Học phí ngành Logistics đại học Quốc tế

Là một trong các trường đào tạo ngành Logistics ở TPHCM, Đại học Quốc tế có phải là sự lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai có niềm đam mê đối với ngành nghề Quản lý chuỗi cung ứng?

Đại học Quốc tế tọa lạc tại khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM. Trường được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là một trong 6 trường trực thuộc khối Đại học Quốc gia TPHCM và là trường công lập đa ngành đầu tiên áp dụng hoàn toàn tiếng Anh vào chương trình nghiên cứu và giảng dạy.

Vào tháng 1 năm 2009, Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công Nghiệp [KTHTCN] của trường đã được thành lập. Đại học Quốc tế trở thành một trong các trường đào tạo ngành Logistics ở TPHCM.

Bảng xếp hạng trường đại học
đào tạo ngành khoa học - kỹ thuật tại việt nam

Giới thiệu chung về ngành Logistics và chương trình đào tạo tại trường Đại học Quốc tế

Logistics là một vòng tròn các hoạt động bao gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm mục đích luân chuyển các sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay các nhà phân phối hoặc nhà tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Ngành Logistics được dự đoán sẽ trở thành một ngành nghề thiết yếu trong khoảng 30 năm tới. Đây là một trong những ngành có tiềm năng với tốc độ phát triển ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Trong nhiều năm tới, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics sẽ cần nguồn nhân lực khoảng 18.000 người. Do đó, Logistics sẽ là ngành học đem đến cho sinh viên công việc lương cao và ổn định sau khi ra trường.

Đại học Quốc tế phân ngành Logistics thành 2 chuyên ngành chính sau:

  • Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp [ISE];
  • Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng [Logistics & SCM].
  • Cho đến năm 2015, bộ môn KTHTCN đã có hơn 250 sinh viên theo học. Hiện tại, đây cũng là một trong những bộ môn lớn của trường với số sinh viên ngày một tăng nhanh.

Mục tiêu đào tạo:

  • Ứng dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về Toán, Vật lý, Tin học kinh tế, Quản lý, Khoa học, Xã hội, kết hợp với những nguyên lý và phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp.
  • Cung cấp cho sinh viên kiến thức cốt lõi liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng như lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, kho bãi, đóng gói sản phẩm, hỗ trợ dịch vụ và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.
  • Đào tạo các kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về thiết kế hệ thống, điều hành, cải tiến và tái thiết kế các hệ thống công nghiệp bao gồm sản xuất và dịch vụ như nhà máy, công ty, các cơ sở dịch vụ...
  • Đào tạo các quản đốc phân xưởng, giám đốc quản lý sản xuất, kỹ sư kế hoạch, điều hành nhà máy, công ty và các nhà quản lý sản xuất và dịch vụ.

Ngày hội thông tin tuyển sinh trường Đại học Quốc tế [Nguồn: YouTube – Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM [IU-VNU HCMC]]

Các sinh viên ngành Logistics sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Quốc tế có thể đảm nhận và thực hiện xuất sắc các công việc như:

  • Phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ.
  • Thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp.
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ.
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng.
  • Quản lý các dự án công nghiệp.
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận.

>>Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

Thông tin chung về ngành Logistics của trường Đại học Quốc tế [Nguồn: Facebook – ISE IU]

Những lí do để theo học ngành Logistics tại Đại học Quốc tế

Ngoài chương trình đào tạo, những điều gì ở trường Đại học Quốc tế thu hút nhiều bạn? Cùng tham khảo thông tin tổng hợp dưới đây!

  • Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và 100% được đào tạo tại những trường lớn nhỏ tại các nước như Anh, Úc, Thái, Mỹ...
  • Được tham gia bảo vệ luận án ngay tại năm nhất: Vào năm đầu tiên, các sinh viên sẽ được thực hiện một dự án lớn theo nhóm và phải bảo vệ dự án ấy giống như hình thức bảo vệ luận án của năm cuối đại học.
  • Phòng lab của ngành Logistics là một trong những phòng lab lớn và có công nghệ tiên tiến nhất trường với máy móc hiện đại.
  • Có nhiều hoạt động ngoại khóa: Sinh viên của ngành sẽ được tham quan các nhà máy lớn. Ngoài ra, các câu lạc bộ của bộ môn còn tổ chức nhiều hoạt động mang tính giải trí và nâng cao khả năng teamwork như Camping, Music Workshop...

Xem thêm đánh giá của sinh viên về
đại học quốc tế

Đội ngũ giảng viên bộ môn Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp [Nguồn: Facebook – ISE IU]

Một số thông tin lưu ý khác

Chương trình học có thời lượng từ 135 đến 145 tín chỉ trong 4 năm [không bao gồm tín chỉ môn Giáo dục quốc phòng và môn Giáo dục thể chất]. Học phí là 58 USD/1 tín chỉ và trung bình là 42 triệu VNĐ/năm [cập nhật đến năm 2019].

Trong năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh của trường đối với ngành dự kiến là 99 sinh viên đối với chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, 155 sinh viên đối với chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Trường xét tuyển dựa theo tổng điểm của tổ hợp môn [khối A, A1, D1]hoặc xét tổng điểm 2 môn gồm: môn toán [bắt buộc] và một môn tự chọn trong các môn [Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh].

Trong số các trường đào tạo ngành Logistics ở TPHCM, Đại học Quốc tế cũng là một ngôi trường đáng để cân nhắc cho kỳ thi tuyển sinh sắp đến gần. Edu2Review chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi nhé!

Bảo Chi [Tổng hợp]


Hãy cùng Edu2Review khám phá các trường đại học đào tạo ngành Logistics tại Việt Nam để lựa chọn ...

Đời sống sinh viên không thể thiếu những khoảnh khắc "hoang dại" với các "hội thuyền". Bạn có ...

Nhiều trường đại học ở TP.HCM đã có công bố chính thức về điểm sàn đại học 2022. Trong đó, có ...

Trong những ngày cuối cùng của tháng 7, đầu tháng 8, nhiều trường đại học tại Hà Nội đã rục rịch ...

Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng những năm gần đây cao không thua kém những ngành “hot” như Công nghệ thông tin, Y khoa,… Đây là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Năm 2020, khoảng gần 20 trường tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Lấy điểm chuẩn cao nhất là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với 28 điểm. Như vậy, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng có mức điểm chuẩn cao không kém với 27,6 điểm. Xếp sau đó là Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] với 27,25 điểm. Mức điểm này chỉ xếp sau ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật ô tô.

Trong khi đó, đạt từ mức 25 – 26 điểm, thí sinh có thể cân nhắc đăng ký vào các trường như Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, Trường ĐH Giao thông Vận tải ở phía Bắc hoặc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Ở khoảng điểm 23 – 25, thí sinh có thể tham khảo vào các trường như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Mở TP.HCM hay Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Với những thí sinh có tổng điểm nhỏ hơn 20 điểm vẫn có cơ hội theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường như ĐH Điện lực, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Công nghệ TP.HCM.

Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành  Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trên cả nước vào năm ngoái:

Phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trong cả nước TẠI ĐÂY.

Điểm khối A00, A01 năm 2021 như thế nào?

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở 3 khối A00, A01 và D01.

Thống kê cho thấy khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29.

Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;

Có 1608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;

Có 6718 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;

Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.

Kết quả này thấp hơn so với khối A01 khi khối A01 có tới 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn xét điểm tổ hợp môn có khá nhiều thi sinh đăng ký thi đó là khối D01. Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.

Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;

Có 5184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;

Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;

Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.

 >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Thúy Nga

Quản trị kinh doanh là ngành được thí sinh quan tâm trong nhóm ngành Kinh tế. Hàng năm, điểm đầu vào của ngành này tại các trường đều ở mức cao. Thậm chí có những trường, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.

Kế toán là ngành được đào tạo ở nhiều trường đại học trên cả nước. Trong khi ở một số trường, mức điểm chuẩn vào ngành này lên tới hơn 27 điểm thì cũng có những trường chỉ lấy điểm chuẩn khoảng 16 – 17.

Tài chính – Ngân hàng là ngành có mức điểm trúng tuyển hàng năm tương đối cao. Ở các trường tốp đầu, thí sinh phải đạt trên 8 điểm mỗi môn mới có thể giành được suất đỗ vào ngành này.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn dẫn đầu tại hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Ở một số trường, để đỗ vào ngành này, thí sinh cần phải đạt mức điểm lên tới 28 – 29. 

Video liên quan

Chủ Đề