Hệ điều hành là gì lớp 6

Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì? – Câu 4 trang 43 SGK Tin học lớp 6. Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?

Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?

Nhiệm vụ của hệ điều hành đối với máy tính:

* Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi hệ điều hành. Tài nguyên của máy tính [ví dụ như CPU, bộ nhớ…] chỉ có giới hạn nhưng các chương trình phần mềm luôn muốn hoạt động tối đa. Nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài nguyên của máy tính sẽ xảy ra, hệ thống sẽ hoạt động hỗn loạn.

Quảng cáo

Nhờ có hệ điều hành, hoạt động của toàn bộ hệ thống sẽ trở nên nhịp nhàng.

* Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép người dùng trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.

* Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính.

Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính...

1. Khái niệm hệ điều hành [Operatin System]

- Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:

+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.

+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình.

+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

- Hệ điều hành là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy.

- Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật [máy tính và các thiết bị ngoại vi] tạo thành một hệ thống.

- Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay đó là MS-DOS, Windows 98, Windows 2000, Win XR, ...

2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành

a]  Chức năng của hệ điều hành

Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống, có thể thông qua hệ thống lệnh hoặc bảng chọn được điều khiển bởi chuột và bàn phím.

- Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin;

- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống [làm việc với đĩa, truy cập mạng...].

b] Các thành phần của hệ điều hành

Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để:

- Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: thông qua hệ thống câu lệnh được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hộ thống [bảng chọn, cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ...] được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.

- Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.

- Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí [được gọi chung là hệ thống quản lí tệp],

Đa số các hệ điều hành phổ biến hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính đó là các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử...

3. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có ba loại chính sau:

a] Đơn nhiệm một người dùng

- Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.

- Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.

- Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.

- Ví dụ: MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.

b] Đa nhiệm một người dùng

- Chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

- Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.

- Ví dụ: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.

c] Đa nhiệm nhiều người dùng

- Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

- Ví dụ: Window's XP là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

Loigiaihay.com

Hay nhất

Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.Wikipedia

Bài 10 Tin học lớp 6: Hệ điều hành làm những việc gì?. Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 43 . Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra?…

Câu 1: Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra?

Nếu máy tính không có hệ điều hành thì nó không thể hoạt động được bời vì hệ điổi hành là một chương trình đặc biệt là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy.

Câu 2: Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?

Hệ điều hành là một phần mềm. Đó là phần mềm hệ thống, là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chuẩn xác. Ví dụ, DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP…

Câu 3: Hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa hệ điều hành với một phần mềm ứng dụng

Sự khác nhau chính giữa hệ điều hành với một phần mềm ứng dụng: Hệ điều hành là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Còn phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.

Ví dụ, Microsoft Word, Microsoft Excel,… Hệ điều hành là môi trường làm việc cho các phần mềm ứng dụng. Không có hệ điều hành thì các phần mềm ứng dụng không thể hoạt động được.

Câu 4: Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?

Nhiệm vụ của hệ điều hành đối với máy tính:

* Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi hệ điều hành. Tài nguyên của máy tính [ví dụ như CPU, bộ nhớ,…] chỉ có giới hạn nhưng các chương trình phần mềm luôn muốn hoạt động tối đa. Nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài nguyên của máy tính sẽ xảy ra, hệ thống sẽ hoạt động hỗn loạn.

Nhờ có hệ điều hành, hoạt động của toàn bộ hệ thống sẽ trở nên nhịp nhàng.

* Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép người dùng trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.

* Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính.

Câu 5: Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính?

Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính.

Câu 6: Em hãy liệt kê các tài nguyên của máy tính theo hiểu biết của mình.

Các tài nguyên của máy tính, đó là tất cả các thiết bị phần cứng [màn hình, máy in, bàn phím,ram, card màn hình , chuột , …. ], phần mềm [phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng] và dữ liệu có trên máy tính. Trong số các tài nguyên phần cứng thì bộ nhớ là quan trọng nhất

Lý thuyết Tin học 6: Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì?

- Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp vào máy tính.

- Hệ điều hành là một chương trình máy tính [phần mềm] nên muốn có hệ điều hành thì phải tiến hành cài đặt.

Lưu ý:

- Hệ điều hành phải là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã có hệ điều hành.

- Mỗi máy tính chỉ có thể sử dụng sau khi đã được cài đặt tối thiểu một hệ điều hành.

Trên thế giới có nhiều hệ điều hành khác nhau. Hiện nay, hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trong các máy tính cá nhân là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft.

Hình 1. Một số hệ điều hành Windows ​

Tóm lại:

- Máy tính chỉ có thể được sử dụng, khai thác có hiệu quả khi có hệ điều hành.

- Máy tính không bị gắn cứng với một hệ điều hành cụ thể. Hiện nay có nhiều hệ điều hành cho ta lựa chọn và có thể cài đặt một hoặc một vài hệ điều hành trên một máy tính, chẳng hạn: Windows 98, Windows XP.

- Tất cả các hệ điều hành đều có những chức năng chung.

2. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành

- Điều khiển phần cứng, tổ chức thực hiện các chương trình máy tính. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi hệ điều hành;

- Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính;

- Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.

Hình 2. Tổ chức quản lí thông tin trong máy tính​

Hình 3. Giao diện hệ điều hành Window​

Video liên quan

Chủ Đề