Học viện tòa án gồm những ngành nào năm 2024

Theo quy định trên, Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Học viện Tòa án [Hình từ Internet]

Nhiệm vụ của Học viện Tòa án là gì?

Học viện Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, 05 [năm] năm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Học viện.
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
a] Đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật;
b] Đào tạo Nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn Thẩm phán;
c] Đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
d] Phối với cơ quan chức năng, đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch công chức khác trong các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, bao gồm:
a] Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án nhân dân các cấp;
b] Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao phổ biến kiến thức pháp luật mới cho các chức danh tư pháp;
c] Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật cho Hội thẩm Tòa án nhân dân;
d] Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, văn phòng, văn thư lưu trữ, thống kê tổng hợp.... cho cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.
4. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và các tài liệu khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
...
14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện Tòa án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc chức năng của Học viện Tòa án theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
16. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tạo môi trường sư phạm trong Học viện Tòa án.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.

Theo đó, Học viện Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Hội đồng Học viện Tòa án sẽ bao gồm những thành viên nào?

Thành viên Hội đồng Học viện Tòa án được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC như sau:

Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của Học viện Tòa án
1. Cơ cấu tổ chức
a] Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện Tòa án, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường đại học, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án và các quy định của pháp luật có liên quan.

HỌC VIỆN TÒA ÁN THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2023

1. Phương thức tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh: 360 chỉ tiêu

Ngành tuyển sinh: Luật [mã ngành: 7380101]

Thời gian nộp hồ sơ: 24/4 – 11/5/2023. Trước đó thí sinh cần nộp hồ sơ sơ tuyển tại Tòa án nhân dân nơi có hộ khẩu từ ngày 31/3 – 21/4/2023.

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Các tổ hợp xét tuyển bao gồm: A00, A01, C00 và D01

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập đối với thí sinh tốt nghiệp bậc THPT năm 2023

Xét tuyển từ cao xuống thấp đối với thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tổng điểm trung bình cộng ba năm [lớp 10, lớp 11 và lớp 12] của 03 môn thuộc một trong những tổ hợp các môn dùng để xét tuyển [A00, A01, C00 và D01] đạt từ 22,0 điểm trở lên;

– Có điểm tổng kết chung của năm học lớp 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và xếp loại hạnh kiểm của các năm học lớp 10, 11 và 12 đạt loại hạnh kiểm tốt.

Xem thêm điểm chuẩn Học viện Tòa án

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

2. Đối tượng và tiêu chuẩn xét tuyển

Độ tuổi: Thí sinh không quá 25 tuổi [tính đến ngày ký Thông báo sơ tuyển này]

Tiêu chuẩn chính trị và phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt; có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án [trừ các vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực giao thông].

Sức khỏe: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau

– Chiều cao, cân nặng: Nam từ 1,60 trở lên, cân nặng 48kg trở lên; nữ cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên.

– Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

[Theo Học viện Tòa án]

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

Học viện Tòa án sau làm nghề gì?

Bởi vì Học viện Tòa án nhân dân là cơ sở giáo dục trực thuộc tòa án nhân dân nên các học viên sau khi tốt nghiệp Học viện có thể làm việc tại các cơ quan Tòa án cao cấp với các vị trí như: thư ký tòa án, luật sư, kiểm sát viên, công tố viên, thẩm phán,... với chương trình đào tạo được đánh giá cao.

Học viện Tòa án cần học những môn gì?

Về phương thức, Học viện Tòa án tuyển sinh theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, áp dụng với bốn tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh], C00 [Văn, Sử, Địa], D01 [Văn, Toán, Anh].

Học viện Tòa án cần bao nhiêu điểm?

Điểm sàn năm 2022 của Học viện Tòa án với tất cả các khối thi và đối tượng là 19.0 điểm. Năm 2023, Học viện tòa án thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 các tổ hợp: A00; A01; C00; D01: 19 điểm [chỉ tính điểm thi].

Học viện Tòa án học phí bao nhiêu?

Trường này đào tạo các chuyên gia, luật sư, và nhân viên liên quan đến hệ thống pháp luật và tòa án, đồng thời nghiên cứu về các vấn đề pháp lý quan trọng. Năm 2023-2024, học phí Học viện Tòa án là 9.800.000 VND/năm học.

Chủ Đề