Cách kê phí môn bài cho văn phòng đại diện năm 2024

Công ty TNHH Kế Toán Vina – Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp Nhật Bản và dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM và Hà Nội, xin chia sẻ bài viết này:

  1. Văn phòng đại diện [sau đây gọi tắt là VPDD] của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp Lệ phí môn bài không?

Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng sau:

  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới

Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Kết luận : VPDD không có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nghị định 139/2016/NĐ-CP, điều 2 có quy định:

“Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

……..

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này [nếu có].”

Tìm hiểu Công văn số 15865/BTC-CST ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ tài chính trả lời Văn phòng chính phủ về kiến nghị của Công ty tư vấn Luật & Kiểm toán Hoàng Gia, thì:

  • Trường hợp VPDD của Công ty Tư vấn Luật và Kiểm toán Hoàng Gia có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
  • Trường hợp VPDD không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Cùng chung hướng dẫn với Bộ tài chính, Công văn 658/TCT- CS ngày 13 tháng 09 năm 2017 của Tổng cục thuế trả lời Công ty TNHH Thương mai và dịch vụ xây dựng Phan Lê, nêu rõ:

  • Trường hợp VPDD của Công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
  • Trường hợp VPDD không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Căn cứ công văn 7342/CT-TTHT ngày 25 tháng 12 năm 2019

Như vậy, VPDD của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN:

  • Nếu có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
  • Nếu không có hoạt động sản, xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Tuy nhiên chúng tôi lưu ý rằng, trong thực tế nếu VPDD có tiến hành một trong các hoạt động sau đây thì có thể bị cơ quan thuế địa phương yêu cầu nộp thuế môn bài:

  • Hỗ trợ Công ty đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng.
  • Hỗ trợ Công ty các hoạt động sau bán hàng cho khách hàng.
  • Hỗ trợ một phần ở khâu bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

2. Mức đóng lệ phí hàng năm của VPDD là bao nhiêu?

Nghị định 139/2016/NĐ-CP, điều 4 về mức thu Lệ phí môn bài:

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP, điều 1:

“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh [từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12] đối với:

  1. Tổ chức thành lập mới [được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới].

  1. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
  • Nghị định 126/2020/ NĐ-CP, điều 18, khoản 9:
  1. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Kết luận:

  • VPDD của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nếu không có hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bài viết hoặc dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp Nhật Bản, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Kế Toán Vina để được tư vấn và hỗ trợ.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được ủy quyền đại diện cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp đó. Theo quy định hiện hành, văn phòng đại diện không thực hiện các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều người thắc mắc việc: Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có phải đóng thuế và lệ phí môn bài không? Hãy cùng iHOADON tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau đây.

1. Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện [tiếng Anh là: Representative office] là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được ủy quyền đại diện cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp đó. Văn phòng đại diện không thực hiện các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện có tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Theo đó, tên của văn phòng đại diện sẽ bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” kèm theo tên doanh nghiệp lựa chọn.

2. Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN không?

Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN không?

Quy định về đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 3, Luật Thuế GTGT năm 2008. Theo đó, đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này].

Tại Điều 3, Luật Thuế TNDN năm 2008 sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1, Luật số 71/2014/QH13 về thuế sửa đổi 2014 quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

“1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.”

Như vậy, văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ mang tính chất đại diện doanh nghiệp thì không phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN.

Theo quy định tại Điều 19, Thông tư 80/2021/TT-BTC, nếu văn phòng đại diện sử dụng lao động, trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính và doanh nghiệp chi trả tập trung cho NLĐ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh này thì doanh nghiệp cần thực hiện:

- Khấu trừ thuế và kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tập trung tại trụ sở chính.

- Lập bảng phân bổ thuế cho các địa phương nơi NLĐ làm việc.

- Nộp hồ sơ khai thuế, bảng phân bổ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

Như vậy, nếu văn phòng đại diện sử dụng lao động thì công ty phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN như quy định trên.

3. Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?

Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?

Căn cứ Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, đối tượng nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp miễn lệ phí môn bài, bao gồm:

- Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật.

- Tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định.

- Tổ chức kinh tế chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của tổ chức quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này [nếu có].

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, văn phòng đại diện của các tổ chức trên có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài.

Tuy nhiên, theo Công văn 1279/TCT-CS năm 2017 của Tổng cục Thuế quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm 2 trường hợp như sau:

+ Văn phòng đại diện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.

+ Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

4. Thời hạn nộp lệ phí môn bài

- Theo quy định tại Khoản 9, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh [bao gồm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh] thì thời hạn nộp lệ phí môn bài khi kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài [năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp] như sau:

+ Trường hợp thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07 năm kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài.

+ Trường hợp thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 của năm liền kề với năm hết thời gian miễn lệ phí môn bài.

- Hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định:

+ Nếu bắt đầu hoạt động trong 6 tháng đầu năm: chậm nhất là ngày 30/07 của năm bắt đầu hoạt động.

+ Nếu bắt đầu hoạt động trong 6 tháng cuối năm: chậm nhất là ngày 30/01 của năm liền kề với năm bắt đầu.

Trên đây là bài viết giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về việc đóng thuế và lệ phí môn bài của văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.

Chủ Đề