Hạch toán service charge như thế nào

Service charge được hiểu là khoản tiền thưởng của khách hàng dành cho cơ sở kinh doanh mà sự phục vụ, dịch vụ đạt chất lượng từ mức tốt trở lên.

Hình minh hoạ [Nguồn: kinhdoanh365]

Service charge 

Khái niệm

Service charge là khoản tiền phí phục vụ. Đây là khoản tiền sẽ tính thêm khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại Nhà hàng Khách sạn [cùng với với thuế VAT]. 

Nó còn được hiểu là khoản tiền thưởng của khách hàng dành cho cơ sở kinh doanh mà sự phục vụ, dịch vụ đạt chất lượng từ mức tốt trở lên. Đây là khoản phí được pháp luật cho phép thu, được ghi trong hóa đơn và chịu thuế giá trị gia tăng.

Phí phục vụ thường sẽ được tính ở mức 5%. Trên mỗi menu trong nhà hàng khách sạn, giá tiền món ăn đều sẽ được ghi rõ có áp dụng tính thuế và service charge hay không [ do là vì ở một số cơ sở kinh doanh chỉ tính VAT]. 

Để cho thuận tiện, trên giá của mỗi món ăn sẽ được kí hiệu ++ để chỉ việc áp dụng tính phí thuế và service charge. 

Ví dụ như: giá 1 đêm phòng Suite là $200++/ đêm thì là ngoài tiền thuê 200$ khách sẽ phải thanh toán thêm 10% cho thuế VAT và 5% cho service charge.

So sánh với tiền Tips 

Như đã đề cập, service charge là khoản phí "thông lệ" 5% mà khách hàng phải trả sau trong hoá đơn tính tiền mà nhà hàng khách sạn sẽ "thay mặt" nhân viên nhận trước, đôi khi sẽ có vài khách thắc mắc với khoản phí này. 

Còn với tiền Tips, đó là khoản tiền thưởng trực tiếp của khách hàng khi họ hài lòng về chất lượng phục vụ dành riêng cho người nhân viên. 

Đây là khoản tiền nhân viên được phép hưởng toàn bộ hoặc chỉ chia đều cho số nhân viên có mặt trong ca làm việc [vì để phục vụ tốt khách hàng thì đó công sức của cả tập thể].

Với một số khách hàng, ngoài phí phục vụ thì họ vẫn chủ động thưởng thêm Tips cho nhân viên khi họ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ. 

Do văn hoá Tips ở nước ta chưa phổ biến nên service charge và tiền Tips là hai khái niệm thường hay bị nhầm lẫn với nhau nhưng thật ra chúng hoàn toàn khác biệt.

Điều kiện để khách sạn được thu Service charge

Không phải tất cả đơn vị lưu trú đều được thu phí phục vụ. Theo qui định, chỉ các khách sạn – nhà hàng có chất lượng dịch vụ tốt, niêm yết giá công khai, hạch toán rõ ràng khoản tiền thưởng thêm của khách, mới được thu Service charge.

Mức thu phí

Service charge bao gồm 5% tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng được cộng thêm vào số tiền khách hàng thực trả. Đơn vị kinh doanh không được phép thu quá mức qui định trên. 

Đồng thời, đơn vị phải hạch toán riêng khoản tiền phí phục vụ, giá dịch vụ, hàng hoá ngay trên từng hoá đơn dịch vụ và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.

Các cách tính Service charge cho nhân viên khách sạn

– Chia đều cho tất cả nhân sự chính thức

Số tiền phí phục vụ được chia đều cho tất cả nhân viên chính thức, không phân biệt chức vụ, công việc. Tuy nhiên việc sử dụng bao nhiêu phần trăm khoản phí dịch vụ hàng tháng tùy thuộc vào qui định của từng khách sạn, có thể 50%, 80%, 100%.

Ví dụ, phí phục vụ 1 tháng đạt 500 triệu đồng, áp dụng chính sách chia 80%. Như vậy, 400 triệu đồng chia cho 200 nhân sự, mỗi người sẽ nhận được 2 triệu tiền Service charge.

– Chia theo cấp bậc, hệ số, thâm niên

Một số khách sạn sẽ chia Service charge theo cấp bậc, hệ số, thâm niên làm việc để đảm bảo chế độ đãi ngộ công bằng cho người lao động. Trong đó, những vị trí điều hành, quản sẽ nhận được khoản chia nhiều hơn.

– Chia cho cả nhân viên fulltime và partime

Một số khách sạn có thể chia service charge cho nhân viên part time, với tỉ lệ 70 – 80% so với nhân viên fulltime.

[Tài liệu tham khảo: Quản trị Nhà hàng Khách sạn, Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch, TP Hồ Chí Minh. ezcloud. Hướng nghiệp Á Châu]

ketoan
Khách viếng thăm

Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 7993
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Tiêu đề: Re: Phí phục vụ [service charge]   
13th June 2010, 3:22 pm

PHÍ PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH

Nhiều khách du lịch thắc mắc không hiểu ý nghĩa của hai dấu cộng sau những con số trong bảng giá của một số khách sạn, nhà hàng. Đó chính là giá chưa cộng thuế giá trị gia tăng và phí phục vụ mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp. Vậy phí phục vụ trong ngành du lịch [hay những người trong ngành thường dùng thuật ngữ service charge] là gì ?
 PHÍ PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH
I. KHÁI NIỆM
Theo Thông tư liên bộ Tài chính – Tổng cục du lịch số 88: Phí phục vụ trong ngành Du lịch là khoản tiền thưởng của khách cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn do chất lượng phục vụ tốt, đồng thời là biểu hiện thiện cảm của người được phục vụ về thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ.
II. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH
Phí phục vụ trong ngành du lịch được xem là đòn bẩy kinh tế nhằm:
+ Khuyến khích nhân viên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước
III. ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI VÀ MỨC THU PHÍ PHỤC VỤ
1] Điều kiện: Những đơn vị thuộc ngành Du lịch kinh doanh các loại nghiệp vụ: lữ hành, vận chuyển khách, khách sạn, vui chơi giải trí...
- Có chất lượng phục vụ tốt, được khách hàng hài lòng và tự nguyện trả thưởng thêm ngoài giá dịch vụ.
- Thực hiện niêm yết giá công khai.
- Hạch toán rõ ràng khoản tiền thưởng thêm của khách hàng.
2] Phạm vi: Các đơn vị kinh doanh thuộc ngành Du lịch được phép thu kinh phí phục vụ trên giá các dịch vụ sau:
- Cho thuê buồng ngủ;
- Phục vụ ăn, uống;
- Cho thuê phương tiện vận chuyển có người phục vụ;
- Các dịch vụ: giặt là, may đo, cắt uốn tóc, thẩm mỹ...;
- Tắm hơi;
- Lữ hành, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn tổ chức vui chơi giải trí;
- Các dịch vụ khác.
3] Mức thu phí phục vụ
Các đơn vị kinh doanh du lịch được phép thu không quá 5% trên giá bán các dịch vụ
IV. NỘI DUNG SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ:
Phí phục vụ là khoản tiền trả thêm ngoài giá dịch vụ đã quy định nhưng được cộng vào tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng thực trả. Đơn vị phải hạch toán riêng khoản tiền phí phục vụ, giá dịch vụ, hàng hoá ngay trên từng hoá đơn dịch vụ và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.
Trên hóa đơn:
Giá chưa thuế: A
Phí phục vụ: A*5%
VAT: 10% * 1.05A
Tổng cộng: A[ 1.05 + 10%*1.05]
Kê khai:
N111 A[ 1.05 + 10%*1.05]
C511 1.05A
C333 10% * 1.05A
[Từ khi chính phục phê duyệt biện pháp giảm giá nhằm kích cầu du lịch, thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm ngành du lịch được giảm từ 10% xuống còn 5%]

Khoản phí dịch vụ thu được sau khi nộp thuế doanh thu theo Luật định được phân phối như sau:
- Thưởng cho các cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt
- Tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ
- Cải thiện điều kiện lao động nhưng không quá 50% quỹ lương thực hiện.
Khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và không tính vào mức khống chế các quỹ xí nghiệp theo chế độ phân phối lợi nhuận hàng năm.
Số tiền còn lại sau khi nộp thuế doanh thu và trích thưởng nói trên, được hạch toán vào thu nhập của đơn vị để xác định lợi tức chịu thuế và nộp thuế lợi tức theo quy định.
Riêng đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ thì không được trích chi cho các khoản quy định trên mà phải hạch toán chung vào thu nhập để giảm lỗ.
Theo quy định toàn bộ khoản thu về phí phục vụ phải đưa vào doanh thu để tính thuế doanh thu, tuy vậy trên thực tế việc thu và sử dụng khoản phụ phí phục vụ còn tuỳ tiện, một số cơ sở thu chưa đúng, hạch toán chưa rõ ràng, sử dụng chưa hợp lý. Ở Việt Nam, không phải cơ sở kinh doanh du lịch nào cũng tách phí phục vụ ra ngoài giá công bố cho khách, mà nhìn chung thì chủ yếu những khách sạn, resort cấp hạng cao mới thực hiện cách tính như trên. Vậy phải chăng, tách phí phục vụ riêng sẽ dễ làm cho khách hàng hiểu sai về phí phục vụ và tiền tip ?
 PHÍ PHỤC VỤ VÀ TIỀN TIP
Như đã giới thiệu phần trên, phí phục vụ trong ngành du lịch là tiền thưởng của khách dành cho nhân viên phục vụ, vậy phí phục vụ có phải là tiền tip không ? Xin trả lời là KHÔNG.
Văn hóa Việt Nam không có phong tục cho tiền tip đối với nhân viên phục vụ như một số nước khác. Tiền típ là khoản tiền khách hàng tự nguyện cho người phục vụ và số lượng tùy thuộc vào khả năng của khách hàng cũng như mức độ hài lòng của họ về sự phục vụ của nhân viên đó và hoàn toàn không bắt buộc. Còn phí phục vụ được pháp luật cho phép các doanh nghiệp tính tỉ lệ % trên doanh thu, được ghi trong hóa đơn và chịu cả thuế giá trị gia tăng. Như vậy tiền tip là tiền của riêng nhân viên và phí phục vụ thì được doanh nghiệp “nhận hộ” nhân viên.
Theo tôi các khách sạn không thể hiện cách tính phí phục vụ không có nghĩa là họ không quan tâm đến “sự cho phép của pháp luật về khoản phí này” và nếu có tính thì khoản tiền này không phải nhận hộ cho nhân viên mà là nhận cho doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh nghiệp chiếm luôn phần phí phục vụ của nhân viên. Còn đối với những doanh nghiệp thực hiện đúng mục đích của việc thu phí này, khoản phí phục vụ mới đúng nghĩa là tiền thưởng của khách hàng cho nhân viên và nhân viên được nhận khoản tiền này hàng tháng [ngoài tiền lương cố định] nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng khách đến với doanh nghiệp, do đó khuyến khích họ làm việc tích cực hơn, tạo ra tiêu chuẩn đồng bộ trong phục vụ của nhân viên để mang lại hài lòng, thu hút khách quay trở lại và đến với doanh nghiệp, qua đó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như tăng thuế nộp cho Nhà nước. Đối với khách hàng, đôi khi họ cần lời giải thích từ khoán phí phục vụ này, một số người sẽ cảm thấy khó chịu khi bị tính thêm phí vào giá vì chẳng khác gì bắt họ thưởng tiền cho nhân viên mà có khi họ không hài lòng về chất lượng phục vụ, nhưng mặt khác lại những khách còn cho thêm nhân viên tiền tip ngay cả khi họ đã phải trả phí phục vụ. Thường thì các doanh nghiệp khi đã công khai tính phí phục vụ sẽ ra quy định nếu nhân viên được nhân tiền tip từ khách thì số tiền đó sẽ được hưởng chung cho ca phục vụ, bởi lẽ sự hài lòng của khách không chỉ do cá nhân nhân viên đó mang lại mà là sự nỗ lực của cả một tập thể

Tài liệu tham khảo:
Thông tư số 88 liên bộ Tài chính – Tổng cục du lịch: Hướng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch
NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH
KHOA QTKD

Chủ Đề