Hệ thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo máy cấp

Chức năng, nhiệm vụ

  • Tweet

GIỚI THIỆU CHUNG

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.

Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiệnDi chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.

Lấy ngày 18 tháng 11 hàng năm là ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY

CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MTTQ VIỆT NAMTỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH

BAN THƯỜNG TRỰC

Số:01/QĐi-MTTQ-BTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Bình Định, ngày 09tháng 8 năm 2019

QUY ĐỊNH

chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định

- Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

- Căn cứ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và yêu cầu công tác thực tế của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh,

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, như sau:

Điều 1.Chức năng

Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc [viết tắt là MTTQ] Việt Nam tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác Mặt trận của tỉnh; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Mặt trận theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam và Điều lệ MTTQ Việt Nam.

Điều 2. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

1.1. Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của Ban Thường trực và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

1.2. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

1.3. Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích và nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động trong Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

1.4. Sơ, tổng kết công tác Mặt trận và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

2.1. Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và cấp trên.

2.2. Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân.

2.3. Điều lệ MTTQ Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

3.Giúp Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

4.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh giao.

Điều 3.Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện theo Luật MTTQ Việt Nam và Điều lệ MTTQ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là Thủ trưởng Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Phó Chủ tịch là các Phó Thủ trưởng Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

2. Các đơn vị trực thuộc

- Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh có 03 ban chuyên môn:

+ Ban Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp;

+ Ban Phong trào;

+ Ban Dân chủ - Pháp luật.

- Mỗi ban có ít nhất 05 người. Ban có dưới 10 người được bố trí Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng ban.

3. Biên chế

Biên chế của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ, công chức, người lao động phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Căn cứ Quyết định này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; quy định chức năng, nhiệm vụ của các Ban, trách nhiệm và quyền hạn của Thủ trưởng, các Phó Thủ trưởng, các Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.

2. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 310/QĐ-MTTQ-BTT ngày 24/9/2018 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiến hành xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

[để b/cáo];

- Thường trực Tỉnh ủy [để B/cáo];

- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;

- Văn phòng và các Ban của Tỉnh ủy;

- BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- BTT Ủy ban MTTQ các huyện, TX, TP;

- Lưu: VT.

TM. BAN THƯỜNGTRỰC

CHỦ TỊCH

[Đã ký]

Nguyễn Thị Phong Vũ

Video liên quan

Chủ Đề