Hồn bảy phách tán là gì

[HEADER]

Thứ sáu - 29/12/2017 21:57

Theo các chuyên gia về tâm linh, cơ thể con người được chia ra làm thể hồn, thể vía và thể xác. Còn trong dân gian, ta thường hay nói "ba hồn bảy vía". Hồn và Phách [Vía] là hai dạng thần thể cư ngụ trong thân xác con người ta. Khi còn sống Hồn Phách còn, khi chết đi Hồn phiêu du đâu đó? Còn Xác thân và Phách thì tiêu tan.  Dân gian quan niệm, khi sự sống không còn nữa, Hồn Vía của con người sẽ thoát ra ngoài cơ thể tạo thành thể hồn và thể vía. Hai thể này tiếp tục tập hợp lại thành một khối hình tròn có năng lượng và phát sáng. "Khối tròn" này đi theo ánh sáng, tốc độ chỉ trong chớp mắt, tồn tại trong thế giới siêu hình và người ta gọi là Vong Linh [Hương Linh]. Hồn có ba [Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh] và Phách có bảy [Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, và Xú Phế] và người ta cho rằng con người sống được là nhờ "tam hồn thất phách" này điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy. Ba hồn này chính là ba bộ phận tổ hợp thành thần khí của con người. Nếu người ta mất đi một hoặc hai hồn còn có thể sống tuy nhiên nếu mất đi ba hồn thì sẽ chỉ còn là một cái xác vô chi. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất. Thai quang là cái Thần của con người. U tinh quyết định tính của một người, quyết định tương lai họ sẽ yêu ai. Chúng ta thường nói "bị ai đó lấy mất hồn", "hồn phi phách tán"… Đông Y cho rằng, gan tàng hồn, phổi tàng vía [phách]. Con người khi chết Phách sẽ rời khỏi thân thể, vậy Phách từ đâu rời khỏi thân thể? Có một cánh cửa, gọi là phách môn – hậu môn, là nơi nó sẽ rời khỏi thân thể người, vì thế người xưa cấp cứu người sắp chết, việc đầu tiên là họ bịt hậu môn lại!? Vía [Phách] thứ nhất chi phối hô hấp, Vía [Phách] thứ hai chi phối nhịp tim, Vía [Phách] thứ ba chi phối tiêu hóa, Vía [Phách] thứ tư khống chế thủy dịch, Vía [Phách] thứ năm phục hồi chức năng sinh sản, Vía [Phách] thứ sáu quản chế cảm giác nóng lạnh,

Vía [Phách] thứ bảy có chức năng cảnh giác. 

Xem thêm: con người, ba hồn, và phách, người ta, sảng linh, quyết định, vía phách, rời khỏi, thân thể, chi phối, phách,

  • in
  • Xem phản hồi
  • Gửi phản hồi

 

Xưa nay, người ta vẫn thường nói “ba hồn bảy vía” hoặc “ba hồn chín vía” hay “hồn xiêu phách lạc”. Vậy dân gian quan niệm như thế nào về hồn vía?

Sau khi mất, linh hồn con người sẽ tồn tại ở một tầng không gian khác. [Ảnh minh họa]

Nhiều người cho rằng chết là hết, thế nhưng hoàn toàn không phải. Khi bạn mất đi, linh hồn của bạn vẫn tồn tại ở một tầng không gian khác. Theo các chuyên gia về tâm linh, cơ thể con người được chia ra làm thể hồn, thể vía và thể xác. Còn trong dân gian, ta thường hay nói “ba hồn bảy vía”.

Hồn vía [phách] là gì?

Xuất phát từ Đạo gia, khái niệm hồn phách xâm nhập cuộc sống dân gian. Vía chính là Phách theo cách gọi của người Việt.

Đạo gia quan niệm con người ta khi còn sống có thân [xác], trú trong thân xác đó có thần, hồn, phách, ý và trí.
Vụ Thành Tử chú ”Thái Vi Linh Thư” viết :

Tam hồn: Người ta hồn có ba, là: Sảng Linh 爽 靈, Thai Quang 胎 光, và U Tinh 幽 精. Mỗi tháng cứ ngày mồng 3, 13, 23 là hồn lìa thân xác đi chơi, phải biết phép nhiếp hồn.

Thất phách: Phách có bảy, là: Thi Cẩu 尸 苟 Phục Thỉ 伏 矢, Tước Âm 雀 陰, Thôn Tặc 吞 賊, Phi Độc 非 毒, Trừ Uế 除 穢, và Xú Phế 臭 肺. Mỗi tháng các ngày Sóc 朔 [Mồng 1], Vọng 望 [15] Hối 晦 [30], là phách lưu đãng, giao thông với quỉ mị, cần phải biết phép hoàn phách.

Hồn là Dương thần, Phách là âm thần cư trú trong cơ thể con người.

Sách Hoàng đế Nội kinh nói: “Hồn Phách đầy đủ mới thành hình người”.

Tiết Bạch Sinh chú : “Khí và hình thịnh thì hồn phách thịnh; Khí và hồn suy thì Hồn Phách suy. Hồn là sự rạng rỡ của Phách, Phách là gốc gác của hồn. Phách là âm chủ về tiếp nhận và cất trữ, nên Phách có thể ghi nhận sự việc. Hồn thì dương chủ về sử dụng, nên Hồn có động tác và phát huy. Cả hai Hồn và Phách không thể xa lìa nhau. Tinh tụ thì Phách tụ; Khí tụ thì Hồn tụ, tạo thành cơ thể con người. Đến khi tinh kiệt thì Phách giáng, khí tán thì Hồn rong chơi bên ngoài [thân thể] mà không biết nơi nào …”.

Chu Tử nói: “Không có Hồn thì Phách không thể tự tại, khiến người ta đa tư lự. Hồn nóng Phách lạnh, Hồn động Phách tĩnh”. 

Ngoài ra trong Tiên học diệu tú của Lý Lạc Cầu đã cho đến 10 thuyết khác nhau về hồn phách. Tuỳ theo mỗi ngữ cảnh cụ thể mà khái niệm hồn phách khác nhau.
Tóm lại có thể hiểu rằng, Hồn và Phách [Vía] là hai dạng thần thể cư ngụ trong thân xác con người ta. Khi còn sống Hồn Phách còn, khi chết đi Hồn bay lên[ thăng] phiêu du đâu đó. Còn Xác thân và Phách thì tiêu tan. Vì vậy trong dân gian mới có hiện tượng lên đồng gọi hồn, cầu hồn người chết chứ không có gọi phách, cầu phách người chết bao giờ.

Từ khái niệm Hồn có ba [Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh] và Phách có bảy [Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, và Xú Phế] mới nói người ta có ba hồn bảy vía là như vậy.

Một thuyết nữa là theo Chu Tử toàn thư nói : “Hồn thuộc Mộc, Phách thuộc Kim” cho nên nói tam hồn thất phách là vì đó là độ số của Mộc và Kim?

Còn nói Nam có ba hồn và bảy vía do phụ vào thất khiếu, Nữ có ba hồn và chín vía do phụ vào cửu khiếu. Nhưng dò tìm trong các tài liệu về Đạo gia chưa thấy khái niệm như vậy.

Giả thuyết được đặt ra là: Các đạo sĩ phần đa [hầu như toàn bộ] là nam giới, nên họ chỉ khám phá con người nam giới. Còn con người của nữ giới bị bỏ ngỏ.

Theo quan niệm dân gian, khi sự sống không còn nữa, hồn vía của con người sẽ thoát ra ngoài cơ thể tạo thành thể hồn và thể vía. Hai thể này tiếp tục tập hợp lại thành một khối hình tròn có năng lượng và phát sáng. Khối tròn này đi theo suy nghĩ, đi theo ánh sáng, tốc độ chỉ trong chớp mắt. Khối tròn đó tồn tại trong thế giới siêu hình và người ta gọi là vong linh.

Khi thể hồn và thể vía đã xuất hết ra khỏi cơ thể [con người thực sự chết] thì không bao giờ nhập lại cơ thể đó nữa.

Trong những trường hợp đặc biệt, thể hồn và thể vía vẫn quay lại nhập xác để hoàn hồn mà sống lại. Một vài trường hợp khác, thể hồn và thể vía của người khác nhập vào, khi hoàn hồn sống lại thì trở thành con người hoàn toàn khác trước.
 

Sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi cơ thể.


Một số cách gọi hồn vía người mất theo dân gian:

– Ở dân tộc Kinh, mỗi khi có người ốm “thập tử nhất sinh” hoặc bị tai nạn “bất tỉnh nhân sự”, tính mạng bị đe dọa thì người ta thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã bảy, ngã ba mà vừa đi về vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong cho họ đừng “bỏ đi” xuống “suối vàng”.

Hoặc giả, nếu họ có chết thì hồn khỏi bị lạc đường, bơ vơ dễ sa vào bàn tay bọn ma quỷ “vô lại”, làm công cụ để hại người lương thiện. Sự gọi hồn ấy, tùy theo người bị nạn là nam hay nữ mà gọi ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía.

Dân gian có nhiều cách “gọi hồn” với hy vọng mong manh người gặp nạn sẽ sống lại.- Còn một số miền quê Bắc Bộ, với những người bị chết đuối, người thân sẽ dùng sàng, sàng qua sàng lại được gọi là chao vía với mong muốn vía người bị ngã xuống nước trở lại thể xác.

– Đồng bào dân tộc thiểu số cũng có quan niệm về hồn vía như trên, có điều hồn vía được phân biệt thêm là có vía lành, vía dữ. Khi chết, vía lìa khỏi xác và hồn đi sau cùng. Người Tày, Nùng không gọi hồn như người Kinh, người ta tổ chức hát then, cúng tế để gọi hồn người chết về.

Khi người vĩnh biệt trần thế thì thể xác từng phần chết đi, từ việc không còn nhận thức được gì nữa [mất hồn], đến việc tai điếc, mắt mờ, mồm cứng, không còn duy trì nhịp thở bình thường [vía dần tan rã].

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tổng hợp

 

    Hồn: Người xưa chỉ đó là tinh thần có thể rời khỏi nhân thể; Phách: ý chỉ tinh thần phụ thuộc hình thể mà hiển hiện. Đạo gia nói, từ hồn phách là do “tam hồn thất phách” tạo thành, khoa học vẫn chưa có cách nào chứng minh được lời các tông giáo nói rằng hồn phách có thể ly thể hoặc luân hồi, có thể tạo hợp có chính xác hay không.

    Tục dân gian nói: “Người sau khi chết, bảy phách tán đi, ba hồn một về với mộ, một về với thần chủ, một đi âm phủ thụ thẩm, chuyển thế”

Tam hồn

Đạo gia cho rằng con người có ba hồn: Một là thai quang, hai là sảng linh, ba là u tinh, [Theo Vân Cấp Thất Thiêm – quyển 54]. Đan Đỉnh phái xưng là “Nguyên Thần, Dương thần và Âm thần”, ba hồn sinh tồn với tinh thần bên trong, người sau khi chết, hồn đi ba ngã.

Một là Thai quang, Thái Thanh dương hòa chi khí, thuộc về trời; hai là Sảng linh, âm khí chi biến, thuộc về ngũ hành; ba tên là U tinh, âm khí chi tạp, thuộc về đất. Thai quang chủ sinh mệnh, ở lâu trên thân người có thể làm thần thanh khí sảng, ích thọ duyên niên; bắt nguồn từ mẫu thể. Sảng linh chủ tài lộc, có thể làm minh khí chế dương, khiến người cơ mưu vạn vật, lao dịch bách thần, sinh họa nhược hại; quyết định trí tuệ, năng lực, bắt nguồn từ phụ thể. U tinh chủ tai suy [các bậc tai họa], khiến người háo sắc thèm dục, chìm trong ý nghĩ dâm loạn, hao tổn tinh hoa, thần khí thiếu khuyết, thận khí không đủ, tính khí ngũ mạch không thông, sớm tối như thi thể; khống chế tuyến sinh dục nhân thể, chủ trì giới tính. Bởi vậy, dưỡng sinh tu đạo phải kiểm soát U tinh, bảo dưỡng dương hòa chi khí. Ba hồn hiện lên màu đỏ, hình người. Ba hồn, một thường cư ở cung túc, một ở Ngũ nhạc địa phủ, một ở thủy phủ.

Ba hồn có liên quan tới thức thần, nguyên thần, dục thần.

Sảng linh cùng thức thần chưởng quản sự thông minh, trí tuệ. U tinh chưởng quản tình ái, cũng giống như dục thần.

Thiên Hồn quy thiên đường, đến không gian thiên lộ. Bởi vì Thiên Hồn chỉ là lương tri nên cũng bất sinh bất diệt “Vô cực”, mà vì có liên quan đến nhân quả nhục thể cho nên không thể quy tông nguyên địa, đành phải ký thác ở thiên lộ, tạm bị “giam giữ” thay chủ thần, gọi là vào “Thiên lao” .

Địa Hồn quy địa phủ, đến Địa Ngục, bởi vì Địa Hồn chịu hết thảy nhân quả báo ứng của chủ hồn, cũng có thể sai khiến nhục thân tại thế làm điều thiện ác, cho nên sau khi nhục thân tử vong, Địa Hồn lại tiến vào nơi nhân quả thị phi nhất.

Nhân Hồn thì quanh quẩn ở mộ địa, bởi vì Nhân Hồn vốn là “Tổ đức” của lịch đại dòng họ lưu truyền cho nhục thân. Lấy phách lực của bảy phách tại thân mang theo những đức tính tốt đẹp, sau khi tử vong sẽ ở lại mộ địa với thần chủ, mãi cho tới khi được vào nhân lộ.

Bao giờ đến lúc “luân hồi”, ba hồn mới có thể đoàn tụ với nhau. Mà ba hồn có căn là “Chân như” [sinh mệnh thực tướng], ba hồn là một loại năng lượng hình thái do “Chân như động niệm” sinh ra đồng thời hấp thụ linh chất, thuộc về “Linh giới“.

Tín ngưỡng dân gian còn nhắc về ba hồn với:

Sinh hồn [tượng hồn]: Chủ tể của sự sống, đại biểu cho nguồn sinh mệnh, có thể tùy hoàn cảnh sinh ra phản ứng, thực vật chỉ có sinh hồn.

Giác hồn [thức hồn]: Chủ tể của ý thức, đại biểu cho bản thân, có thể suy nghĩ, cảm thụ và ký ức, động vật có sinh hồn và giác hồn.

Linh hồn [chủ hồn]: Chủ tể của linh tính, đại biểu cho trí tuệ, có thể phân biệt thiện ác, thông hiểu vạn vật, tình cảm, chỉ có người mới có đầy đủ sinh hồn, giác hồn, linh hồn.

Linh hồn nếu có “tật”, người sẽ si ngốc. Cảm hồn nếu có “tật”, người sẽ nổi điên, thần kinh tán loạn, không biết xấu hổ, dễ dàng có hành động loạn luân. Sinh hồn nếu có “tật”, người sẽ dễ dàng sinh bệnh.

Người sau khi chết, sinh hồn sẽ bị diệt, linh hồn theo nhân quả tuần hoàn tiến vào lục đạo luân hồi. Nếu như có thiện nghiệp lớn hơn ác nghiệp sẽ đầu thai đến thiên giới hoặc nhân giới. Linh hồn đến thiên giới sẽ cùng giác hồn hợp nhất, đến nhân giới thì giác hồn cũ sẽ bị diệt, lại tân sinh một giác hồn mới đầu thai làm người. Nếu như ác nghiệp lớn hơn thiện nghiệp thì sẽ đến địa ngục, linh hồn sẽ ở tại địa ngục thụ hình chịu khổ, chỉ có ngày rằm tháng bảy âm lịch mới có thể về lại nhân gian. Mãi cho đến khi linh hồn thụ hình xong đầu thai nhân lộ [đường người hoặc đường súc sinh] thì giác hồn mới bị diệt. Giác hồn lưu lại nhân gian vì chủ thần để cho người sống cúng bái, có khi lang thang quanh mộ. Người có cúng bái sẽ không dễ bị giác hồn chọc ghẹo, người không có cúng bái dễ bị cô hồn trêu đùa.

 

Bảy phách

Bảy phách bao gồm Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế, chứa đựng hỉ, nộ, ái, ố, đau, sợ, dục, sinh tồn cùng với vật chất bên trong. Người qua đời, bảy phách biến mất. Về sau lại sinh ra theo nhục thân mới, thuộc về “thế giới vật chất dương gian”.

Bảy phách là máu trong thân người, được chia thành từng loại. Thứ nhất là huyết nhãn [máu mắt], huyết nhãn có vị “chát”. Thứ hai là huyết nhĩ [máu lỗ tai], huyết nhĩ có vị “lạnh” mà không dễ “đông đặc”. Thứ ba là huyết tị [máu mũi], huyết tị có vị “mặn”. Thứ tư là huyết thiệt [máu lưỡi], huyết thiệt có vị “ngọt”. Thứ năm là huyết thân [máu thân thể], huyết thân là máu “nóng”, dễ “đông đặc”. Năm vị trí đầu này theo thứ tự là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, gọi là “ngũ căn”. Máu bên ngoài “Ngũ căn” chính là máu nội tạng bên ngoài. Mà nội tạng chúng ta có nội tạng đỏ và nội tạng trắng, nội tạng đỏ là tim, phổi, gan…các loại. Nội tạng trắng là dạ dày, ruột non, đại tràng v.v… Máu nội tạng đỏ có mùi “tanh”, máu nội tạng trắng có mùi “thối”.

Bảy phách quản lý mệnh hồn, tính mạng con người là từ mệnh hồn trụ thai mà sinh ra. Sau khi mệnh hồn trụ thai, đem năng lượng phân bố tại bảy Luân mạch trên cơ thể con người, hình thành nên bảy phách. Phách của mỗi người sở hữu là khác nhau, là duy nhất, cho nên sau khi người mất, phách cũng tán theo, mệnh hồn tự động rời đi.

===============

    Viết xuống "Giải thích về tam hồn thất phách – ba hồn bảy phách" không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a...

Video liên quan

Chủ Đề