Hướng dẫn chấm điểm môn ngữ văn học kỳ 9

[Thanhuytphcm.vn] - Sáng 10/7, Bộ GD-ĐT đã công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1.

Đáp án các môn thi được công bố theo tiến độ chấm thi. Môn Văn là môn thi tự luận duy nhất trong số các môn thi, do giáo viên chấm, nên có đáp án sớm nhất. Các môn còn lại thi trắc nghiệm đều chấm bằng máy.

Công tác chấm thi đã được các địa phương khởi động từ ngày 9/7. Công tác chấm thi được thực hiện theo quy chế gồm: chấm bài thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm. Phần chấm thi tự luận sẽ thực hiện theo nguyên tắc: một bài thi phải được 2 giám khảo ở 2 tổ khác nhau chấm độc lập, nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Việc chấm thi sẽ thực hiện theo quy trình hai vòng độc lập.

Cụ thể, bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước; sau đó trả về cho tổ thư ký để tổ này chuyển tiếp bài thi đó cho giám khảo 2. Giám khảo 2 chấm xong sẽ lại trả lại bài về tổ thư ký. Có đủ điểm của 2 giám khảo, một bộ phận sẽ thực hiện việc thống nhất điểm. Trường hợp điểm được chấm bởi 2 giám khảo có độ chênh lớn mà 2 giám khảo không thống nhất được, phải có thống nhất của người thứ 3. Trong quy chế đã quy định rất rõ cách xử lý với những tình huống tương tự. Cũng theo quy chế, mỗi hội đồng thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận. Khi chấm kiểm tra, nếu thấy có sự chênh lệch phải điều chỉnh; nếu phát hiện chấm sai sẽ kịp thời uốn nắn. Cán bộ chấm kiểm tra có thể kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban chấm tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc.

Bộ GD-ĐT khẳng định, với quy định như vậy, nếu giám khảo làm việc nghiêm túc, chặt chẽ sẽ khó xảy ra gian lận và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, còn có hoạt động chấm phúc khảo và chấm thẩm định với những quy định cụ thể đã được nêu rõ trong quy chế. Bộ cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn ban Ban chấm thi tự luận [ít nhất 10 bài] để thống nhất nhận thức, biểu điểm và nhận định tình hình.

Theo quy định, hội đồng có dưới 30.000 thí sinh phải chấm chung. Theo đó, trong điều kiện dịch Covid-19 sẽ có một số nơi gặp khó khăn. Tuy nhiên, các tổ chấm thi có thể họp trực tuyến. Qua đó, vừa thực hiện giãn cách, vừa có thể thực hiện việc chấm chung; từ đó thống nhất nhận thức, rồi triển khai thực hiện. Còn với những hội đồng trên 30.000 bài thi, có thể chia về các tổ chấm. Việc này các tỉnh sẽ quyết định.

Còn với bài thi trắc nghiệm, quy trình chấm bài thi trắc nghiệm được thể hiện rất rõ trong quy chế. Quy trình đưa ra 4 đĩa CD rất chặt chẽ. Đầu tiên là quét ảnh bài thi, đưa ra một đĩa CD, gọi là CD0. Theo đó, một CD0 gửi cho Chủ tịch Hội đồng, một gửi về Bộ GD-ĐT và Ban chấm thi giữ một bản. Có CD0 rồi sẽ chuyển thành định dạng chấm là CD1... Từ CD0 sang CD1 có mật khẩu. Mật khẩu đó phải được Chủ tịch Hội đồng [Giám đốc Sở GD-ĐT] nắm giữ, khi làm hết thao tác quy trình bước 1, Giám đốc Sở mới cho mật khẩu chuyển sang bước 2; sau đó đến bước 3, bước 4, tất cả đều có mật khẩu riêng. Việc lùi quy trình [ví dụ đang ở quy trình 3, sang quy trình 1,2] sẽ không làm được. Việc này chỉ thực hiện được khi báo cáo với Bộ GD-ĐT và phải được sự thống nhất chỉ đạo. Khi đó, mới có thể xem ngược lại quy trình. Các dữ liệu được quản lý chặt chẽ.

Quy chế cũng nêu rõ, việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm phải được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy trình các bước theo quy định. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài thi trắc nghiệm phải được Ban chấm thi trắc nghiệm lập biên bản ghi nhận, mô tả sự việc và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để có quyết định xử lý kịp thời, phù hợp.

Kết quả thi đợt 1 sẽ được công bố ngày 26/7.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 là 981.773 em, đạt tỷ lệ 96,13% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 23.569, chiếm tỷ lệ 2,31%; số thí sinh này sẽ dự thi đợt 2.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

[ Tuổi Thơ im lặng - Duy Khánh]

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Tải đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2023-2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo: tại đây

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo? Tải bộ đề ở đâu? [Hình từ Internet]

Điểm thi cuối học kì 1 của học sinh lớp 9 năm học 2023-2024 được tính hệ số mấy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT [được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT] quy định như sau:

Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá
1. Các loại kiểm tra, đánh giá
a] Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b] Kiểm tra, đánh giá định kì:
- Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính], bài thực hành, dự án học tập.
+ Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.
2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì
a] Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên [viết tắt là ĐĐGtx]: tính hệ số 1;
b] Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì [viết tắt là ĐĐGgk]: tính hệ số 2;
c] Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì [viết tắt là ĐĐGck]: tính hệ số 3.".

Theo như quy định trên, điểm kiểm tra cuối kì 1 của học sinh lớp 9 sẽ được tính hệ số 3

Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như thế nào? Lớp 9 có bao nhiêu tuần thực học?

Căn cứ theo quy định tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng thời tại Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
a] Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học [học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần].
b] Đối với giáo dục thường xuyên [thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông].
- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học [mỗi học kỳ có 16 tuần].
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học [học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần].
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Theo đó, đối với lớp 9 chương trình giáo dục thường xuyên sẽ có 32 tuần thực học [mỗi học kỳ có 16 tuần].

Đối với lớp 9 chương trình giáo dục phổ thông sẽ có 35 tuần thực học [học kỳ I 18 tuần thực học, học kỳ II 17 tuần thực học.]

Chủ Đề