không gây hại cho thực vật, cây trồng nhưng lại là “địch thủ” của các loại sâu bệnh.

Khám phá ngay: Phân biệt thuốc trừ sâu sinh học với hóa học

Danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến trên thị trường

Danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc

Thuốc trừ sâu chế biến từ cây neem/cây xoan chịu hạn [Azadirachta indica A. Juss] là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất 2021. Thuốc có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh bằng cách xua đuổi, khiến sâu hại chán ăn, làm giảm khả năng sinh sản của sâu bọ.

>>> Khám phá: Bệnh đạo ôn trên lúa | Phương pháp và cách phòng trừ bệnh

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi khuẩn

Thuốc trừ sâu vi sinh Bt [Bacillus thuringiensis var.] luôn được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay. Loại chế phẩm này có nguồn gốc từ vi khuẩn, vô cùng hữu hiệu đối với việc tiêu diệt sâu cuốn lá, sâu đo, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp, sâu xám, sâu hại bông,...

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ pheromone và hoRmone – pheromone

Ứng dụng pheromone để diệt trừ côn trùng gây hại cho cây ăn quả

Đây là nhóm chế phẩm sinh học có khả năng diệt trừ chuyên biệt đối với từng loại sâu hại nên rất an toàn với cây trồng, sinh vật có ích và môi trường. Ở Việt Nam, việc ứng dụng pheromone đang được tập trung nghiên cứu và phát triển để diệt trừ một số côn trùng gây hại cho rau ăn lá như: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang,… và côn trùng gây hại cho cây ăn quả như: ruồi đục quả, sâu đục vỏ cam/quýt,…

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ nấm

Chế phẩm từ nấm được liệt kê trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến nhất hiện nay. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ nấm chứa hoạt chất Abamectin và Emamectin benzoate, giúp diệt trừ nhện, sâu tơ, sâu vẽ bùa, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn. Các thuốc chứa hoạt chất Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces chuyên trị các bệnh khô vằn trên lúa, bệnh chết rạp cây con trên cà chua/khoai tây/thuốc lá/bông vải, bệnh nấm hồng trên cao su,...

>>> Khám phá thêm: Các phương pháp phun thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus

Trong danh sách tên các loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất, thật thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm sản phẩm chiết xuất từ Nucleo Polyhedrosis Virus [NPV]. Loại chế phẩm này có nguồn gốc từ loại virus chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng, rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, ngô, đậu, hành, nho,…

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ tuyến trùng

Chế phẩm trừ sâu từ tuyến trùng gây bệnh cho côn trùng được đánh giá là có triển vọng và hiệu quả cao. Tuyến trùng Entomopathogenic nematodes - EPN [nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng] có khả năng diệt sâu nhanh; phổ diệt sâu rộng; không gây kháng thuốc ở sâu; an toàn cho người, động vật.

Ưu điểm vượt trội của thuốc trừ sâu sinh học trong nền nông nghiệp mới

Tác dụng chậm nhưng lâu bền, không tác dụng phụ

Mặc dù thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng chậm nhưng lại có hiệu quả kéo dài. Đây cũng là ưu điểm và nhược điểm của biện pháp sinh học. Thuốc trừ sâu sinh học có thể tiêu diệt côn trùng, sâu bệnh một cách tự nhiên mà vẫn bảo tồn được tính cân bằng sinh thái. Tiêu diệt sâu bọ nhưng không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi.

Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh, thuốc trừ sâu hóa học có tác dụng nhanh, mạnh nhưng không lâu bền, ảnh hưởng đến môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Chúng tiêu diệt sâu bệnh nhưng cũng làm chết các vi sinh vật, yếu tố có lợi cho cây.

Tối ưu hóa sức mạnh của thuốc trừ sâu sinh học với máy bay nông nghiệp

Ứng dụng máy bay nông nghiệp giúp tối ưu hóa sức mạnh của thuốc trừ sâu sinh học

Hiện nay, thuốc trừ sâu sinh học có thêm một phương tiện phun hữu hiệu, giúp tối ưu hóa hiệu quả đó chính là ứng dụng máy bay không người lái P-Globalcheck trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả nhất khi phun vào thời kỳ sâu bệnh mới phát triển. Vì thế, việc tận dụng tối ưu lợi thế thời gian là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi sâu bệnh trên cây trồng. Một máy bay phun thuốc trừ sâu hoạt động sẽ có năng suất làm việc tương đương với 40 - 50 nhân công phun mặt đất, thời gian phun được rút ngắn, yếu tố thời gian được tận dụng triệt để và đạt hiệu quả tối đa.

Video nói về thuốc trừ sâu sinh học của BASF - công ty chuyên nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp:

Như vậy, thuốc trừ sâu sinh học, các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong canh tác và phát triển nông nghiệp xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học, sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ máy bay không người lái, chắc chắn lĩnh vực nông nghiệp sẽ có những bước tiến nhanh và bền vững.

Trên đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc và tên các loại thuốc trừ sâu sinh học. Quý khách có nhu cầu mua máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuê dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!

Video liên quan

Chủ Đề