Hàng hóa việt nam nhập khẩu từ eu năm 2023 năm 2024

EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang đứng vị trí đối tác thương mại thứ 16 của EU và là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN. Tính riêng về xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2022 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021, và chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang hầu hết thị trường trong khối EU đều tăng rất mạnh. Đáng chú ý nhiều thị trường đạt mức tăng 2 con số như Ai Len (tăng 45,9%), Đan Mạch (tăng 40,0%); Hà Lan (tăng 35,8%); Đức (tăng 23,1%).

Hàng hóa việt nam nhập khẩu từ eu năm 2023 năm 2024

Cơ cấu thị trường cũng chứng kiến sự dịch chuyển tích cực khi không chỉ duy trì và phát triển xuất khẩu sang các thị trường lớn, cửa ngõ trong Khối như Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp, mà dần mở rộng sang các thị trường nhỏ hơn, thị trường ngách như tại Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng (điển hình là Ba Lan, Thụy Điển, Séc, Slovenia, Ai Len, Đan Mạch, Rumani...).

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022 ghi nhận 9 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng tăng trưởng 2 con số. Cơ cấu mặt hàng cũng ngày càng đa dạng hơn. Không chỉ tập trung vào các mặt hàng chủ lực như: Điện thoại các loại & linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị phụ tùng; giày dép; dệt may mà còn đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản sang EU.

Năm 2023, nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất vẫn duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại EU sụt giảm đã tác động đáng kể đến trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường này. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 38,8 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 29 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên tốc độ giảm đã có dấu hiệu chậm lại.

Đồng thời, mức lạm phát tại EU tiếp tục được điều chỉnh tích cực sẽ là yếu tố hỗ trợ tiêu dùng hàng hóa tại khu vực trong thời gian tới; nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ dần cải thiện khi tồn kho giảm và nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao. Do đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU được nhận định có thể phục hồi kể từ Quý IV/2023.

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và dòng đầu tư mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc gia tăng cạnh tranh thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các đối tác EU tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững cùng có lợi với EU. Đặc biệt, với ưu thế về vốn và công nghệ, cùng những ưu tiên của EU về chuyển đổi “xanh và số” sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn, giúp hàng hóa Việt Nam có ưu thế về chất lượng, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của EU và cũng phù hợp với xu thế phát triển bền vững hiện nay.

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong năm 2023, Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2022.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với khu vực Liên minh châu Âu (EU) đạt 58,6 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2022 và chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước.

Hàng hóa việt nam nhập khẩu từ eu năm 2023 năm 2024

So với năm 2022, Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023. Ảnh minh họa

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 vừa được Bộ Công Thương công bố sáng ngày 16/5 nêu rõ, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc); thị trường xuất khẩu thứ 3 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) và thị trường nhập khẩu thứ 5 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan)

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong quý IV/2023 đạt 11,1 tỷ USD, tăng 0,2% so với quý IV/2022, quý tăng đầu tiên kể từ đầu năm 2023.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 43,68 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hà Lan, Tây Ban Nha, Slovakia, Séc tăng trưởng khả quan so với năm 2022, trong khi xuất khẩu sang Đức, Bỉ, Pháp, Thụy Điển... tiếp tục giảm.

Về mặt hàng xuất khẩu, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đều chứng kiến mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong năm 2023. Tuy nhiên, có một số mặt hàng chứng kiến mức tăng trưởng dương trong kim ngạch xuất khẩu năm 2023 so với năm 2022: Điện thoại và linh kiện đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 3%; sắt thép đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 29%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt gần 1,15 tỷ, tăng 3,9%; hạt điều đạt gần 651 triệu USD, tăng 10,3%.

Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU của Việt Nam đạt 14,9 tỷ USD, giảm 3,1% so với năm 2022.

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước EU trong năm 2023 giảm như: Ireland (3.104.837.688) giảm 7,2%; Pháp (1.634.822.853 USD) giảm 0,1%; Italy (1.626.695.61 USD) giảm 9%; Hà Lan (666.724.650 USD) giảm 0,3%; Bỉ (615.366.311 USD) giảm 18,5%; Hungary (429.717.829 USD) giảm 30%; Ba Lan (373.607.260 USD) giảm 0,4%;…

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một số nước còn lại trong EU chứng kiến mức tăng trưởng dương nhưng không cao. Điều này góp phần vào sự sụt giảm nhập khẩu chung từ các nước EU trong năm 2023.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ EU đều ghi nhận có sự sụt giảm trong 2023. Tuy nhiên, một số mặt hàng có tăng trưởng dương so với năm trước gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (3.102.211.397 USD), tăng 0,2%; hóa chất (552.926.817 USD), tăng 49,4%; hàng thủy sản (310.831.878 USD), tăng 6,2%; sữa và sản phẩm sữa (248.600.316 USD), tăng 5,9%,…