Hình ảnh người mẹ trong văn học việt nam

Bên cạnh những dòng thơ mang đầy hơi thở của cuộc chiến tranh với đạn bom, hy sinh và đau thương, các tác giả trong trường ca của mình đã dành những dòng đầy trang trọng để viết về người Mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học nói chung và trong trường ca viết về thời kỳ kháng chiến nói chung.

Tượng đài mẹ Suốt tại Quảng Bình.Ảnh: TL

Khi sáng tác, các tác giả không đi ngay vào hình ảnh người mẹ trong lửa đạn chiến tranh mà trở về với hình ảnh người mẹ quê tảo tần:“Mẹ tôi dòng dõi nhà quê/trầu cau từ thuở chưa về làm dâu/áo sồi nâu, mấn bùn nâu/trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên” [Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo]. Hình ảnh người mẹ hiện lên hết sức chân thực, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Câu ca, lời ru ngọt ngào mà êm đềm cất lên từ làn môi mẹ, những đứa con lớn lên từ đó. Để rồi, khi đất nước có chiến tranh, mẹ không tiếc những “khúc ruột mềm”, sẵn sàng động viên những đứa con đi ra tiền tuyến đánh giặc: “Ta nhận ấn vàng từ tay mẹ/ Vẫy đoàn xung kích mũi vào Nam” [Hành trình - Hưởng Triều].

Dù là bà bầm, bà bủ, là u, là mẹ, là má… Người mẹ trong các bản trường ca kháng chiến là những người phụ nữ bình dị, tảo tần và giàu lòng yêu thương những đứa con. Đất nước có chiến tranh, mẹ đã không tiếc những đứa con của mình, sẵn sàng động viên các con cầm súng ra trận. Tình cảm của mẹ giản dị mà lớn lao, tình cảm ấy hòa vào tình yêu đất nước. Vì vậy, từ người mẹ riêng của các chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung, người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước:“Chúng tôi biết ơn bà mẹ nghèo làng Gióng/Đã nuôi con lam lũ nhọc nhằn/...Mẹ ngồi đó đêm mưa ngày nắng/Mẹ ngồi đó một thời bom đạn” [Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu]. Khi những đứa con đi chiến trường, ngồi ở nhà, mẹ ngóng trông từng bước đi, từng tin thắng trận với tấm lòng rộng lớn và tình thương bao la:“Mẹ chờ con -lòng mẹ rộng bao la/…mẹ hằng dõi theo ta qua tháng ngày lửa đạn”[Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo].

Nếu đọc thơ Bằng Việt, người đọc ấn tượng bởi hình ảnh người bà lam lũ, sớm khuya và tình thương vô hạn của người cháu dành cho bà, thì đọc trường ca kháng chiến, người đọc lại day dứt bởi nỗi nhớ mẹ nơi hậu phương của người lính. Trường ca kháng chiến đã nghiêng hẳn về mẹ, hướng về mẹ, mẹ là điểm tựa vững chắc nơi hậu phương. Đã có những giây phút người lính tự nhủ và hối tiếc vì không nói được nỗi lòng của mình với mẹ: “Ta chưa một lần thư thả đất ơi/Chưa một lần nói được lên lời/Lòng của ta với mẹ [Sức bền của đất - Hữu Thỉnh]. Những cô thanh niên xung phong nơi Đồng Lộc ác liệt, khi đi chiến trường vẫn không quên lời mẹ dặn:“Mẹ ơi/Hôm mẹ tiễn con đi đến vùng bom đạn/Mẹ chỉ dặn/Sống sao cho xứng với chị em, bầu bạn”[Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo].

Trên chặng đường hành quân, hình ảnh người mẹ bao giờ cũng là hình ảnh sáng nhất: “Anh đi đi, đường dài đội ngũ/mẹ phía trước mỗi chặng đường kháng chiến/…trái tim mẹ trải mọi vùng bom đạn/anh đi đi, phía trước, mẹ đang chờ” [Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo]. Mẹ trở thành điểm tựa tinh thần ở mọi ngả đường của những người chiến sĩ. Nơi tiền phương, phía trước mặt biết bao chông gai thử thách nhưng người chiến sĩ đã có một niềm tin vô bờ bởi trong trái tim họ, có người mẹ như ngọn lửa cháy mãi luôn soi sáng, dẫn đường.

Lời thơ trong các bản trường ca khi viết về người mẹ đã có sức lan tỏa cao khi các nhà thơ có sự chuyển hóa kì diệu từ hình ảnh một người mẹ cụ thể bằng xương, bằng thịt thành người mẹ của quê hương xứ sở: “Nơi anh đến, hậu phương hay tiền tuyến/Mẹ cánh đồng, mẹ nhà máy, mẹ dòng sông/Mẹ đất đai dàn trận địa mênh mông/Ngày có giặc, lòng mẹ như ngọn súng” [Con đường của những vì sao- Nguyễn Trọng Tạo]. Tình yêu thương của người mẹ đã hòa vào tình dân tộc, tình quê hương. Mẹ đã trở thành người mẹ Đất nước, người mẹ Dân tộc che chở và đùm bọc cho những đứa con đang ngày đêm đối diện với giặc thù. Phía sau lưng, nơi quê nhà yêu dấu, mẹ là hậu phương vững chắc nâng bước chân cho người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao.

Có sức mạnh nào lớn hơn lòng mẹ, có tình yêu thương nào trải khắp các vùng đạn bom như tình yêu thương của mẹ. Người chiến sĩ trong những lúc gian nguy nhất, đau đớn nhất lại tìm được điểm tựa vững chắc về tinh thần. Họ như quên đi những thương tích trên cơ thể khi nhớ về mẹ, nhớ về ngôi nhà xưa của mẹ, về dáng hình người mẹ già đang ngày đêm ngồi dõi theo mỗi bước đi của những đứa con: “Mẹ là người chúng con nhớ nhất/Đất nước ngày có giặc/Mẹ vẫn đỏ miếng trầu/Ấm một vùng tin cậy phía sau” [Sức bền của đất - Hữu Thỉnh].

"Người vọng phu trong lúc gió mưa, bế con đã hoài công để đứng chờ. Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về. Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ…"

"Nơi phía Nam giữa núi mờ, Ai bế con mãi đứng chờ, như nước non xưa đến giờ?..."

[Trường ca Hòn vọng phu, Lê Thương]

MẸ - HÌNH TƯỢNG HOÁ THÂNCỦA ĐẤT NƯỚC, QUÊ HƯƠNG:

Biết bao người mẹ trở thành cô phụ trong thời chiến tranh hết chờ chồng rồi lại trông con, mỏi mòn héo hon. Hình ảnh người mẹ đã khắc hoạ nên hòn vọng phu, đã đi vào trang sử vàng cũng như lòng dân Việt. Người mẹ Việt Nam, người phụ nữ quả cảm, dâng cả đứa con thân yêu, là kết tinh của xương trắng máu đào của chính mình cho quê hương yên ổn và đất nước thái bình, để không còn cảnh ngoại xâm giày xéo quê hương; vẫn biết rằng đó là sự mất mát to lớn, bao nhiêu người con yêu đã ra đi không bao giờ trở lại. Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắc cho đời mình. Theo Phật pháp đó là tinh thần Bồ tát đạo, là vị tha không chút vị kỉ, là vì người không chút toan tính cho mình, nâng tình thương yêu con đỏ lên ngang tầm tình yêu tổ quốc quê hương. Ôi, tình mẹ quê hương đất nước quả thật cao vời! Mẹ đã hoá mình vào đất nước, quê hương. Mẹ của ta cũng chính là bà mẹ Việt Nam.

"Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con lần lượt ra đi... đi mãi mãi...

Thời gian trôi qua, vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng

Nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang

Mẹ Việt Namơi, Mẹ Việt Namơi!

Đi con đi qua khắp nẻo đường, nghe đau thươngchìm trong khói sương.

Mong sao cơn mưa vô tình không lung lay làm rớthạt sương."

[Người mẹ của tôi, Như Hào]

Đất nước lâm nguy dưới gót chân giày xéo của quân xâm lược, mọi người dân Việt Nam phụ, lão ấu đều đồng lòng đứng lên bảo vệtổ quốc thành đồng thân yêu với lời hiệu triệu quốc hồn - quốc tuý muôn thuở: "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", hay "giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh". Từ huyền sử cho đến thật sử, có rất nhiều tấm gươnganh dũng làm sáng ngời hình ảnh Việt Nam - một dân tộc anh hùng bất khuất. Những trang sử hào hùng trong Đại Việt sử ký, xuất hiện nhiều bậc anh hùng, trong đó có anh hùng thiếu niên như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Kim Đồng,…anh hùng nhi nữ như: Bà Trưng, Bà Triệu,… Các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước oai hùng vừa qua, hình ảnh người mẹ đội mưa, đào hầm, tiếp tế và chở che cho những đứa con đánh giặc trên chiến trường bom đạn.

"Mẹ về đứng dưới mưa

Che từng căn hầm nhỏ

Ngăn từng bước chân thù

Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Mẹ lội qua con suối

Dưới mưa bom không ngại

Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,

Tiễn con qua núi đồi

Mẹ chìm trong đêm tối,

Gió mưa tóc che lối con đi…"

[Huyền thoại mẹ, Trịnh Công Sơn]

Mẹ đã hoá thân vào hồn thiêng sông núi, vào hồn thiêng tổ quốc. Cho dù con đi đâu, ở tận chân trời xa xăm nào, con vẫn nhớ về quê hương, nhớ về đất mẹ Việt Namthân thương. Ai đó đã nói, "quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người". Thật vậy, quê hương thật thơ mộng, thật xao xuyến cõi lòng, khi nghe ai đó gợi nhắc lại quê hương. Có rất nhiều và rất nhiều tuyệt tác diễn tảvề quê hương, nhưng không có tác phẩm nào làm rung động lòng người như bài quê hương sau đây:

"Quê hương là một bến sông

Có con đò nhỏ đợi trông người về

Quê hương là câu ước thề

Từ ngày thơ dại cận kề bên nhau

Quê hương là cả niềm đau

Biệt ly mất mát bể dâu khôn lường

Quê hương là những con đường

Hàng cây rũ lá me vương tóc người

Quê hương là một buổi chiều

Em thơ tóc bím thả diều ước mơ

Quê hương là những vần thơ

Gieo trong đêm trắng ngẩn ngơ nhớ nhà

Quê hương là bà mẹ già

Nghèo, quê, xấu, vụng - vẫn là mẹ ta

Trái tim mẹ vẫn bao la

Đẹp hơn tất cả bài ca trên đời".

[Bà Mẹ quê hương, Hà Huyền Chi]

Vòng tay của Đất Mẹ Việt Nam đã ôm trọn các đứa con của người. 54 dân tộc đồng bào anh em có cùng chung một mẹ Âu Cơ, một Mẹ Việt Nam, đang quây quần chung sống. 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất mẹ đã chứng kiến bao cảnh thương đau bị quân xâm lược giầy xéo. Đất mẹ thành đồng đã che chở cho những đứa con của người, quật khởi đạp đổ ách thống trị xích xiềng của quân xâm lược phương Bắc [Tàu] lẫn phương Tây. Ngày nay Đất nước Việt Nam đãhoàn toàn thanh bình, nhân dân chăm lo làm ăn, ổn định cuộc sống, kiến thiếtđất nước. Nhưng những người mẹ già vẫn khắc khoải, những vết thương tâm đã hằn sâu trong lòng mẹ, nỗi đớn đau không bao giờ vơi; bao nước mắt của Mẹ đã rơi để khóc tiễn đưa những đứa con yêu của Mẹ đã ngã xuống nơi biên trường, nỗi đau của "đầu bạc đã phải khóc tiễn đầu xanh".

"Lá vàng còn ở trên cây;

Lá xanh rụng xuống trời hay không trời?"

"Mẹ Việt Nam ơi! Mây khói tan rồi còn lại mẹ tôi

Đất nước, nay vẫn còn, còn có những đứa con

Dù đi xa muôn phương nhưng vẫn nhớ

Mẹ đang cô đơn, chúng con yêu mẹ hơn mỗi chiều nghiêng nghiêng bóng

Ghi khắc trong lòng hình dáng mẹ ngồi trông…

Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ Việt Namơi!

Xin cám ơn người, người mẹ của tôi!"

[Người mẹ của tôi, Xuân Hồng]

Đặc biệt, tình yêu quê hương - Đất Mẹ, một lần nữa lại trào dâng, lại tha thiết và dặt dìu trong bài "Tình ca” của Phạm Duy, đã làm say bao lòng người.

"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi

Mẹ hiền ru những câu xa vời

À à ơi, tiếng ru muôn đời

Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!...

Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh

Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình

Nhìn trùng dương hát câu no lành

Đất nước tôi! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn

Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi!

Đất nước tôi! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng

Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi!

Tôi yêu những sông trường

Biết ái tình ở dòng sông Hương

Sống no đầy là nhờ Cửu Long

Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong

Người yêu thế giới mịt mùng

Cùng tôi xây đắp ruộng đồng Việt Nam

Làm sao chắp cánh chim ngàn

Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng mến nhau…"

********

Mẹ - hình tượng thiêng liêng, trên diễn đàn văn học và thi ca Việt Namđã khắc hoạ thật sống động và thiêng liêng: hình tượng Mẹ chở che, cưu mang,bao dung và độ lượng; hình tượng Mẹ hi sinh và cam chịu; hình tượng Mẹ hoá thâncủa đất nước và quê hương. Thật vậy, tình cảm mẹ bao la, tấm lòng mẹ chan chứa,tâm hồn mẹ bao dung; hơn nữa, tình mẹ cao cả ấy đã hoà mình vào đất trời quê hương, thành Đất mẹ thành đồng Việt Nam anh hùng, bất khuất thân thương.

"Mẹ ơi! Bóng mẹ là nhà,

Để khi mệt lả con về náu thân,

Lời mẹ là tiếng chuông ngân,

Êm đềm dịu ngọt, lâng lâng cõi lòng."

Từ đó, Mẹ là kho tàng yêu thương hạnh phúc, là tàng cây bóng mát che chở cho connương náu trong những lúc vấp ngã hay cô đơn thất vọng, con lại tìm về suối nguồn yêu thương ấy để được nghe những lời an ủi, khuyên răn vỗ về sưởi ấm lòng con. Qua hình tượng thiêng liêng của Mẹ được khắc hoạ qua văn học và thi ca trên, ta cảm nhận được công lao khó nhọc của người mẹ. Nước mắt và mồ hôi của mẹ đã trở thành những dòng dịu mát, làm xanh tươi đồng quê VN. Mẹ đã hy sinh tất cả niềm vui, lẽ sống riêng tư của mình để lo cho con, ở mọi lúc mọi nơi, khi con cần là có mẹ ở bên cạnh. Mẹ vì con mà ngậm đắng nuốt cay chấp nhận hết tất cả không một lời than van. Quả thật tình mẹ cao cả biết nhường nào! Người Mẹ hiền, Mẹ Việt Nam, hình ảnh Mẹ bình dị nhưng thiêng liêng,yêu thương nhưng khả kính; mãi mãi là nơi che chở ấm áp và vững chắc của con, và sẽ sống mãi trong lòng mọi người con dân Đất Việt.

"Ôi mẫu tử bao la ơn sâu nặng,

Nặng ân tình thơm ngát vạn niềm thương,

Lệ sầu đau năm tháng hóa kim cương,

Thành chuỗi ngọc tình thương ôi bất diệt".

Trường Trung Cấp Phật Học KH

Chùa Long Sơn – Nha Trang

Kinh Báo Ân Cha Mẹ thi hóa, Thích Nhật Từ

Kinh Đại thừa bổn ân tâm địaquán

Đại Nam quốc âm tự vị [Sài Gòn 1895, mục từ Bến] của Huỳnh Tịnh Của giảng "Con gái mười hai bến nước" là: "Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu".

Tiếng Pháp gọi là La Mère et L'Enfant, dịch ra là Mẹ Bồng Con. Nhiều truyền thuyếtnói về hòn Vọng Phu trên khắp miền đất nước:

Núi Vọng Phu ở Ninh Tòng, Ninh Hòa, Khánh Hòa, tên là núi Mẫu Tử, giáp ranh xã Krong Hin, huyện Mơ Đrắc, cao 2.051m; có tên khác là Mông Công, đọc trại ra thành Bồng Con; đồng bào dân tộc trong vùng gọi là T'Yang Mtên. Đây là ngọn núi cao nhất của Khánh Hòa. Chóp núi là một khối đá hoa cương khổng lồ, bên cạnh có một khối nhỏ hơn, trông xa tựa hình người, đứng xa 40 km vẫn rõ hình ảnh mẹ bồng con ngóng ra biển Đông: "Bồng con ngồi dựa trên non/ Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông".

Hòn Vọng Phu, Núi Tô Thị nằm gần sông Kỳ Cùng, động Tam Thanh, Lạng Sơn được biết đến qua ca dao: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh..."

Ở Thanh Hóa, núi Khế - Nhuệ Sơn [thôn Nhuệ], cách TP. Thanh Hóa 3 km về phía tây nam, chu vi khoảng 4.000m, trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20 mét giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng phu. Có câu: "Vọng phu cảnh đẹp núi Nhồi/ Có người chinh phụ mắt ngời đăm đăm".

Núi Vọng Phu, còn gọi Đá Chồng, hay ngọn Đá Bia [tên chữ Bi Sơn hay Thạc Bi Sơn] ở Phú Yên. Núi cao 706m nằm cạnh quốc lộ 1A, trên đỉnh dựng đứng một khối đá lớn giống hình người đàn bà. Có câu: "Sông kia núi nọ còn đây/ Mà người non nước ngày nay phương nào?"

Chủ Đề