Giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ dạy học sinh khuyết tật không

Ngày 22/3, ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo [GD&ĐT] tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo đó, đối với năm học 2021-2022, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được giao trong dự toán, nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả, thanh quyết toán.

Sở GD&ĐT hướng dẫn các địa phương chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

Đối với các năm học 2020-2021 trở về trước, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổ chức phê duyệt các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, đề xuất nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung kinh phí để đảm bảo chế độ cho các đối tượng theo quy định.

Văn bản cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, TH&THCS, Trung học cơ sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện phải lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Phòng GD&ĐT; Phòng này sẽ có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, tổng hợp gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng và cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị và có trách nhiệm chi trả và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Từ khi có quy định đến nay, giáo viên dạy trẻ khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập từ Mầm non đến THCS chưa được nhận phụ cấp ưu đãi [Ảnh: CTV].

Các trường THPT, THCS&THPT lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Sở Tài chính để thực hiện chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy trong các lớp học hòa nhập. Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo.

Văn bản cũng hướng dẫn việc chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy ở các lớp hòa nhập trong thời kỳ học online, thực hiện như đối với giảng dạy trực tiếp.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, dù đã có quy định giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi. Thế nhưng, từ khi có quy định đến nay, tại Thanh Hóa, chỉ có giáo viên bậc THPT được nhận, còn từ cấp Mầm non đến THCS của toàn bộ 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa chưa có trường hợp nào được nhận.

Mặc dù, liên quan đến chế độ này, vào cuối năm 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội] cũng đã có văn bản phúc đáp Sở Tài chính rất rõ về mức phụ cấp ưu đãi; về cách tính, hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông.

Theo văn bản này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thanh Hóa tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định 28 nhưng địa phương này sau đó vẫn không thực hiện. Điều này đã gây ra sự thiệt thòi về vật chất rất lớn cho các thầy, cô giáo.

Sau thông tin phản ánh, ngày 28/2, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin; kịp thời có biện pháp nhằm thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp cho giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp dạy trẻ khuyết tật trong các lớp hòa nhập theo quy định.

Mức phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật thì có được hưởng phụ cấp hay chế độ gì khác so với giáo viên thông thường không? Để nắm được mức phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của HoaTieu.vn.

Chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật

Theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP về phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, mức phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật sẽ được quy định như sau:

Điều 7. Điều kiện hưởng

1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Điều 8. Mức phụ cấp

1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

2. Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

3. Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a] Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b] Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c] Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d] Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ] Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e] Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g] Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

4. Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a] Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b] Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c] Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d] Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ] Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e] Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g] Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

5. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

6. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

2. Chế độ dành cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật

Nếu lớp học bạn đang chủ nhiệm sẽ thuộc diện là lớp học hòa nhập dành cho người khuyết tật theo Điều 7 Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT. Thì bạn có thể được hưởng các quyền lợi theo Điều 17 Quyết định này gồm có:

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

- Được tính giảm định mức giờ chuẩn hoặc trợ cấp giảng dạy tùy theo điều kiện và quy định của từng địa phương hoặc cơ sở giáo dục.

- Giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật được khen thưởng theo quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề