Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

Mỗi người có một phương pháp học riêng, tuy nhiên để đạt tới một đỉnh cao của một lập trình viên, bạn cần có một phương pháp học cụ thể, rõ ràng với một quyết tâm cao. Sau đây là các cách định hướng việc học lập trình nhanh hơn.

1 Đừng đi quá nhanh, hãy nm bt nó trước khi đi tiếp

Chúng ta thường thắc mắc tại sao trong lớp học của mình, có một số bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu tiên học thường nắm bắt kiến thức rất nhanh, nhưng càng về sau họ lại bị bỏ ở đằng sau bởi những sinh viên khác. Tại sao họ lại bị bỏ xa trong khi nền tảng của họ tốt hơn.???
Đó chính là việc họ đã đi quá nhanh, và lối mòn của họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ hiếm khi thực hiện công việc lập trình. Có thể họ biết một số cái nâng cao hơn so với những sinh viên khác, nhưng bấy nhiêu đó là không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

Do đó, trước tiên chúng ta cần tạo cho mình một nền tảng [Foundation] tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Và tạo cho mình một thói quen tốt để giải quyết vấn đề.
Đồng thời bạn đừng bao giờ ngừng tiến trình luyện tập của mình, cũng không nên đi quá nhanh hay quá chậm. Đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.

2 Đừng copy và Paste code

Đây có lẽ là lời khuyên được nhiều người nói nhất và chúng tôi cũng thấy rất đúng. Ban đầu khi mới làm quen với một ngôn ngữ lập trình nhìn mớ code như mớ bòng bong chấm phẩy tè le hết. Ngồi gõ lại thì lâu biết bao nhiêu, copy và paste cho nhanh. Nhưng chỉ bằng cách gõ lại bạn mới nhớ code hơn, nếu có gõ sai thì có cơ hội quay lại và chỉnh sửa lỗi của mình.

3 Vừa xem vừa làm

Bạn đừng có mở video lên, pha ly cà phê rồi ngồi vuốt râu khen “phải! phải!”. Cách đó tôi thấy không hiểu quả cho lắm. Rất nhiều người cũng từng ngồi khoanh tay gật gù khen có lý. Nhưng khi tắt video đi thì lại mơ hồ không rõ lắm. Chính vì thế bạn mở video một bên và cửa sổ code một bên. Xem đến đâu gõ đến đó thì hiệu quả hơn rất nhiều.

4 Tự làm sau khi xem

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất. Sau khi bạn xem video rồi, làm theo rồi, hiểu cách rồi. Hãy tắt video đi và tự làm lại từ đầu theo cách hiểu của mình. Sau đó tự sửa lỗi, tìm lỗi sai, khắc phục .v.v. nếu bế tắc thì mới xem lại video. Nếu bạn đã đào sâu suy nghĩ mà vẫn chưa ra cách, đến khi xem lại bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều.

5 Code, code nữa, code mãi

 Cách học code nhanh nhất là cứ bỏ mấy cuốn sách dầy cộp xuống. Mở máy lên và code. Sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi tìm cách khắc phục, đào sâu suy nghĩ, google, đọc lại lý thuyết … nói chung tôi thấy cách hay nhất vẫn là tự tìm cách giải quyết trước khi hỏi. Bởi vì học lập trình là môn học cần tư duy độc lập và tìm tòi sáng tạo. Rất nhiều người khi mới bắt đầu gặp vấn đề hơi khó là phải hỏi đầu tiên mà không tự khám phá. Nếu cứ mãi hỏi như vậy bạn sẽ bị ì sức sáng tạo và tư duy không độc lập nữa.

6 Tự thêm thử thách

Đây là cách chúng tôi rất hay tự làm với mình. Ví dụ bạn xem một tutorial về cách gửi mail bằng PHP. Trong video, chúng tôi có hướng dẫn gửi mail nhưng không gửi file đính kèm. Bạn hãy cho đấy là bài tập về nhà của mình và tự tìm cách khắc phục. Ví dụ khi chúng tôi đọc một bài về jQuery Slider chẳng hạn, nếu người ta chỉ có chuyển hình kiểu chạy qua, chúng tôi sẽ tự tìm cách tạo cho nó fade qua, vòng lại .v.v.. bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình bạn sẽ tiến bộ mau hơn.

7 Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu

Học làm web không như học phổ thông, không như làm toán cứ ráp công thức vào là giải được bài. Làm web mỗi người một cách làm, mỗi sách có những điểm hay điểm dở khác nhau, mỗi thầy giáo có chỗ mạnh chỗ yếu và mỗi trang web cũng có những ưu điểm khuyết điểm. Do vậy bạn nên tập hợp nhiều nguồn sách, video, ebook, trang web, tutorials v.v.. rồi đúc kết, chắt lọc ra cách mà bạn cho là tối ưu nhất. Bạn có thể kết hợp nhiều nguồn với nhau và tìm ra cách nào mà mình thấy dung hòa được tất cả các mặt.

8.Tìm hiu cách s dng mt công c g ri Debug

Debug là một công cụ rất tốt dùng để gỡ rối chương trình của bạn khi có một lỗi nào đó là chương trình bạn chạy sai. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng mã lệnh của chương trình.
Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình. Một chương trình debug có thể giúp bạn nhanh chóng trả lời những gì mà bạn đang làm.

Li kết: Đây là kinh nghiệm cá nhân mà chúng tôi thu thập lại đựơc, bạn có thể dùng làm nguồn tham khảo, hoặc khám phá ra cho mình cách học tốt hơn. Nhưng nói ngắn gọn lại thì nếu đã xác định t3h.edu.vn, bạn phải tạo ra cho mình một thói quen tư duy độc lập. Chỉ hỏi khi thực sự hết cách, chỉ hỏi sau khi đã thử rất nhiều cách, chỉ hỏi khi đã suy nghĩ về vấn đề đó rất nhiều lần trong ngày và chỉ hỏi khi bạn thực sự không thể giải quyết được vấn đề.

Công nghệ thông tin là ngành học rất thu hút các bạn trẻ hiện nay bởi những cơ hội và triển vọng nghề nghiệp sau khi ra trường. Thế nhưng học công nghệ thông tin có khó không không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về CNTT và học CNTT khó không nhé.

Học ngành công nghệ thông tin có khó không?

Học công nghệ thông tin khó không chắc hẳn là nỗi lo của rất nhiều bạn trẻ khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn con đường sự nghiệp trong tương lai. Ngành Công nghệ thông tin rất hấp dẫn nhưng đó lại không phải là ngành có thể “đua đòi” chạy theo “mốt”.

Học ngành công nghệ thông tin có khó không?

Khác với những ngành học khác, Công nghệ thông tin mã ngành đòi hỏi người học cần có sự tư duy logic và siêng năng, cần cù. Các kiến thức đào tạo trong giáo dục chỉ cung cấp cho bạn nền tảng cơ bản, nếu muốn trở thành nhân sự giỏi trong tương lai, bạn buộc phải tự tìm tòi, học hỏi kiến thức từ bên ngoài.

Đặc thù của ngành công nghệ thông tin chính là những kiến thức cập nhật hàng ngày, hàng giờ thậm chí là mỗi phút, mỗi giây, chính vì vậy bạn cần chủ động làm mới kiến thức thường xuyên.

Từ đó có thể thấy, học công nghệ thông tin có khó không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực và khả năng của mỗi người.

Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

Có thể thấy, ngành công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam còn chưa phổ biến, sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường rất nhiều mỗi năm nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo.

Trong khi đó, tại các nước phát triển, khi bước chân vào ngành CNTT, sinh viên đã rất thông thạo tin học văn phòng, các dịch vụ mạng và làm quen với lập trình.

Hiện nay, có đến 50% trong số sinh viên học ngành CNTT tại nước ta chưa hề làm quen với các vấn đề trên, thậm chí có người còn chưa bao giờ tiếp xúc với máy tính.

Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

Vậy thực chất học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu?

Để giải quyết vấn đề này, ngay từ bậc tiểu học các bạn cần được làm quen với máy tính, và đặc biệt làm quen với lập trình từ cấp trung học cơ sở. Qua đó các bạn có thể phát triển khả năng tin học của mình. Theo các cấp bậc cao hơn, nên xây dựng những trung tâm mạnh về công nghệ thông tin tại các tỉnh để các bạn trẻ có nhiều điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó tại các trường Đại học hiện nay, điều kiện thực hành rất thiếu thốn, trong khi sinh viên chỉ thực hiện công việc một cách cá nhân và khá bỡ ngỡ nếu làm việc theo nhóm. Chính vì vậy nhà trường nên khuyến khích các bạn học theo nhóm và quy định các công ty phải chấp nhận cho các bạn thực tập tại đó.

Ngành CNTT hiện nay không nên tuyển sinh theo hình thức thi chung 3 môn Toán, Lý, Hóa mà cần khuyến khích các bạn trẻ có chuyên môn Tin học. Bởi có thể có nhiều sinh viên học các môn đó tốt nhưng kiến thức, nền tảng và tư duy tin học kém cũng sẽ gây ra không ít khó khăn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Hệ Thống Thông Tin

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Tin Học Ứng Dụng

Chia sẻ kinh nghiệm học tốt ngành CNTT

Trong vòng từ 5-10 năm tới, ngành công nghệ thông tin được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục “hot”, chính vì vậy bạn đừng quá lo sợ học công nghệ thông tin có khó không. Nếu có niềm đam mê, tư duy logic, hiểu biết về Tin học và sự cần cù chăm chỉ, tôi tin rằng ngành học này sẽ phù hợp với bạn.

Tuy nhiên để giúp bạn học tốt ngành CNTT, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm sau:

Chọn trường uy tín, chất lượng

Như đã đề cập ở trên, công nghệ thông tin là ngành học “hot” mở ra cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp. Chính vì vậy nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã chú trọng đào tạo ngành học này. Tuy nhiên là một ngành học đặc thù, có nhiều chuyên ngành nhỏ nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một ngôi trường phù hợp. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo người quen, các anh chị đi trước về chương trình đào tạo của trường, trường sẽ dạy những gì và xem xét có phù hợp với bạn hay không.

Trường đại học Đông Á

Nếu có dự định học CNTT tại miền Trung, bạn có thể cân nhắc trường Đại học Đông Á. Đây là ngôi trường đào tạo theo hướng thực nghiệm, giúp sinh viên được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết và áp dụng vào trải nghiệm thực tế.

Đặc biệt chương trình đào tạo còn được thiết kế có 3 học kỳ thực tập tại các doanh nghiệp, điều này sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với thế giới việc làm. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp học tập, nghiên cứu sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay.

Hiện nay, Khoa CNTT Trường ĐH Đông Á đang hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm trong nước và quốc tế, từ đó tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo hiện đại, có cơ hội thực tập trải nghiệm thực tế và đồng thời giải quyết vấn đề việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm

Công nghệ thông tin là ngành đặc thù mang tính chất hệ thống, chính vì vậy khi làm việc cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận, đội nhóm với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Chính vì vậy, ngành học này đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm phải đảm bảo để đạt hiệu quả cao.

Thực hành nhiều

Một trong những khó khăn của ngành CNTT đó chính là luôn cập nhật với tốc độ chóng mặt. Chính vì vậy, để làm quen và ghi nhớ nhanh, bạn cần phải thực hành nhiều, thực hành thường xuyên để bắt kịp với những kiến thức mới.

Trau dồi ngoại ngữ

Học CNTT, bạn buộc phải làm quen với các câu lệnh thuật toán, trong khi những câu lệnh này hầu hết bằng tiếng Anh. Và các tài liệu liên quan đến ngành học này cũng sử dụng tiếng Anh. Chính vì vậy, nếu muốn học tốt ngành này và phát triển lâu dài trong ngành này, bạn phải thường xuyên trau dồi ngoại ngữ của mình.

Từ những thông tin trên liệu bạn đã “gỡ rối” được vấn đề học công nghệ thông tin có khó không? và gợi ý đến bạn trường đại học nào có ngành công nghệ thông tin. Nếu bạn đam mê công nghệ thông tin, hãy nỗ lực, phấn đấu, tự tìm hiểu về ngành học chứ không nên nghe theo những đánh giá từ một vài cá nhân khác, bởi năng lực học và cách nhìn nhận của mỗi người không giống nhau. Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn sẽ chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất với bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề