Giáo trình đại cương văn hóa việt nam pdf năm 2024

Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta được năng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung uong khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta.

Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa dân tộc được đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều giới,

Giữa tháng 12 năm 1994, Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban quốc gia về Thập kỉ Quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh làm chủ tịch đã họp. Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề: Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể. Hội nghị này đã có nhiều kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, trong đó có kiến nghị: "Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường học nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, giáo dục cho thanh niên và học sinh về giá trị của văn hóa dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, năng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ di sản văn hóa". Ngày 10 tháng 1 năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí công văn số 173/VP về việc tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, yêu cầu các cơ quan chuẩn bị hệ thống giáo trình, dưa môn Văn hóa học và cơ sở văn hóa Việt Nam vào chương trình đại học, cao đẳng, để phục vụ việc học tập của sinh viên.

Nhận trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn giáo trình môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Khoa Văn hóa học nói chung và môn Cơ sở văn hóa Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ở ngoài xã hội. Tuy thế, với nhà trường đại học và cao dẳng, Văn hóa học lại là môn học còn rất mới mẻ. Hiện tại, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về lịch sử và đặc điểm văn hóa Việt Nam, cũng như còn nhiều cách hiểu, cách trình bày về môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần trình bày cho sinh viên hiểu cả hai mặt lịch dại và đồng dại của văn hóa Việt Nam lẫn những đặc điểm về cả những kiến thức cơ bản về môn Văn hóa học.

Sau lần xuất bản đầu tiên, phục vụ cho hội nghị tập huấn về bộ môn Văn hóa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc các nơi (như PGS,. TS Nguyễn Xuân Kinh, TS Nguyễn Thị Minh Thái, ông Nguyễn Hòa, ông Lê Đình Bích, ông Trần Mạnh Hào trên tạp chí Văn hóa dân gian, Tập san Kiến thức ngày nay, báo Thể thao và văn hóa, báo Văn nghệ). Chúng tôi xin tỏ lòng cảm ơn. Ở lần xuất bản này, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung cho hoàn thiện hơn trên cơ sở các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng để có cuốn giáo trình về Văn hóa học hoàn chỉnh, bản thân các tác giả còn phải nghiên cứu nhiều và cần có thêm nhiều ý kiến thảo luận, góp ý của độc giả. Vì vậy rất mong các đồng nghiệp và bạn dọc góp ý, phê bình để cuốn sách ngày một tốt hơn.

Với hi vọng môn Văn hóa học và Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ được khẳng định vị thế, như nó vốn cần có, chúng tôi mong ràng giáo trình sơ thào này sẽ đóng góp tích cực vào việc giảng dạy và học tập trong các trường đại học và cao đẳng.

ASSESSMENT OF THE TROPHIC STATUS IN SOME LAKES WITH IN HANOI INNER CITY Nguyen Thi Bich Ngoc , Vu Duy An, Le Thi Phuong Quynh , Nguyen Bich Thuy 1, , Le Duc Nghia, Duong Thi Thuy và Ho Tu Cuong 2 Institute of Natural Product Chemistry, VAST, 18 Ho ang Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Institute of Environmental Technology, VAST, 18 Hoa ng Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Email: [email protected] Urban lakes in Hanoi play different important roles in the human life such as acclimatization, culture, tourist, etc. However, un der the pressure of urbanization coupled with unreasonable water sewage collector system, and po llutants discharged directly into lakes have been increased, causing water pollution in lakes. T his paper presents the monitoring results of water quality in 10 lakes in Hanoi during the perio d from March 2014 to February 2015. Basing on the monitoring results and on the classification methods of Hakanson and Carlson, we could assess the trophic status ...

thức sản xuất chăn nuôi du mục. Phương Tây là vùng có khí hậu lạnh, khô địa hình chủ yếu là thảo nguyên -xứ sở của những đồng cỏ rất thích hợp cho nghề chăn nuôi, bởi vậy chăn nuôi là nghề truyền thống của dân cư phương Tây cổ xưa. Đặc điểm của loại hình văn hóa gốc chăn nuôi du mục:+ Nghề chăn nuôi gia súc đòi hỏi cư dân phải sống theo lối du cư, nay đây mai đó từ đó tạo thành thói quen lốisống thích hợp di chuyển (trọng động)+ Vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân cư du mục không phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên từ đó nảy sinhtâm lý coi thường, chinh phục, chế ngự thiên nhiên.+ Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng không cao, yếu tố cá nhân được coi trọng dẫn đến tâm lý ganhđua, cạnh tranh, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó.+ Cũng vì cuộc sống du cư cần càng đến sức mạnh và bản lĩnh nên người đàn ông có vai trò quan trọng từ đóxuất hiện tư tưởng trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới. + Nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân thêm vào đó đối tượng mà hàng ngày conngười tiếp xúc là đại gia súc với từng cá thể độc lập từ đó hình thành kiểu tư duy phân tích chú trọng vào từngyếu tố, là cơ sở cho sự phát triển của khoa học dựa trên những cơ sở khách quan lý tính.+ Kiểu tư duy phân tích là nguyên nhân dẫn đến lối sống trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc, thói quen tôn trọng pháp luật cũng vì vậy mà được hình thành rất sớm ở phương Tây

-

Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt

hình thành ở phương Đông (châu Á và châu Phi).Phương Đông là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều với những con sông lớn, những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu thích hợp cho nghề trồng trọt phát triển. Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất nôngnghiệp trồng trọt đã hình thành một loại hình văn hóa khác với phương Tây. Đặc điểm của loại hình văn hóagốc nông nghiệp trồng trọt:+ Nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư, phải lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài, khôngthích sự di chuyển (trọng tĩnh).+ Vì nghề trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp rất tôn thờ sùng bái, mong muốnsống hòa hợp với thiên nhiên.+ Cuộc sống định cư và phải chống chọi, ứng phó với tự nhiên nên đã tạo cho dân cư nông nghiệp tính gắn kếtcộng đồng cao. + Phương thức sản xuất nông nghiệp sống định cư và tính gắn kết cộng đồng đã tạo nên lối sống trọng tìnhnghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ.+ Nghề trồng trọt phụ thuộc nhiều yếu tố cùng một lúc với sự tương tác lẫn nhau: thời tiết, đất đai, khí hậu,giống cây trồng,...nên từ đây đã hình thành kiểu tư duy tổng hợp - biện chứng, coi trọng mối quan hệ giữa cácyếu tố hơn là tách bạch từng thành tố riêng lẻ, là nguyên nhân dẫn đến thái độ ứng xử mềm dẻo linh hoạt.+ Phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ thực tế nên từ đây hình thànhkiểu tư duy kinh nghiệm chủ quan, cảm tính thay vì tư duy khoa học khám phá bản chất của đối tượng.

Câu 2:

Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọtđiển hình.

Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nôngnghiệp trồng trọt điển hình. Biểu hiện:

-

Người Việt từ xưa đến nay đều ưa thích cuộc sống định cư, ổn định (

An cư lạc nghiệp

) vì vậy đã tạo nên tìnhcảm gắn bó với quê hương, xứ sở nhưng cũng từ đây đã hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội hạnchế giao lưu, mở rộng quan hệ với bên ngoài.

1

Giáo trình đại cương văn hóa việt nam pdf năm 2024
Giáo trình đại cương văn hóa việt nam pdf năm 2024

-

Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên luôn muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ(

Câu cửa miệng “lạy trời”, “ơn trời”,...

). Các tín ngưỡng và lễ hội sùng bái tự nhiên rất phổ biến khắp mọivùng miền của đất nước, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.

-

Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao (

Bán anh em xa mua láng giềng gần; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

).

-

Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa (

Chị ngã em nâng; Lá lành đùm lá rách

). Các quan hệứng xử thường đặt tình cao hơn lý (

Nhất quan, nhì thân, tam thần, tứ thế

).

-

Cuộc sống định cư ổn định cần đến vai trò chăm lo thu vén của người phụ nữ. Thêm nữa nghề trồng trọt đồngán cũng là công việc phù hợp với phụ nữ do đó vai trò của người phụ nữ được đề cao, tôn trọng (

Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà

). Sau này do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo nên mới hình thànhtư tưởng trọng nam khinh nữ.

-

Lối sống tư duy tổng hợp - biện chứng kết hợp với lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùytiện vô nguyên tắc (

Yêu nên tốt ghét nên xấu

), là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt (

Tùycơ ứng biến; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

).

-

Kiểu tư duy nặng về kinh nghiệm chủ quan, cảm tính hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học cũng đượcthể hiện rõ trong văn hóa nhận thức ứng xử của người (

Nhìn mặt mà bắt hình dong; Sống lâu lên lão làng

).

Như vậy hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thểhiện rõ nét trong lối sống, phương thức tư duy và thói quen ứng xử của người Việt thông qua kho tàng ca dao,tục ngữ, thành ngữ. Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể được đúc kết qua nhiều thế hệ được lưu truyềntrong dân gian.

Câu 3: Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt được thể hiện qua những đặc trưng nào?

-

Do sự chi phối của điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất nông nghiệp nên văn hóa ẩm thựctruyền thống của người Việt thể hiện qua những đặc trưng nổi bật sau đây:

1.Cơ cấu bữa ăn - thức uống của người Việt:

-

Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người Việt đó là tính sông nước và thực vật.Sự chi phối của hai yếu tố này được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với ba thành phần chính: cơm - rau – cá.

-

Món ăn cung cấp tinh bột chủ yếu trong bữa ăn là cơm. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi bữaăn là bữa cơm. Khi gặp nhau người Việt có thói quen hỏi: “Ăn cơm chưa?”. Vai trò quan trọng của gạo đượcthể hiện qua kho tàng ca dao, tục ngữ (

Người sống về gạo, cá bạo về nước; Cơm tẻ mẹ ruột;...

). Ngoài cơm, từthành phần gạo, nếp người Việt còn chế biến ra rất nhiều món ăn khác như cháo, bún, miếng, bánh đa,...

-

Trong bữa ăn của người Việt sau cơm là đến rau. Tầm quan trọng của rau trong bữa ăn được tục ngữkhái quát: Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống; Đói ăn rau, đau uống thuốc;....Là một đấtnước nằm ở xứ nhiệt đới, là một trong những trung tâm của nghề trồng trọt nên rau quả của người Việt vôcùng phong phú. Ngoài rau thì dưa và cà là hai món ăn đặc trưng trong bữa ăn cổ truyền của người Việt Nam(

Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

). Ngoài các loại rau, dưa, cà còn có các loạirau gia vị như hành, tỏi, gừng, ớt,.... .cũng là những thứ không thể thiếu.

-

Thức ăn cung cấp đạm động vật của người Việt chủ yếu là cá. Từ các loại thủy, hải sản người Việt lạichế biến ra các loại mắm: mắm cá, mắm tôm, mắm tép,...và đặc biệt nước mắm là món gia vị không thể thiếutrong bữa cơm của người Việt.

-

Đồ uống của người Việt cũng là sản phẩm của nghề trồng trọt như là nước chè xanh, nước chè vối,rượu,....

-

Ăn trầu là một phong tục rất độc đáo có từ lâu đời ở Việt Nam, phổ biến đến mức người Việt coi“miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trong nhiều nghi lễ của người Việt, đặc biệt trong phong tục cưới hỏi khôngthể thiếu được nghi lễ trầu cau.

-

Thuốc chữa bệnh của người Việt cũng là các loại cây, lá, củ, quả, rễ, cành được khai thác trong tựnhiên hoặc được trồng trong vườn.

1

Giáo trình đại cương văn hóa việt nam pdf năm 2024

2.

Tính tổng hợp – biện chứng

cũng chi phối đến văn hóa ẩm thực Việt Nam được thể hiện trong cáchchế biến hầu hết các món ăn Việt Nam: xào, nấu, chiên, rán,...đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp từnhiều nguyên liệu tạo nên những món ăn hấp dẫn, đa màu sắc, đa hương vị. Trong bữa ăn cũng sử dụng tổnghợp các món ăn.3.

Tính linh hoạt

.

-

Trước hết được thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là một biểu hiện của lối sốngứng xử vừa thích nghi với môi trường tự nhiên vừa thích nghi với nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp.

-

Ngoài ra còn được thể hiện ở việc điều chỉnh làm cân bằng các trạng thái của cơ thể, cân bằng giữa cơ thể với môi trường để đối phó với thời tiết. Ăn uống theo mùa, theo vùng miền cũng là cách để con người vừatận dụng ứng phó với môi trường tự nhiên vừa tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường.

-

Tính linh hoạt còn được thể hiện trong dụng cụ là đôi đũa. Chỉ với đôi đũa người Việt có thể dùng mộtcách linh hoạt với nhiều chức năng khác nhau. Tập quán dùng đũa lâu đời đã hình thành cả một triết lý đôi đũaở người Việt đó là tính cặp đôi, tính cân xứng và tính tập thể (

Vơ đũa cả nắm

).4.

Tính cộng đồng

cũng chi phối đến văn hóa ẩm thực Việt Nam được biểu hiện qua bữa ăn của ngườiViệt là ăn chung, các thành viên trong bữa ăn liên quan và phụ thuộc vào nhau. Vì mang tính cộng đồng nêntrong bữa ăn người Việt thích trò chuyện và thể hiện sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau.5.

Tính mực thước và lễ nghi:

do lối sống cộng đồng cùng với sự chi phối của quan niệm Nho giáo coitrọng tính tôn ti, trật tự, thứ bậc nên người Việt rất coi trọng nghi lễ và thái độ ứng xử ý tứ, mực thước trongăn uống. Đó như là một tiêu chí đánh giá nhân cách và thể hiện sự tôn trọng nhau ăn trong nồi (

Ăn trong nồi,ngồi trong hướng; Miếng ăn là miếng nhục;...

).

Câu 4:

Văn hóa trang phục truyền thống của người Việt có đặc điểm như thế nào?

Văn hóa trang phục truyền thống của người Việt có các đặc điểm sau:

1.Quan niệm thẩm mỹ trong trang phục truyền thống của người Việt:

-

Coi trọng tính bền, chắc (

Ăn chắc mặt bền

)

-

Thích trang phục kín đáo, giản dị.

-

Ưa các màu sắc âm tính: nâu, đen, chàm, tím,....Các trang phục có màu sắc dương tính: đỏ, vàng, xanhlá,...chỉ mặc vào các dịp lễ hội.

-

Có ý thức về việc làm đẹp (

Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

).

2.Chất liệu trang phục:

-

Do sống ở xứ nhiệt đới với nghề chính là trồng trọt nên người Việt chủ yếu sử dụng những chất liệumay mặc có nguồn gốc từ thực vật mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm, sợi bông, sợi đay. Vì vậy cùng vớinghề trồng lúa thì nghề tằm tang (trồng dâu nuôi tằm) có ở nước ta từ rất sớm. Nông và tang là hai công việcchủ yếu của nhà nông để đáp ứng hai nhu cầu quan trọng nhất của con người ăn và mặc. Từ tơ tằm người Việtđã dệt nên nhiều loại vải rất phong phú (tơ, lụa, gấm vóc,...).

-

Ngày nay khi công nghiệp phát triển nhiều loại vải cao cấp đã được sản xuất từ các chất liệu hóa họcnhưng vải tơ tằm vẫn là thứ vải sang trọng rất được ưa thích cả với người phương Tây.

3.Kiểu trang phục truyền thống:

-

Đối với nữ: + Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam bao gồm váy, yếm, áo cánh (áo tứ thân), áo dài, quần lĩnh,khăn chít đầu, thắt lưng. Trong đó chiếc váy được bảo tồn như là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộcđể phân biệt với các trang phục của người Tàu.+ Trong các dịp lễ hội phụ nữ mặc áo dài được xem là một biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.+ Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt chủ yếu là những gam màu trầm, tối miền Bắc: là màu nâu,gụ (màu đất), miền Nam là màu đen (màu bùn). Màu sắc trang phục cũng phản ánh phong cách truyền thốngcủa người Việt là ưa sự kín đáo, giản dị đồng thời cũng phản ánh sự thích nghi với môi trường sống và sinh