Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ

Cách sử dụng và bảo quản bếp điện từ đúng cách 

Bếp từ là thiết bị không thể thiếu trong nhà bếp của gia đình hiện đại. Bởi sự gọn gàng, thẩm mỹ, sạch sẽ, an toàn và đa năng đã khiến nhiều chị em nội trợ tin dùng và chọn mua sản phẩm độc đáo này. Bếp từ được hoạt động dựa trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ nên bếp không bị lan mùi khói, an toàn và ngăn ngừa cháy nổ.


Sử dụng và bảo quản bếp từ đúng cách như thế nào?

Tuy thao tác dùng khá đơn giản nhưng không phải người nội trợ nào cũng có đủ những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng bếp từ đúng cách và bền lâu. KAFF Viet Nam xin được gợi ý những cách sử dụng bếp từ tiết kiệm và hiệu quả nhất.

1. Nguồn cắm điện

– Các nhà cung cấp luôn khuyên người tiêu dùng nên sử dụng những phích cắm, ổ cắm riêng, chắc chắn phải chịu được tải của công suất bếp từ [ đa số ở mức 1800 – 2000W] với tiết diện 0.75mm2

– Đảm bảo dây cắm phải chịu được công suất của bếp từ thì mới thật sực an toàn khi sử dụng.

– Tuyệt đối nên không sử dụng những nguồn điện không ổn định, dễ bị chập cháy gây hư hại những thiết bị điện bên trong. Luôn đảm bảo nguồn điện hoạt động bình thường nếu gia đình không phải sử dụng qua một bộ đổi nguồn [thiết bị ổn áp].

2. Lúc hoạt động

– Không đặt nồi lên bếp khi chưa có gì bên trong bởi bếp làm nóng rất nhanh, dễ gây hư hại nồi và các thiết bị bếp.


Chỉ nên đặt nồi có chứa thức ăn khi đặt lên bếp từ

– Trên mặt bếp, người nội trợ không nên  đặt dao, đĩa, bát sứ, nắp lọ hoặc vung nồi bằng kim loại bởi chúng dẫn nhiệt và nóng lên rất nhanh, gây nguy hiểm khó lường.

– Tuyệt nhiên không sờ tay vào bề mặt bếp trong khi nấu ăn hoặc sau khi nấu vì nhiệt từ nồi truyền sang tay sẽ gây bỏng.

– Hạn chế không để vương nước và thức ăn lên bếp bởi nó có thể chảy xuống các khe thông gió và thẩm thấu vào bên trong sẽ khiến các mạch điện từ của bếp bị hư hỏng.

– Nên đặt bếp nơi thoáng giớ nhằm tránh tình huống bếp báo động giả, nguồn điện tự động ngắt vì môi trường xung quanh có nhiệt độ cao hơn.

– Không nên sử dụng bếp từ gần các thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng khác bởi chúng dễ bị nhiễm từ, dẫn đến hư hại hoặc nhiễu sóng đài, tivi, radio trong bán kính 3m.

– Một điều đáng lưu ý đối với những người bị bệnh tim, tuyệt đối không nên đứng gần bếp từ vì hiện tượng nhiễm từ có thể xảy ra và gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe khi sử dụng máy trợ tim.

– Tuyệt đối không đặt bếp than, bếp điện gần bếp từ vì các loại bếp này cũng sẽ làm hư hại đến những thiết bị từ tính bên trong bếp từ.


Không nên để bếp than gần bếp từ để tránh gây nguy hiểm

3. Lúc dừng hoạt động

– Thoải mái lau dọn bếp khi thức ăn bị rơi xuống vì bề mặt bếp được làm bằng sứ hoặc thủy tinh chịu nhiệt.


Vệ sinh bề mặt bếp thường xuyên sau khi mỗi lần sử dụng

– Nên để xa tầm với của trẻ em

– Tuyệt đối không rút phích điện bất ngờ, phải tắt nguồn trên mặt bếp trước tiên. Khi xảy ra sự cố mất điện thì bạn nên phản xạ nhanh tức thì rút dây khỏi phích cắm.

– Nên vệ sinh bếp từ bằng khăn bông mềm và ẩm; không sử dụng hóa chất có hoạt tính tẩy mạnh khi lau chùi trực tiếp. Phía dưới là hệ thống thông gió, vệ sinh đều đặn sẽ đảm bảo cho công suất bếp được tốt nhất trong quá trình sử dụng.

4. Bảo quản đúng cách

– Sau một thời gian khá lâu mới dùng đến bếp thì bếp nên được vệ sinh lau chùi sạch sẽ và đóng gói bảo quản sau khi sử dụng.

– Không đặt bếp từ ở gần bếp than vì nó sẽ làm hư hại các thiết bị từ tính bên trong.

– Mặc dù cách dùng và nguyên lý hoạt động giản đơn nhưng khi gặp tình huống hỏng hóc thì các bạn nên gọi điện nhờ tới trung tâm bảo hành của hãng sản xuất hoặc đem đến các đại lý chĩnh hãng ủy quyền để vấn đề được xử lý ngay. Không được tự  ý tháo mở và sửa chữa bếp khi chưa rõ nguyên nhân.

Cách sử dụng và bảo quản bếp gas âm đúng cách 

Nếu bạn biết sử dụng và bảo quản bếp ga âm kính đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với độ an toàn và tiết kiệm chi phí khi sử dụng bếp ga

Bài viết hướng dẫn bạn sử dụng và bảo quản bếp ga âm kính nói chung và bếp ga nói riêng đúng cách đảm bảo an toàn, tiết kiệm và độ bền khi sử dụng bếp 

- Điều chỉnh ngọn lửa:  Phần giữa luôn có nhiệt độ nóng nhất nên khi nấu cần điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với diện tích nồi tránh lãng phí, không cần phải đun lửa quá to. Khi lửa có màu vàng nghĩa là gas không cháy hết, bạn nên kiểm tra lai cửa gas cho đến khi lửa có màu xanh. 

 - Nên sử dụng các loại nồi, chảo nấu tiết kiệm năng lượng như nồi áp suất, nồi nhôm. Không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong một chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas. Bạn có thể mua lưới tăng nhiệt sẽ tiết kiệm được lượng gas đáng kể.

Trước khi sử dụng nên chuẩn bị sẵn sàng các công việc như rửa rau, vo gạo, thái xong thịt... rồi mới dùng bếp. Số lần vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều.

- Bếp ga âm kính được thiết kế chỉ để nấu. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đừng hong khăn, các loại vải sợi trên bếp.

Không dùng đĩa để đậy ngọn lửa hay đặt bất cứ chất liệu dễ cháy nào như giấy, vải... gần bếp.Đặt bếp trong phòng thông thoáng nhưng tránh gió lùa trực tiếp [tránh mở quạt trong khi nấu].

 

Không sử dụng ống cao su dẫn gas mòn không còn đủ độ đàn hồi thích hợp. Ống cao su cũ thường dễ gây nên rò rỉ gas. Điều này, mỗi khi lắp đặt bình gas mới, cần phải hỏi thợ chuyên nghiệp, xem ống dẫn gas còn dùng được không.

Bảo đảm ống cao su dẫn gas không chạm vào các bộ phận của bếp gas hay bị kẹt bên dưới chúng. Khi đang sử dụng bếp, không được ngủ hoặc đi ra ngoài. Sau khi sử dụng xong, nhớ vặn nút đánh lửa về vị trí OFF và khóa van bình gas. Trước khi đi ngủ hay rời khỏi nhà nên kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng chúng đã được khóa.Khi đang sử dụng, nếu thấy bếp cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp.

- Tránh đụng vào kiềng khi đang sử dụng hay ngay khi vừa sử dụng xong bếp.

Nếu thấy có hiện tượng rò rỉ gas, hãy khóa van bình gas, mở tất cả các cửa sổ và gọi ngay nhân viên kỹ thuật nơi bán hàng để sửa chữa. Nhớ tắt công tắc điện, không bật diêm quẹt hay dùng bất cứ chất liệu dễ bắt lửa nào vì chúng có thể làm gas bắt cháy.

Nếu bếp bị hỏng, hãy báo cho nhân viên kỹ thuật của nơi bán hàng.Luôn bảo đảm rằng hoa sen [họng lửa] được lắp đặt đúng vị trí.

Nếu thấy ngọn lửa cháy không đều, hãy tháo hoa sen và rửa bằng nước sạch. Khi khe thoát lửa bị nghẹt, dùng ghim nhọn hay bàn chải sắt làm sạch.Hong khô hoa sen sau khi rửa chúng rồi lắp lại đúng vị trí. Đánh lửa thử lại để chắc chắn rằng nó hoạt động bình thường.Nếu bộ phận đánh lửa bị bẩn, việc đánh lửa rất khó khăn, do đó nên kiểm tra kỹ bộ phận này khi tháo kiềng bếp ra và nếu nó bị đóng dơ dùng vải khô để lau sạch.

- Nếu bếp của bạn có thiết bị an toàn khi lửa đột ngột tắt, thiết bị an toàn sẽ tự động ngắt nguồn gas không cho gas vào ống dẫn bên trong bếp, tránh các rủi ro gây ra bởi hiện tượng rò rỉ gas. Tuy nhiên thiết bị an toàn không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Phải cẩn thận trong khi dùng

Liên hệ tư vấn 

KAFF VIET NAM – THIẾT BỊ NHÀ BẾP CHÍNH HÃNG
Địa chỉ: 126 Quốc Lộ 13, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: [028] 66 828 826
Điện thoại:  0932 739 439 - 0909 646 008
Email:

Bạn muốn là người sớm nhất nhận khuyến mãi từ Kocher

Đăng ký ngay

Bếp từ được xem là một trong những loại bếp an toàn và dễ sử dụng bởi trong quá trình nấu nướng không tỏa khói, hạn chế cháy nổ, dễ dàng vệ sinh và có nhiều chức năng hữu ích, tuy nhiên để sử dụng bếp từ một cách đúng đắn và tiết kiệm điện năng nhất, Dudoff London sẽ cùng bạn điểm qua những thông tin hữu ích sau:

I/ Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ trường để sản sinh nhiệt và làm chín thức ăn. Khi đặt các loại xoong nồi được làm bằng vật liệu kim loại [ thành phần có chứa phần tử sắt – chất nhiễm từ ] trong vùng từ trường sẽ nóng lên và nấu chín thức ăn.

Nguyên lý hoạt động

II/ Lưu ý trong lắp đặt bếp:

Bạn cần đặt bếp ở những nơi bằng phẳng. Không đặt bếp gần những nơi có nhiệt độ quá cao hay khu vực chịu ánh nắng trực tiếp,… Không lót thảm hoặc vải dưới bếp từ nhằm tránh việc ngăn cản bếp thoát khí có thể làm ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Bạn có thể đặt 1 tờ giấy cứng bên dưới bếp nếu muốn. Và cũng tuyệt đối không được đặt bếp lên mặt nhôm hoặc mặt kim loại để sử dụng, để tránh đáy bếp bị cháy

Bạn cũng nên lưu ý cách lắp đặt bếp điện từ cho căn bếp

III/ Hướng dẫn cách bảo quản bếp:

1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bếp

Bên cạnh việc đảm bảo bạn biết sử dụng hết tất cả tính năng của bếp, việc đọc hiểu hết tất cả hướng dẫn sử dụng sản phẩm sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Không nên điều chỉnh nhiệt độ quá cao khi nấu

Việc gia tăng nhiệt độ quá cao trong quá trình nấu chắc chắn sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng điện hơn. Khác với bếp gas, bếp từ tiếp nhận từ trường trực tiếp tạo ra nhiệt làm nóng đáy nồi nên nếu bạn sử dụng mức nhiệt quá lớn sẽ dễ làm khét đáy nồi khi thức ăn còn chưa cho vào.

Không nên chỉnh nhiệt độ quá cao

Để có thể bảo đảm không bị trường hợp trên, bạn nên để mức nhiệt lượng nhỏ rồi từ từ gia tăng mức nhiệt phù hợp với từng món ăn.

Ngoài ra, không để nồi không có thức ăn bên trong trên bếp đang hoạt động. Đối với những bếp nhập khẩu, cao cấp tích hợp thêm tiện ích cảnh báo bạn sẽ biết được và tắt bếp hoặc cho ngay thức ăn vào, nhưng với những bếp thông thường rất có thể làm nồi bị cháy hoặc biến dạng.

Một lưu ý khác là không nên đặt bếp điện từ gần những nơi có lửa hoặc nhiệt độ cao, chịu ánh nắng trực tiếp, các thiết bị điện từ và thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ làm hư hỏng thì nên đặt xa bếp trong phạm vi ngoài 3m. Hạn chế tối đa sự va đập lên trên bề mặt bếp, nếu bạn phát hiện trên mặt bếp xuất hiện vết xước hoặc nứt, vỡ, phải lập tức tắt nguồn và đưa tới cửa hàng để sửa chữa

3. Sử dụng đúng loại nồi, chảo chuyên dụng

Bếp từ chỉ hoạt động khi bạn đặt đúng loại nồi chảo có đáy làm bằng chất liệu nhiễm từ, do đó khi sử dụng bếp từ các loại nồi như sứ, thủy tinh, nhôm, nồi đất…đều không dùng được.

Lựa chọn nồi cho phù hợp

Thông thường chất liệu thích hợp nhất để dùng cho các loại nồi chảo dùng cho bếp là: Thép, Sắt tráng men, Inox…bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý đến việc sử dụng các loại nồi chảo có đáy phẳng để quá trình sinh nhiệt được diễn ra tốt nhất.

Với một số vùng nấu có yêu cầu tối thiểu kích thước của nồi, chảo do đó bạn cũng cần lưu tâm để chọn đúng kích thước nồi cho từng vùng nấu.

4. Dụng cụ nấu nướng an toàn

Khi sử dụng bếp từ, bạn nên dùng các loại dụng cụ nấu nướng bằng gỗ hoặc những vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao. Tránh trường hợp dùng các đồ dùng bằng nhựa vì với mức nhiệt cao sẽ dễ gây nóng chảy dụng cụ nấu nướng đó.

5. Quá trình nấu nướng

Khi đang trong quá trình nấu nướng hãy lưu ý rằng những đồ dùng như chén bát, nắp lọ và các loại dao, kéo…không được đặt lên mặt bếp để tránh gây trầy xước bề mặt bếp cũng như gây nguy hiểm. Đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc bếp.

6. Tiết kiệm năng lượng cho bếp

Khi nấu thức ăn gần xong, bạn nên tắt bếp trước khoảng 1 phút, hơi nóng còn lại sẽ đủ để giúp cho thức ăn chín tới. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được đối với các món hầm và xào, không áp dụng với các món chiên.

7. Vệ sinh bếp thường xuyên

Chú ý sau khi nấu nướng hãy đợi bếp nguội bớt rồi tiến hành vệ sinh bề mặt bếp, dùng khăn mềm ẩm để lau chùi [nhớ kĩ tắt nguồn điện khi vệ sinh]. Thường xuyên diệt côn trùng để tránh trường hợp chúng làm hỏng các mạch điện.

Lưu ý Bạn nên tắt nguồn và để bếp nguội trước khi vệ sinh

8. Một số lưu ý khác

– Trong quá trình nấu nướng, không được xê dịch bếp để đảm bảo an toàn.

– Hạn chế cho thức ăn, nước rơi vãi hay sôi trào chất lỏng trên mặt bếp.

– Khi không sử dụng bếp nữa, cần rút nguồn điện ra ngay. Sau đó dùng khăn sạch để lau bề mặt bếp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

– Khi bếp đang hoạt động, cần để các vật có từ tính như thẻ tín dụng, khoá từ, đĩa mềm, máy tính v.v… cách xa bếp.

– Không sử dụng bất kỳ lá nhôm hay đặt bất kỳ loại thực phẩm nào được bao phủ trong lá nhôm đặt trên bếp.

– Không đặt bất cứ đồ dùng kim loại như dao, dĩa, thìa và nắp nồi trên bề mặt bếp từ, vì mặt bếp đang nóng nên sẽ dẫn nhiệt lên các vật dụng này, khi bạn lỡ tay chạm vào sẽ khiến bạn bị bỏng.

9. Mua bếp từ nhập chính hãng

Một việc khá quan trọng nữa để có thể sử dụng bếp điện từ một cách an toàn nhất là bạn phải chắc chắn rằng sản phẩm bếp mà mình đang dùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là một sản phẩm chính hãng hoặc nhập khẩu chính hãng. Để có thể dễ dàng chọn lựa, bạn nên tìm hiểu mua bếp ở các thương hiệu uy tín hoặc đại lý phân phối lớn.

Dudoff London hiện đang có Showroom trưng bày tại TP HCM cũng như hệ thống đại lý bếp nhập khẩu trên cả nước. Bạn có thể tham khảo địa chỉ của các đại lý để tìm mua sản phẩm bếp điện từ phù hợp tại đây.

IV/ Cách dùng bếp từ

Bước 1: Đặt xoong nồi dùng để nấu thức ăn ngay giữa mặt kính bếp.

Lưu ý: Bạn cần lau sạch, khô ráo bên ngoài xoong nồi trước khi đặt lên bếp

Bước 2: Khởi động nguồn, bạn sẽ nghe tiếng “bíp”, đây là tín hiệu thông báo bếp đã ở trạng thái sẵn sàng

Bước 3: Chọn vùng nấu nếu bếp điện từ loại cảm ứng nhiều vùng nấu.

Bước 4: Tiếp theo bạn chọn nhiệt độ nấu nướng. Tùy vào mỗi món ăn mà điều chỉnh mức nhiệt cho phù hợp.

Bước 5: Một số bếp có chức năng hẹn giờ nấu hoặc chức năng nấu nhanh, nấu hâm. Nếu nhu cầu của bạn là những món hâm hoặc món ninh nhừ, hãy chọn các chức năng này.

Bước 6: Sau khi nấu nướng xong, bạn nhấn nút ON/OFF để tắt máy, lúc này bếp sẽ ngừng hoạt động. Bạn cần chờ cho cánh quạt tản mát của bếp ngừng hẳn [khoảng tầm 3-5 phút] rồi hãy rút dây nguồn điện ra.

 Theo Dudoff.vn

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

  • [Series Bếp Từ 4] – Cách vệ sinh bếp từ âm sạch bóng như mới

Video liên quan

Chủ Đề