Gioongke là gì

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Các nước Âu - Mĩ [Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX] - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [6 điểm]

Câu 1. Đặc trưng nổi bật của kinh tế các bang miền Nam nước Mĩ giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Phát triển kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.

B. Kinh tế trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế.

C. Ứng dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.

D. Kinh tế đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ.

Câu 2: Phương thức kinh doanh mới trong nông nghiệp ở Đức đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp nào?

A. Quý tộc tư sản hóa - Gioongke.

B. Đại địa chủ giàu có.

C. Giai cấp tư sản mới.

D. Tư sản kinh doanh công nghiệp.

Câu 3: Lực lượng cách mạng của quần chúng đóng vai trò quan trọng đưa đến thắng lợi của các bang miền Bắc trong cuộc nội chiến ở Mĩ [1861 - 1865] bao gồm

A. trại chủ, dân tự do, người da trắng.

B. công nhân, nông dân, dân tự do.

C. người da đen, công nhân, nông dân.

D. trại chủ, dân tự do, người da đen.

Câu 4: Cách thức tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức đã ảnh hưởng gì đến phương hướng phát triển của nước Đức sau này?

A. Ảnh hưởng đến xu hướng quân phiệt của nước Đức.

B. Nước Đức phát triển theo hướng hòa bình, dân chủ.

C. Vấn đề Pháp - Đức luôn được coi trọng trọng chính sách đối ngoại.

D. Nước Đức có nguồn lực lớn để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 5. Tình hình kinh tế của các bang miền Bắc nước Mĩ trước nội chiến không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển.

B. Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế.

C. Phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động nô lệ.

D. Ứng dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.

Câu 6: Do đâu có thể khẳng định quá trình thống nhất nước Đức thực chất là quá trình Phổ hóa nước Đức?

A. Tầng lớp quý tộc Phổ tiến hành nhằm xác lập nền thống trị của Phổ ra toàn nước Đức.

B. Nhân dân Phổ là động lực chủ yếu của cuộc đấu tranh thống nhất.

C. Thành phố Berlin của Phổ được chọn làm thủ đô của nước Đức thống nhất.

D. Vua Đức là người Phổ, muốn đất nước phát triển theo đường hướng riêng.

II. TỰ LUẬN [4 điểm]

Trình bày những nét chính về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. A

3. D

4. A

5. C

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 168.

Cách giải:

Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.

Chọn: D

Chú ý:

Miền Bắc nước Mĩ phát triền nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 163.

Cách giải:

Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất nông nghiệp: sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-ke.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 169.

Cách giải:

Trong cuộc nội chiến ở Mĩ [1861 - 1865], lực lượng cách mạng của quần chúng gồm: trại chủ, dân tự do, người da đen đóng vai trò quan trọng đưa đến thắng lợi của các bang miền Bắc, giúp giai cấp tư sản xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực này.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 164, suy luận.

Cách giải:

Quá trình thống nhất đất nước ở Đức được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều - "Từ trên xuống", thông qua quý tộc Phổ - đại diện là Bi-xmác. Với chính sách phản động đã xác lập chủ nghĩa quân phiệt ở Đức, biến Đức thành một đồn lũy phản động, hiếu chiến gây ra các cuộc chiến tranh thế giới sau này.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 168, suy luận.

Cách giải:

- Giữa thế kỷ XIX, miền Bắc nước Mĩ phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa với hai giai cấp chính trong xã hội là tư sản và công nhân. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ và nông dân tự do.

- Kinh tế trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triển chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiêp.

- Đáp án C: là đặc điểm của kinh tế miền Nam nước Mĩ trước nội chiến.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Trong quá trình thống nhất nước Đức, Phổ là nước đóng lại trò trung tâm, tiến hành các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Kết quả của quá trình đó là sự xác lập nền thống trị của quý tộc Phổ lên toàn bộ nước Đức thống nhất. Do đó, quá trình thống nhất nước Đức thực chất là quá trình Phổ hóa nước Đức.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 163.

Cách giải:

Tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX:

* Tình hình kinh tế:

- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.

- Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

* Tình hình chính trị:

- Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.

* Tình hình xã hội:

- Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu.

- Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa gọi là Gioongke.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.

- Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.

- Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất như sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioongke.

- Nước Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần thống nhất đất nước.

- Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch [1864], chống Áo [1866], chống Pháp [1870 - 1871].

- Năm 1867, Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia ở Bắc Đức và 3 thành phố tự do, Hiến pháp được thông qua, thừa nhận quyền lực tối cao của vua Phổ và hạn chế vai trò của quốc hội.

- Năm 1870 – 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp, thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.

- Ngày 18/1/1871, vua Phổ Vin-hem I  lên ngôi hoàng đế, Bi-xmác trở thành Thủ tướng, tháng 4/1781, Hiến pháp mới được ban hành quy định nước Đức gồm 22 bang và 3 thành phố tự do.

- Việc thống nhất nước Đức là một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.

2. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a.

- Giữa thế kỷ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ và chịu sự thống trị của đế quốc Áo.

- Dưới sự đô hộ của đế quốc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến, hầu hết các quốc gia đều trì trệ, kinh tế lạc hậu chậm phát triển. Chỉ có vương quốc Pi-ê-môn-tê giữ được độc lập, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.

- Tháng 4/1859, chiến tranh giữa liên quân Pi-ê-môn-tê - Pháp với sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi đẩy quân Áo tình thế khó khăn, tháng 3/1860, các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

- Tháng 4/1860, khởi nghĩa nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a bùng nổ, đòi lật đổ chính quyền tay sai Áo thống nhất đất nước, Ga-ri-ban-đi cùng đội quân "Áo đỏ" đổ bộ lên đảo giải phóng miền Nam I-ta-li-a. Sau đó miền Nam I-ta-li-a sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê [10/1860] thành lập vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II làm quốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

- Năm 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

- Năm 1870, Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a.

- Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

3. Nội chiến ở Mĩ.

 - Sau chiến tranh giành độc lập, nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ven Đại Tây Dương.

 - Đến giữa thế kỷ XIX, lãnh thổ Mĩ kéo dài tới bờ Thái Bình Dương gồm 30 bang.

- Kinh tế Mĩ phát triển theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.

- Nông nghiệp ở miền Bắc và miền Tây, kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp, miền Nam kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với chủ nô miền Nam dẫn đến phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở miền Nam [vì Đảng Cộng hòa chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ].

+ 11 bang miền Nam phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ trung ương.

- Diễn biến:

+ Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ.

+ Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.

+ Ngày 1/1/1863, ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ nên hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội  Liên bang.

+ Ngày 9/4/1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam, nội chiến chấm dứt.

- Cuộc nội chiến 1861 – 1865 là cuộc cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.

- Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

- Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề