Hướng dẫn 09 khai lý lịch đảng viên

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC Văn phòng Ban cán sự đảng Địa chỉ: Số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 08043449 Email: [email protected]

  • Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này. ương ban hành Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW Hướng dẫn Nghiệp vụ công tác Đảng viên (thay cho Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/6/2017). Về việc khai lý lịch của người xin vào Đảng theo mục 1.4 Hướng dẫn Hướng dẫn số12-HD/BTCTW, cơ bản kế thừa nội dung còn phù hợp của Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, trong đó có bổ sung, sửa đổi một số nội dung mới về khai và xác minh lý lịch người xin vào Đảng (những nội dung sửa đổi, mới bổ sung được thể hiện bằng chữ đậm, in nghiêng), cụ thể như sau:

1. Về yêu cầu khi khai Lý lịch Người xin vào Đảng (mục 1.4.1): Hướng dẫn 09-HD/BTCTW: Người vào Đảng phải tự khai lý lịch của người xin vào Đảng, không nhờ người khác viết hộ; khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa; không viết cách dòng. Hướng dẫn 12-HD/BTCTW lược bỏ bớt nội dung và diễn đạt lại là: Người vào Đảng phải tự khai lý lịch trung thực, đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa; không viết cách dòng.

2. Về khai quê quán (điểm 07 mục 1.4.2): Hướng dẫn 09-HD/BTCTW hướng dẫn khai Quê quán: “Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay);....” Tuy nhiên thực tế khi khai quê quán theo giấy khai sinh có những trường hợp giấy khai sinh không ghi quê quán, để trống, hoặc không đầy đủ nội dung xã, huyện, tỉnh như yêu cầu nên Hướng dẫn 12-HD/BTCTW đã bỏ nội dung “Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh” và diễn đạt lại là: “Quê quán: Ghi theo quê quán trong giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); ....”

3. Về khai hoàn cảnh gia đình (điểm 22 mục 1.4.2): Ở mục này, các nội dung về khai hoàn cảnh gia đình cơ bản giữ nguyên như Hướng dẫn 09-HD/BTCTW, đồng thời, Hướng dẫn mới đã bổ sung một số nội dung (in nghiêng, đậm), cụ thể như sau:

- Đối với ông, bà, nội ngoại của bản thân, của vợ (hoặc chồng): Ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, nơi cư trú, nghề nghiệp, lịch sử chính trị của từng người “theo Quy định của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về bảo vệ chính trị nội bộ.”

- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ); cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng); vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, thành phần giai cấp, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ và chính trị hiện nay theo Quy định của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về bảo vệ chính trị nội bộ; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con bao gồm con đẻ, con nuôi có đăng ký hợp pháp: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh tế, việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của từng người.

4. Thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng (mục 1.5): Các nội dung quy định về thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng thực hiện theo mục 3.4 Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư. Tuy nhiên, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW bổ sung, làm rõ thêm phương pháp thẩm tra, xác minh trong trường hợp người xin vào Đảng có người thân (gồm có cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng) là đảng viên hoặc không có người thân là đảng viên. Cụ thể như sau:

“- Nếu người vào Đảng có người thân (mục 22) là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

- Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú”.

Trên đây là một số điểm mới trong việc khai và xác minh lý lịch của người xin vào Đảng, các tổ chức đảng hướng dẫn cho quần chúng khai và xác minh lý lịch người xin vào Đảng cần lưu ý những nội dung nêu trên, đảm bảo theo đúng quy định của Đảng.