Giáo trình phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

85
10 MB
2
393

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 85 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chương V Giáo án chương trình tạo hình ở trường mầm non Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình và đánh giá kết quả hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non I. Phần chung Khi xây dựng chương trình hay lập kế hoạc dạy - học cho hoạt động tạo hình ở trường mầm non, các chuyên gia tâm lí học, giáo dục học, các nhà chuyên môn về tạo hình đã phối hợp nghiên cứu để có nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động , , các thiết bị cần thiết, đồng thời cả đào tạo bồi dưỡng giáo viên nhằm làm cho dạy – học tạo hình có hiệu quả. 1. Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình Xây dựng chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non dựa trên các cơ sở sau: - Đặc điểm sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ em [ Xem chuong I, học phần 1 ]. Từ đó đề ra: + Mục tiêu giáo dục: hoạt động tạo hình nhằm phát triển những gì ở trẻ và phát triển như thế nào? + Nôi dung cơ bản của chương trình: những kiến thức, kĩ năng nào về hoạt động tạo hình của trẻ để đạt mục tiêu đã đề ra [ dạy trẻ kiến thức và kĩ năng nào ]. + Sắp xếp nội dung theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và lặp tại sao cho phù hợp với nhận thức, kĩ năng của trẻ ở các lứa tuổi. + Các phương pháp vận dụng trong hoạt động tạo hình có hiệu quả [ cách dạy, cách học ]. + Cách tổ chức hoạt động tạo hình [ tổ chức các tiết học, môi trường giáo dục…] - Các điều kiện và phongw tiện thiết bị [ đảm bảo cho thực hiện chương trình có kết quả ] như: + Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. + Cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy – học: trường lớp, bàn ghế, tủ, đồ dùng dạy – học, tài liệu,…Ngoài chương trình còn quy định các hoạt động phục vụ dạy – học tạo hình như: tham quan, dã ngoại… 2. Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình Từ chương trình chung, trường mần non và giáo viên còn lập kế hoạch hoạt động tạo hình một cách cụ thể, chi tiết có tính lâu dài, định hướng cho từng thời gian, đó là kế hoạch khung, Kế hoạch khung bao gồm: - Thời gian cho từng chủ đề, từng hoạt động. - Nội dung chương trình [ chủ điểm, chủ đề ]. - Hình thức và phương pháp tổ chức: + Loại hình của hoạt động tạo hình [ vẽ, nặn,… ]. + Hình thức thể hiện [ bài dạy trên lớp hay tham quan …]. + Quy mô hoạt động [ trên tiết học hay theo nhóm ] + Môi trường hoạt động [ trong lớp hay ngoài lớp ]. - Yêu cầu cần đạt : + Bồi dưỡng khả năng cảm nhận. + Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng. + Bồi dưỡng khả năng tìm tòi, sáng tạo. + Nâng cao năng lực đánh giá, nhận xét cho trẻ. - Phối hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động khác. Lưu ý: Phần chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên tham khảo ở chương trình cụ thể và các tài liệu khác để nắm được những vấn đề chung của hoạt động tạo hình. a] Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình [ Có tính chất định hướng - kế hoạch dài hạn ] b] Khả năng biểu cảm độngkhác Hình thanh xúc cảm và hoạt các với hợp Phối Bồi dưỡng khả năng đánh giá ] Cung cấp thông tin chủ đề Quy mô nhóm trẻ [chủ điểm, Hình thức thể hiện Thời gian Loại hình hoạt động Dung Môi trường hoạt động Nội Bồi dường khả năng sáng tạo Chú ý Bồi dưỡng khả năng thể hiện Hình thức hoạt động Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình [ kế hoạch ngắn ] Thời gian Chủ đề [ đề bài ] Hình Nội dung thức tổ chức Phối hợp Điều kiện với các thiết bị hoạt động khác II. Giáo án hoạt động tạo hình 1.Khái niệm Trước đây, phần này họi là giáo án hay bài soạn – Khi có nội dung, giáo viên tìm cách trình bày nội dung đó thành văn bản sao cho có đầu có cuối [ có logic ] làm cơ sở cho giờ dạy để trẻ có thể hiểu và sau đó là thực hành được. - Giáo án có thể hiểu là văn bản chuẩn bị các cách thức, phương án dạy một bài của giáo viên. - Lập kế hoạch bài dạy. - Thiết kế bài dạy. Hiện nay các thuật ngữ trên đều được dùng ở các trường học. Chúng không có gì sai vì: giáo viên lên lớp là phải chuẩn bị bài dạy – biến cái chung chung thành cái cụ thể có trình tự trước sau; có chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học kèm theo để minh họa cho phần lời, có tổng kết….Vì thế chúng có dàn ý như nhau. - Tên bài. - Mục đích yêu cầu của bài. - Các bước lên lớp… Nhưng cách chuẩn bị nài dạy đôi khi chỉ thể hiện sự chủ động ở phía giáo viên. Khái niệm dạy – học ngày nay nhấn mạnh hơn vai trò của người học – người học là trung tâm, bởi suy cho cùng, kiến thức phải được người học tiếp nhận, bằng không thì mới chỉ có dạy mà chưa có học. Do đó soạn giáo án hoặc lập kế hoạch bài dạy, hay thiết kế bài dạy cần kĩ càng; đầu tư về nhiều mặt của giáo viên. 2. Giáo án hoạt động tạo hình Trình tự giáo án thường có: - Tên bài dạy. - Mục đích, yêu cầu: những gì người học cần đạt sau bài dạy được đề ra cụ thể hơn, như: + Kiến thức [ những kiến thức giáo viên cung cấp và trẻ cần đạt được ]. + Kĩ năng [ trẻ làm được những gì, mức độ nào sau bài học ]. + Thái độ [ những kiến thức, kĩ năng có được chẳng những hiểu và làm được các dạng bài tập theo quy định của chương trình, mà còn biến thành tình cảm, thái độ như thế nào trong cuộc sống đời thường. Ở đây chứa đựng nội dung giáo dục rất lớn]. - Chuẩn bị + Đồ dùng dạy – học  Sự chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị những đồ dùng phục vụ cho bài học, như mầu vẽ tranh ảnh minh họa,…  Sự chuẩn bị của học sinh: Ở mẫu giáo, trẻ cũng nên được báo trước về các bài học: quan sát [ con mèo, quả, cây…tìm tranh ảnh…] từ đó nhắc và giúp trẻ chuẩn bị vật liệu, đồ dùng dạy – học. Có thể gia đình các em cộng tác cùng chuẩn bị hoặc giúp các em sưu tầm – đây là cách đánh động về sự chuẩn bị bài học cho trẻ em. + Phương pháp dạy – học: Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong bài dạy của giáo viên và phương pháp học của trẻ em. - Tổ chức hoạt động Trước đây, trong giáo án thường phân ra các bước một cách cứng nhắc, hết bước này sang bước khác. Hiện nay, ở giáo án có các hoạt động, đây là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của trẻ. Hai hoạt động này phải đồng hành, tránh được hiện tượng thầy nói – trò nghe; thầy đọc – trò chép; thầy hỏi – trò trả lời [ thường trả lời như sách hoặc như lời thầy dạy ]. Cách dạy, cách học thụ động còn khá phổ biến ở nhiều nơi, ở tất cả các loại trường không riêng gì ở nước ta. Dạy – học thụ động cũng không phải là cách dạy – học truyền thống mà như mọt số người thường phê phán. Đó là cái nhìn không biện chứng, phủ định phương pháp dạy – học xưa của cha ông. Vì thế nói đổi mới phương pháp dạy – học là không thỏa đáng. Đúng hơn là đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, chính là đổi mới cách vận dụng phương pháp dạy – học. Bởi phuong pháp dạy – học bản thân chúng ta không có tội lỗi, mà lõi lại chính là ở người vận dụng. Từ lỗi của người dạy, tất dẫn đến lỗi cảu hai người . Ví dụ ta học nấu ăn thì cách nấu ai cũng hiểu , nhưng có người nấu ngon, người nấu không ngon, thì đâu tại cách nấu, tại người nấu không biết vận dụng những quy định chung hay không hiểu cách nấu mà thôi. Giáo viên dạy tạo hình ở trường mầm non cần được ghi rõ ràng , chi tiết các hoạt động của giáo viên, của trẻ theo cột. Cột 1 [ bên trái ]- Hoạt động của giáo viên Ở cột này ghi tóm tắt những công việc của giáo viên, gồm có: Hoạt động 1 + Giới thiệu nội dung bài thông qua các hình ảnh, phương tiện thiết bị nào? Ví dụ: tranh ảnh, vật thực, hình minh họa, băng, đĩa hình hoặc quan sát thiên nhiên… + Các câu hỏi gợi ý trẻ quan sát, nhận xét. + Ý tóm tắt nội dung… Mục đích của hoạt động 1  Tạo không khí học tập – gây hứng thú cho trẻ thông qua các hình ảnh đẹp của các phương tiện, thiết bị dạy – học.  Cung cấp kiến thức và kĩ năng – nội dung bài học và cách tiến hành làm bài tập. Hoạt động 2 + Tổ chức trẻ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ của bài học, nhiệm vụ của giáo viên như sau:  Tổ chức cho trẻ em theo hình thức nào [ làm bài theo nhóm hay cá nhân ].  Sắp xếp vị trí cho các hoạt động [ ở bàn, ở nền lớp học, hoặc góc học tập hay ngoài sân trường…].  Gợi ý nguyên vật kiệu , đồ dùng học tập cần thiết phù hợp với các loại bài của cá nhân hay nhóm [ bút chì, bút dạ, sáp màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn,…]. + Quan sát hoạt động chung của trẻ  Gợi ý trẻ tìm nội dung, cách làm bài tập: tìm và sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu cho phù hợp với từng đối tượng [ yếu, trung bình, khá,…] ở mỗi bài cụ thể.  Bổ sung kiến thức cho trẻ .  Động viên khích lệ trẻ suy nghĩ, sáng tạo trong cách thể hiện hoặc mạnh dạn neu ý kiến riêng ở mỗi bài tập của mình.  Tìm sản phẩm chuẩn bị cho nhận xét, đánh giá kết quả học tập vào cuối bài dạy. Mục đích của hoạt động 2  Giúp trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ.  Củng cố, bổ sung kiến thức và kĩ năng cần thiết. Hoạt động 3 + Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả học tập  Các hình thức tổ chức [ treo, dán, dính bài, bày sản phẩm ].  Sắp xếp nơi treo, bày, dán sản phẩm.  Câu hỏi gợi ý cho cá nhân hoặc cho nhóm nhận xét, đánh giá.  Bổ sung xếp loại, đánh giá sản phẩm động viên trẻ.  Tổng kết bài dạy, có thể tổ chức trò chơi.  Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày hoặc làm đồ dùng dạy học. Mục đích của hoạt động 3:  Củng cố bổ sung kiến thức, kĩ năng.  Động viên, khích lệ trẻ học tập Cột 2 [ bên phải ] – Hoạt động của trẻ Ở cột này cần ghi tóm tắt các hoạt động của trẻ song phải ghi ngang hàng với hoạt động của giáo viên để dễ đối chiếu – Đây chính là các nhiệm vụ của trẻ trong giờ học [ trẻ phải hoạt động như thế nào? ]. Không phải ghi “ hoạt động 1,2,3” nữa, ví dụ: + Quan sát, nhận xét + Trả lời câu hỏi + Làm bài tập [ trên bảng, trên giấy, xe, dán, chắp ghép hình….] cá nhân hoặc theo nhóm. + Trưng bày sản phẩm + Nhận xét xếp loại. + Tham gia trò chơi. + Mục đích các hoạt động của trẻ.  Tập quan sát, nhận xét.  Hiểu và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của bài.  Yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống của mình Sau đây là sơ đồ của giáo án hoạt động tạo hình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1:………………………. Hoạt động của trẻ - - - - - - - Hoạt động 2…………………………. - - - - - - Hoạt động 3…………………………. - - - - III. Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình 1. Quan niệm đánh giá kết quả hoạt động tạo hình cũng là dạy và học. Tuy thời gian dành cho hoạt động này không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với dạy và học tạo hình. Vì: - Qua đánh giá, giáo viên và trẻ thấy được một cách tổng quát kết quả dạy và học. Từ đó nhận ra những gì đạt được hoặc những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng. - Có thể bổ sung hoặc làm phong phú thêm kiến thức tự nhận xét của giáo viên và trẻ. - Động viên, khích lệ tinh thần học tập chung tạo niềm tin cho trẻ hoạt động. 2.Tổ chức đánh giá Có nhiều cách tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình. Ví dụ: a] Tổ chức - Chăng dây để treo, dính một số bài trên bảng hoặc bày sản phẩm [ có khá, trung bình, yếu mà giáo viên đã “ để ý” ở hoạt động 2 ]. - Cho trẻ cầm bài ngang ngực, đứng trước lớp. - Chăng dây, treo bài xung quanh lớp cho trẻ tự xem. - Có thể tổ chức đánh giá khác nhau: theo nhóm, theo nội dung hoặc loại bài [ xé, dán, nặn,…]. - Thông qua trò chơi tạo hình, sắm vai. b] Hướng dẫn đánh giá có thể là: - Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét. - Yêu cầu trẻ tìm ra các bài hoặc sản phẩm mà mình thích, tự nhận xét và xếp loại theo ý riêng. - Giáo viên bổ sung và động viên khen ngợi trẻ. Lưu ý:  Các sản phẩm đẹp của trẻ cần lưu giữ để làm đồ dùng dạy – học và trưng bày ở góc lớp. Các bài vẽ xé, dán có thể trang trí ở lớp, ở hành lang của trường.  thuận lợi. Sản phẩm tạo hình nên giới thiệu với cha mẹ trẻ vào các dịp Hướng dẫn học tập chương V 1. Đọc tài liệu và tham luận. - Phần chung + Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non + Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình - Giáo án hoạt động tạo hình + Khái niệm + Giáo án hoạt động tạo hình - Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình + Quan niệm + Cách tổ chức đánh giá 2. Soạn giáo án hoạt động tạo hình - Tham khảo giáo án của giáo viên mầm non - Soàn giáo án [ tự chọn nội dung và đối tượng ]. - Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và thiết bị cần thiết. Lưu ý: Không trùng bài trong nhóm 1. Thảo luận góp ý về: + Mục tiêu + Các hoạt động. + Đồ dùng dạy – học và thiết bị. Học phần II Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non Chương I Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ. I .Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em 1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình 1.1. Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình Tác phẩm nghệ thuật tạo hình bao gồm a] Tranh các thể loại [ hội họa đò họa ] - Tranh phong cảnh [ các vùng miền nông thôn, miền núi,….] - Tranh các hoạt động [ đề tài về sản xuất, chiến đấu, lễ hội….]. - Tranh tĩnh vật [ vẽ các vật ở dạng tĩnh: hoa, quả,….] - Tranh chân dung [ vẽ người ]. - Tranh các con vật [ ngựa, voi, trâu, chim….]/ - Tranh dân gian…. - Tranh được vẽ trên mặt phẳng [ giấy, vải, gỗ, tường,…] bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, màu bột, màu nước,…và kĩ thuật thể hiện khác như: sơn mài [ vẽ sơn trên tấm vóc sau đó mài ], sơn khác [ khắc hình trên tấm vóc sau đó mới vẽ bằng sơn. Tranh còn được khắc trên bản gỗ, phiến đã, cao su, thạch cao…sau đó in bằng màu trên giấy [ đồ họa ]. Dưới một tác phẩm hội hạo bao giờ cũng ghi:  Tên tác giả  Tên tác phẩm.  Thời gian hoàn thành  Chất liệu hoặc kĩ thuật thể hiện.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề