Hóa đơn in lệch dòng có được chấp nhận không năm 2024

Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ như sau:

Giải thích từ ngữ
...
9....
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống [hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ]; sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác [trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn] để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
...

Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định loại hóa đơn như sau:

Loại hóa đơn
...
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
...

Tại Công văn 32108/CTHN-TTHT năm 2023 có hướng dẫn về hóa đơn như sau:

Trường hợp người bán là tổ chức trong khu phi thuế quan sử dụng hóa đơn theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Như vậy, lập hóa đơn thiếu dòng "Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan" sẽ không được chấp nhận. Hóa đơn chỉ được chấp nhận khi đảm bảo các nội dung bắt buộc của hóa đơn.

Lập hóa đơn thiếu dòng Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có được chấp nhận không? [Hình từ Internet]

Cách xử lý hóa đơn thiếu dòng “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” như thế nào?

Tại điểm b2 khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b] Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
...
b2] Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua [đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế] hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua [đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế].

Tại Công văn 32108/CTHN-TTHT năm 2023 có hướng dẫn về xử lý hóa đơn đã lập có sai sót như sau:

Trường hợp phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót [thiếu chi tiêu bắt buộc “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”] hóa đơn đã gửi cho người mua thì người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót theo quy định tại điểm b2 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Như vậy, cách xử lý hóa đơn thiếu dòng “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” như sau:

- Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót;

Lưu ý: Nếu người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

- Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh; hoặc

Thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua [đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế]; hoặc

Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ là gì?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

Chủ Đề