Hồng hà nữ sĩ là ai

Nữ tiểu thuyết gia người Mỹ, 51 tuổi, đang sở hữu số tài sản trị giá 60,2 tỉ USD đồng thời cũng là người phụ nữ...

Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc [nay thuộc tỉnh Hưng Yên].

Theo Đoàn thị thực lục, bà nguyên họ Lê, tổ phụ là Lê Công Nẫm, võ quan triều Lê. Đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi mới đổi thành họ Đoàn. Việc đổi họ này được cho là do ông Doãn Nghi muốn làm quan văn mà nhà họ Lê toàn quan võ.

Đoàn Thị Điểm là con thứ của ông Đoàn Doãn Nghi. Theo sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà Điểm "dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ". Bà theo cha và anh trai trau dồi nghiên bút nên sớm nổi danh tài sắc hơn người.

Năm 1720, khi 16 tuổi, bà Đoàn Thị Điểm được Thượng thư Lê Anh Tuấn đưa về làm con nuôi. Thấy bà thông minh, ông định tiến vào cung phủ của chúa Trịnh, nhưng bà không chịu, liền trở về cùng anh theo cha tới trường dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An [nay thuộc TP Hải Phòng].

Năm bà 25 tuổi, cha mất, bà cùng gia đình dời đến làng Vô Ngại, huyện Đường Hào [nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên]. Anh mất năm 1735, Đoàn Thị Điểm phải vừa làm nghề bốc thuốc do anh trai truyền dạy, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ, giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.

Mặc dù từng từ chối khi được tiến vào cung phủ của chúa Trịnh, bà Đoàn Thị Điểm cũng có thời gian vào cung làm giáo thụ, dạy học cho cung phi. Sau đó, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức rồi về ngụ ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc [nay là Thường Tín] và tiếp tục bốc thuốc.

Bà Đoàn Thị Điểm tài sắc vẹn toàn nên có rất nhiều người đến cầu hôn, trong đó có cả người quyền quý, như hai người từng đỗ tiến sĩ là Nhữ Đình Toản và Nguyễn Công Thái. Tuy nhiên, bà đều từ chối.

Ở tuổi 37, khi không còn nghĩ đến hôn nhân, muốn ở vậy suốt đời, bà khiến nhiều người bất ngờ vì quyết định lấy Nguyễn Kiều, tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Lý do khiến bà nhận lời phần vì thương xót hoàn cảnh Nguyễn Kiều, phần vì mẹ bà nhận lời và nhiều học trò tán thành cuộc hôn nhân này.

Lấy Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm đã có những ngày hạnh phúc, vợ chồng tâm đầu ý hợp, thường xuyên xướng họa với nhau. Tuy nhiên, cưới chưa tròn tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm.

Phải chịu cảnh ly biệt, bà Đoàn Thị Điểm buồn rầu thương nhớ chồng nơi đất khách. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thời gian xa chồng, bà đã dịch tập thơ chữ Hán Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn sang chữ quốc âm.

Câu 4: "Truyền kỳ tân phả" là tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Thị Điểm, được viết bằng chữ gì?

a. Chữ Nôm

b. Chữ Hán

Lê Nam

Câu 1: Biệt hiệu Hồng hà nữ sĩ là của ai?

a. Bà Huyện Thanh Quan

b. Đoàn Thị Điểm

c. Hồ Xuân Hương

Dương Tâm

Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - Nữ sĩ tài hoa bạc mệnh

Thế kỷ thứ XVIII là thời kỳ lên ngôi của nữ giới trong văn đàn chữ Hán lẫn chữ Nôm. Nữ giới trở thành những nhân vật chính trong nhiều tác phẩm, tỉ như Đoàn Thị Điểm – người đã đề cao vai trò nữ giới trong “Truyền Kỳ Tân Phả” và chính bà cũng là người đã thổi tâm hồn, tâm trạng mình vào dịch phẩm “Chinh Phụ Ngâm”.

Đoàn Thị Điểm, hiệu Hồng Hà, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc [nay thuộc tỉnh Hưng Yên]. Nguyên tổ của bà mang họ Lê, đến đời thân phụ của bà là Lê Doãn Nghi mới đổi ra họ Đoàn.

Bạn đang xem: Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - Nữ sĩ tài hoa bạc mệnh

Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. [Ảnh minh họa]

Đoàn Doãn Nghi [1678-1729] đậu Hương Cống có ra làm quan, nhận chức Điển bạ, hàm tòng Bát phẩm nhưng chỉ một thời gian ngắn đã xin từ quan về nhà làm nghề bốc thuốc và dạy học. Ông lấy một thiếu phụ họ Vũ nổi tiếng xinh đẹp và thông minh, con gái một viên quan võ về làm kế thất, sinh ra hai người con là Đoàn Doãn Luân và Đoàn Thị Điểm. Chính Vũ thị là người đã có những đóng góp rất lớn cho hai con trên bước đường học vấn ban đầu, nhất là về phương diện nữ công gia chánh đối với Đoàn Thị Điểm.

Ngay từ thuở nhỏ, Đoàn Thị Điểm đã tỏ ra có tài ứng đối mẫn tiệp. Giai thoại kể rằng, một hôm Đoàn Doãn Luân ra câu đối lấy từ Bắc sử [tức sử của Trung Quốc] để thử tài học của em:

“Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi” [Rắn trắng cản đường, ông Quý tuốt gươm mà chém – Quý tức Lưu Quý, tên huý của vua Hán Cao Tổ].

Cô Điểm lấy ngay tích về vua Hạ Vũ cũng nằm trong Bắc sử để đối lại:

“Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết” [Rồng vàng đội thuyền, vua Vũ ngửa mặt mà than].

Tiếng đồn Đoàn Thị Điểm xinh đẹp và tài hoa lọt đến tai Thượng thư Lê Anh Tuấn. Thế nên, năm Đoàn Thị Điểm vừa tròn 16 tuổi đã được quan Thượng thư xin nhận làm con nuôi, đưa về sống trong dinh thự tại phường Bích Câu – một trung tâm văn hóa của giới thượng lưu đất Thăng Long bấy giờ và cũng là nơi trú ngụ của nhiều vị đại thần, tài tử văn nhân triều Lê Trịnh.

Tại tư dinh của nghĩa phụ, bà đã có dịp nghe các bậc trưởng thượng luận bàn chuyện văn chương chữ nghĩa. Cũng tại đây, bà được đọc một số kinh sách trong thư viện của nghĩa phụ, nhờ vậy mà kiến thức ngày càng quảng bác và danh tiếng tài nữ cũng được nhiều người biết đến.

Lê Anh Tuấn đem ý định tiến cử Đoàn Thị Điểm vào phủ chúa Trịnh để dạy cho các cung phi, tuy nhiên bà từ chối rồi sau đó xin về lại với cha mẹ.

Năm 1729, cha mất, bà Điểm sống với mẹ và anh chị tại làng Vô Ngại, huyện Đường Hào, Hải Dương [nay thuộc tỉnh Hưng Yên]. Tại đây, Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học, bà tham gia dạy học với anh đồng thời viết tập truyện Truyền Kỳ Tân Phả [còn gọi là Tục Truyền Kỳ].

Truyền Kỳ Tân Phả - Tác phẩm nổi tiếng của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

Năm 1735, Đoàn Doãn Luân từ trần, bà mất đi một người đồng điệu trong cõi văn chương. Không còn ai cùng xướng họa thi ca, dù cho bà có viết thêm truyện cũng chẳng có anh trai thưởng thức rồi phẩm bình. Đã vậy trách nhiệm trở nên nặng hơn, mẹ già, chị dâu tật nguyền và hai cháu đều trông cả vào cô Điểm. Bà từ chối nhiều đám cầu hôn, đưa mẹ với chị dâu và hai cháu về Sài Trang hành nghề bốc thuốc làm kế sinh nhai, được nhiều thân chủ tin tưởng mến mộ.

Để tránh bớt những cuộc nài ép hôn nhân không ưng ý, không như lần trước ở nhà quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, lần này bà chịu nhận dạy cho một bà phi của chúa Trịnh Giang. Tại đây bà đã biết được nhiều chuyện thâm cung bí sử, chứng kiến nhiều cuộc thanh trừng khốc liệt, trong đó có cả nghĩa phụ của bà là Thượng thư Lê Anh Tuấn bị Trịnh Giang buộc phải tự vẫn bằng thuốc độc.

Năm 1739, nhân trong nước xảy ra nhiều biến loạn, bà Điểm xin về quê lo việc gia đình. Bà đưa cả gia đình về Chương Dương vùng ngoại ô Thăng Long mở trường dạy học và được xem là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đứng ra mở trường dưới thời Nho giáo còn ngự trị học đường.

Năm 1743, ở tuổi 39, bà nhận lời cầu hôn về làm kế thất cho Tả thị lang Nguyễn Kiều. Nguyễn Kiều, hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá [gần Hồ Tây] thuộc kinh thành Thăng Long. Năm 21 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, nổi tiếng là một danh sĩ tài hoa.

Cuộc hôn nhân của tiến sĩ Nguyễn Kiều với Đoàn Thị Điểm có thể nói là một cuộc hôn nhân kỳ diệu và có tiếng tăm vang dội cả kinh thành Thăng Long. Lúc đó, Đoàn Thị Điểm với biệt danh Hồng Hà nữ sĩ, nổi tiếng là thông minh tài sắc nhưng không có chàng trai nào có thể “lọt vào mắt xanh”, thế nên đến gần 40 mà vẫn chưa lấy chồng. Không hiểu lý do gì mà người con gái ấy lại nhận lời làm kế thất cho một người đàn ông từng có 2 đời vợ, lại nuôi một bầy con thơ.

Như ta đã biết, có nhiều người cầu hôn nhưng Đoàn Thị Điểm vẫn một mực từ chối. Đến khi Tiến sĩ Tả thị lang Nguyễn Kiều của đất đế đô xin cầu hôn đã làm bà suy nghĩ. Nguyễn Kiều là một danh sĩ tài hoa nức tiếng đương thời. Lần cầu hôn thứ nhất bà từ chối. Nguyễn Kiều vẫn không bỏ cuộc. Một lần nữa trong thư cầu hôn ông đã nêu lên hoàn cảnh gia đình neo đơn, trong lúc phải phụng mệnh triều đình làm chánh sứ sang nhà Thanh… thêm vào đó mẹ già của bà và người chị dâu cũng khẩn khoản mong bà được yên bề gia thất… do đó bà mới chịu kết hôn với Nguyễn Kiều.

Đoàn Thị Điểm kết hôn với Tả thị lang Nguyễn Kiều - Một danh sĩ tài hoa. [Ảnh minh họa]

Nguyễn Kiều chắc chắn là người phấn khởi nhất, vì cả thế gian này không ai lọt được vào mắt xanh của Hồng Hà nữ sĩ, thì nay ông có thể là người hạnh phúc nhất đời. Ông đã có thơ:

“Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian

Cả cuộc đời ta được phúc ban

Ai bảo khát khao tiên nữ nữa

Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn”.

Cuộc hôn nhân muộn màng dường như khiến đôi vai của nữ sĩ tài hoa thêm trĩu nặng. Một thân bà vừa nuôi mẹ già, chị goá, cháu nhỏ lại phải đèo bòng thêm đám con của chồng. Chung sống hơn một tháng, Nguyễn Kiều phải cầm đầu sứ bộ lên đường sang nhà Thanh. Trong thời gian ở nhà một mình, bà nhận được tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Hương cống Đặng Trần Côn, người cùng thời với bà.

Đây là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo thể cổ nhạc phủ, nói lên tâm tình của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến ngoài biên ải. Tình cảnh của nàng chinh phụ trong tác phẩm của Đặng Trần Côn có nhiều điểm tương đồng với tình cảnh Thị Điểm lúc này. Nỗi buồn rầu và nhớ nhung của người chinh phụ cũng là nỗi buồn rầu nhớ nhung của Đoàn Thị Điểm. Chính vậy mà bà đã dồn hết tâm huyết để hoàn thành bản dịch Chinh Phụ Ngâm.

Năm 1746, sau ba năm đằng đẵng chờ chồng, Đoàn Thị Điểm lại khăn gói theo chồng đi nhậm chức tại Nghệ An. Ở đây, bà đã sinh bệnh nặng và qua đời năm 1748, dương thọ 44 tuổi. Tuy lấy chồng muộn và chỉ là kế thất, nhưng với Nguyễn Kiều, Thị Điểm đã sống những tháng ngày đầy hạnh phúc, hợp với tâm tình và sở thích của bà.

Nỗi đau quặn thắt của Nguyễn Kiều chính là sự ra đi vội vã của người vợ thương yêu ngay vào lúc ông vừa chân ướt chân ráo ở nơi ly sở mới. Có lẽ vừa thương yêu, vừa cảm phục tấm lòng của người vợ này mà Nguyễn Kiều đã có bài văn tế hết lời ca tụng đức hạnh của bà. Sau khi bà Điểm qua đời, Nguyễn Kiều mang hài cốt của bà chuyển về làng Phú Xá ngày nay, lập mộ phần để con cháu thờ tự. Trong khi đó, cả bà cả Hằng và bà thứ Đoan của ông đều đã thất lạc phần mộ cũng như những thông tin liên quan đến năm sinh, năm mất. 

Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 44. Bà đã trải qua một quãng  đời nhiều gian nan hơn hạnh phúc nhưng lại đầy tự lập, can đảm và trách nhiệm với gia đình. Có lẽ trong phút nhắm mắt xuôi tay, Thị Điểm đã phần nào an lòng bởi bà đã sống cả một đời đức hạnh, để lại một sự nghiệp văn chương đáng ca ngợi và trên hết, đời này đã có bên mình được một đấng phu quân hết mực nghĩa tình.

Chuyện Hậu Cung

Video liên quan

Chủ Đề