Hãy kể tên một số thuốc kháng sinh thường sử dùng trong chăn nuôi

Hiện nay ngành chăn nuôi đang chuyển dần theo phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này đã và đang ô nhiễm môi trường, làm chi diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, kháng sinh là loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

1. Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Người dân sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan

Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn còn tệ hơn do thực trạng thực thi pháp luật và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. Đồng thời nhu cầu đạm động vật ngày càng tăng, Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.

2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi [Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn], năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên tần suất từ 1 – 3 lần/tháng. Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng vắc – xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 – 2 lần so với khuyến cáo.

Tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay

Theo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.

3. Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Mỗi năm, 50.000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng thuốc kháng sinh. Ngày tại Thái Lan mỗi ngày có đến 100 người chết do kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan.

Vì lợi nhuận, không ít trang trại đã không ngần ngại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm. Họ trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Hậu quả là tồn dư thuốc trong sản phẩm thịt. Con người sử dụng thực phẩm này làm ảnh hưởng gan, thận cùng nhiều bất lợi khác cho cơ thể. Trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. “Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể tử vong” – Bác sỹ Lokky Wai, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo.

Hậu quả khó lường như vậy. Tuy nhiên, bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp.

4. Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi 

Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục cho họ: mặt lợi của kháng sinh; mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian.

Từ thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, Bộ NN – PTNN đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản ly sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”. Theo kế hoạch này, Bộ NN – PTNN đã đưa ra nhiều giải pháp, nội dung thực hiện. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh; nguy cơ hình thành kháng kháng sinh; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm … Dần hạn chế sử dụng, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.

DS Nguyễn Gia Hân

[Visited 13.835 times, 1 visits today]

Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn thực phẩm” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện dẫn đến tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tăng lượng nạc cho động vật nuôi, các nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm đã sử dụng kích thích tố tăng trưởng, hormone tăng trọng ngày càng phổ biến. Đáng kể đến là các hóa chất thuộc nhóm Pheethanolamine như: clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine …

Tình hình sử dụng các hóa chất trong thức ăn chăn nuôi và trong chăn nuôi.

Tác dụng của Clenbuterol

Clenbuterol là hóa chất được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong thú y clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Trong chăn nuôi chúng có khả năng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng độ nạc thân thịt. Trước đây người ta đã đưa clenbuterol vào trong thức ăn của bò để giúp bò có vai, mông nở nang tham gia dự thi tại các hội chợ.

Pháp hiện Clenbuterol trong thức ăn chăn nuôi và cơ thể động vật

Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này và những chất cùng nhóm đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn sử dụng bất hợp pháp các hóa chất này trộn vào thức ăn chăn nuôi.

– Theo kết quả điều tra của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, trong 500 mẫu thịt heo lấy tại TPHCM có 30% mẫu dương tính với chất clenbuterol, lượng hóa chất này tồn dư 100% trong cơ thể động vật, 60% tồn lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu chín.

– Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam phát hiện thấy 1/12 mẫu thức ăn chăn nuôi và 6% mẫu thịt đều dương tính với clenbuterol.

– Gần đây, tháng 11/2009 Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt dương tính với clenbuterol.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc lâu tới vài tháng; người tiêu thụ gan, thịt động vật ăn thức ăn chứa clebuterol có hiện tượng run rẩy, rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, liệt cơ, run cơ, thậm chí dẫn đến ung thư.

Tình hình sử dụng các kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và trong chăn nuôi.

Kháng sinh được sử dụng rất bừa bãi

Ngoài ra, do thức ăn chăn nuôi thường bị nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh cho gia súc gia cầm, nên các nhà sản xuất thức ăn đã dùng thuốc kháng sinh trộn vào nhằm hạn chế mật độ vi khuẩn có trong thức ăn, kích thích sự phát triển của vật nuôi. Mặt khác, trong phòng trị bệnh gia súc, gia cầm người chăn nuôi sử dụng kháng sinh cũng rất bừa bãi [dùng với liều cao và dùng liên tục ]. Kết quả điều tra của Lã Văn Kính và ctv [1996] trên 75% số mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan [gà nuôi theo phương thức công nghiệp] cho thấy đều có tồn dư kháng sinh với mức tồn dư từ 3,67-122 ppm tùy theo chủng lọai, cao hơn hàng chục đến hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn Quốc tế.

Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐH Nông Lâm TP.HCM xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất chloramphenicol [chiếm 15,35%], tylosin [15%], colistin [13,24%], norfloxacin [10%], gentamycin [8,35%], nhóm tetracylin [7,95%], ampicillin [7,24%]… Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng. Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Trần Văn Ký, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, khẳng định phần lớn kháng sinh không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng, số ít có thể bị phân hủy nhưng tỷ lệ không đáng kể. Người thường xuyên dùng sản phẩm gia súc gia cầm bị nhiễm kháng sinh sẽ rất bị “lờn thuốc” [cơ thể sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh]  và khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị khó, kéo dài thời gian và phức tạp hơn.

Benh.vn [Theo Chi cục QLCL NL Sản &TSKG]

Video liên quan

Chủ Đề