Học ngày học đêm nhưng là học cái gì năm 2024

Thế là với một người bận rộn bình thường, khả năng là chỉ có buổi tối để học thêm kĩ năng mới thôi. Đi làm về đến nhà ăn uống tắm rửa cũng khoảng 20h rồi. Chắc là bạn có được khoảng 3-4 tiếng cho việc học thêm cái gì đó.

Vậy thì học hay làm cái gì?

Bạn đọc chắc đang mong chờ những thứ hay ho lắm. Rất tiếc là, vẫn chỉ xoay quanh những chuyện có thể bạn đã đọc thôi. Quan trọng là phải bắt tay vào làm.

1. Học cách đọc sách

Hôm trước mình đọc cuốn Đi tìm lẽ sống và ngộ nhận ra một điều. Khi một người rơi vào tình cảnh cùng cực (tác giả trong sách bị đi tù lao động khổ sai cho phát xít Đức), thứ duy nhất có thể giúp ta tồn tại được là những suy nghĩ trong tâm trí.

Và mình nhận ra là, với một người đọc nhiều, xem nhiều thì trí tưởng tượng phong phú, có khả năng tưởng tượng ra nhiều thứ hơn – có lẽ sức chịu đựng sẽ tốt hơn trong những tình huống như trên.

Ngoài ra đọc còn giúp ta có thêm kiến thức, nói chuyện hay hơn, vân vân.

Nói chung đọc rất có ích.

Nếu bạn chưa đọc, hãy tập đọc 30 phút một ngày hoặc 30 trang một ngày. Tăng dần lên hàng tuần.

Một số bài mình viết về việc đọc:

  • 6 cuốn sách về ‘người khác’ mà mình thích
  • Tôi đọc gì? Và đọc như thế nào?

2. Tập thể dục

Nếu từ sáng đến giờ bạn chưa tập thể dục, bây giờ nên đi tập ngay. Có rất nhiều cách để tập một mình mà mình thường áp dụng:

  • Chống đẩy 100 cái và Squat 100 cái. Tốn khoảng 20 phút.
  • Tìm một video ‘workout at home’ cỡ 15 phút và tập theo trên YouTube.
  • Tải ứng dụng 7 Minutes Workout về và tập theo.

3. Ghi chép lại một ngày/ ba ngày/ một tuần

Tùy vào việc bạn nhớ được đến đâu. Thử ghi xem:

  • Ngày hôm nay mình tiêu bao tiền? 3 ngày vừa qua? 1 tuần vừa qua?
  • Ngày hôm nay mình ăn những gì? Bao nhiêu Calo.
  • Ngày hôm nay mình đã làm những gì, gặp những ai.

Sau khi ghi hết ra thì mình ngồi lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Lên kế hoạch một ngày thôi, không cần nhiều.

Các bài về lập kế hoạch các bạn có thể đọc thêm:

  • Phải Làm Gì Khi Có Quá Nhiều Thứ Để Làm?
  • Làm sao để quyết tâm hơn? Để theo đuổi mục tiêu và không bỏ cuộc.
  • Làm Sao Học Được Cái Mới Mặc Dù Rất Bận?

4. Học một khóa học Online

Chẳng quan trọng là mình học cái gì, miễn là mình hoàn thành được một khóa học.

Nếu học tiếng Việt, các bạn cân nhắc các trang như Kyna, Brandcamp. Hoặc đăng ký khoá học Online cách viết CV của mình chẳng hạn: https://anhtuanle.hachium.com/course/1121

Nếu bạn nào giỏi tiếng Anh hơn, có 3 trang rất oke là Udemy, Coursera và FutureLearn.

5. Dành thời gian không làm gì cả

Nghe thì dễ mà để thực hiện khó lắm nhé.

Bạn thử mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian không làm gì hết, chỉ ngồi im và luyện hít vào thở ra thôi. Đó chính là thiền đấy.

Ngày đầu có thể tập ngồi im một phút.

Ngày mai tăng lên hai phút.

Dần dần tăng lên. Khi nào bạn ngồi im được 15 – 30 phút mà đầu óc không bay lung tung là giỏi lắm đấy.

Với kỳ vọng đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi cuối kỳ, nhiều học sinh phải học tập, ôn luyện cả ngày lẫn đêm. Thậm chí, nhiều em còn không có ngày cuối tuần vì lịch học quá dày đặc.

Học ngày học đêm nhưng là học cái gì năm 2024
Một tiết học của học sinh THPT tại Hà Nội. Ảnh: Vân Hà

Không có ngày cuối tuần là chuyện bình thường

Kết thúc buổi học chính khóa tại trường vào lúc 16h30, Bùi Anh Quốc - Trường THPT Lê Trung Đình (Quãng Ngãi) lại tiếp tục đến một lớp học thêm khác cách trường 4km. Trong suốt 1 tháng nay, số lần em về nhà trước 8h tối chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi cuối kỳ, không chỉ có em mà các bạn cùng lớp trong suốt nhiều tuần qua đều không biết đến ngày cuối tuần là gì. Vì nếu được nghỉ ở trường, chúng em sẽ đến các lớp học thêm hoặc học nhóm, tự ôn tập.

Dù rất mệt mỏi nhưng em không còn cách nào khác. Chỉ cần nghỉ không ôn tập một hôm thôi, kiến thức mà em có được đã cách các bạn một khoảng lớn rồi” - Anh Quốc cho hay.

Khác với Anh Quốc, em Nguyễn Ngọc Nhi - học sinh lớp 12 tại Hà Nội chọn cách thuê gia sư dạy riêng tại nhà trong suốt 2 tháng nay. Vì Ngọc Nhi dự định sẽ dùng học bạ để xét tuyển đại học nhằm giảm bớt áp lực cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

“Do có dự định dùng học bạ để xét tuyển sớm đại học nên áp lực điểm số đối với em là rất lớn. Em đặt mục tiêu điểm số trong kỳ thi cuối kỳ lần này của 2 tổ hợp môn A00 và A01 phải đạt trung bình một môn 8 - 9 điểm” - Ngọc Nhi nói về dự định của mình.

Không chỉ có học sinh áp lực về điểm số mà phụ huynh cũng căng thẳng không kém. Ban ngày đi làm, ban đêm thức cùng con học bài, chị Phạm Thị Sang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chỉ mong cùng con nhanh chóng vượt qua bài thi cuối kỳ.

“Thời chúng tôi không học nhiều như bây giờ, áp lực điểm số cũng không lớn nên nghe đến thi chẳng sợ gì. Giờ hai cháu nhà tôi cứ mỗi lần nghe đến thi là sợ. Chỉ mong có cách nào đó để giảm tải áp lực cho các cháu” - chị Sang chia sẻ.

Không nên đặt nặng vấn đề điểm số

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS.TS Ngô Văn Giá - nguyên Trưởng khoa Viết văn, Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, để giảm bớt áp lực cho học sinh vào mỗi kỳ thi cuối kỳ, giải pháp trước mắt là không nên đặt nặng vấn đề điểm số.

“Chương trình học hiện nay đã có nhiều thay đổi, số lượng bài kiểm tra giảm và thậm chí giáo viên không được giao bài tập về nhà cho học sinh Tiểu học. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, học sinh vẫn đang phải chịu áp lực về điểm số.

Vì muốn được điểm cao nên các em mới ôn luyện không kể ngày - đêm, không kể học trên lớp hay ở nhà” - PGS.TS Ngô Văn Giá nêu ý kiến.

Đồng thời để ôn luyện một cách hiệu quả nhất, PGS.TS Ngô Văn Giá cho rằng cần hài hòa giữa học và chơi, không nên nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn.

“Mỗi người có một cách học khác nhau, nhưng cần phải hài hòa giữa học và chơi. Đặc biệt, nếu muốn ngủ, các em cứ đi ngủ, tuyệt đối không lạm dụng chất kích thích để giúp tỉnh ngủ.

Trước khi thi một ngày, nên nghỉ ngơi để đầu óc được thả lỏng. Vì cố gắng nhồi nhét sẽ làm kiến thức bị rối lên, khiến bản thân thiếu tự tin khi làm bài” - PGS.TS Ngô Văn Giá nhấn mạnh.