Giải sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 6

Thông tin

Trình bày: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Giới thiệu: Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6 gồm các bài sau:

MỤC LỤC

  • Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
  • Bài 2: Siêng năng, Kiên trì
  • Bài 3: Tiết kiệm
  • Bài 4: Lễ độ
  • Bài 5: Tôn trọng kỷ luật
  • Bài 6: Biết ơn
  • Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
  • Bài 8: Sống chan hòa với mọi người
  • Bài 9: Lịch sự, tế nhị
  • Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
  • Bài 11: Mục đích học tập của học sinh
  • Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
  • Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
  • Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
  • Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  • Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  • Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa GDCD lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD 6.

Mục lục Giải bài tập Giáo dục công dân 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Lời giải:

- Hình 1: Truyền thống hiếu học.

- Hình 2: Truyền thống lao động [dệt vải].

- Hình 3: Truyền thống làm gốm.

- Hình 4: Truyền thống yêu nước, tương thân tương ái.

Khám phá 1 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Lời giải:

- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

+ Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

+ Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác.

+ Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc.

- Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

+ Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

+ Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

+ Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài 2: Yêu thương con người - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về yêu thương con người?

Lời giải:

Qua hình ảnh chúng ta liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ:

- Hình 1:  

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

- Hình 2: Lá lành đùm lá rách.

Khám phá 1 trang 9 - 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

1. Đâu là biểu hiện của yêu thương con người trong câu chuyện trên?

2. Theo em, thế nào là yêu thương con người?

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta điều gì?

Lời giải:

1. Biểu hiện yêu thương con người đã được thể hiện trong các câu chuyện trên là: các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến nhà đưa Trà đến trường.

2. Theo em, Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta:

- Hạnh phúc của cuộc sống, kết nối giữa con người với con người.

- Tạo nên một xã hội phát triển, giàu lòng nhân ái.

Khám phá 2 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người?

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?

Lời giải:

1. Hình ảnh 1 và 2 trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người.

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên là:

- Hình 1 và 2: là những hành động đẹp biết chia sẻ giúp đỡ người khác trong lúc khó khan, đó là sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 

- Hình 3 và 4: thể hiện sự nhẫn tâm và tàn bạo đến vô đạo đức của con người, đó là bạo lực và sự vô cảm.

Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 14 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh đó thể hiện đức tính nào của các nhân vật trong hình ảnh.

- Hãy cho biết hình ảnh trên đề cập đến đức tính nào của con người?

Lời giải:

- Qua quan sát chúng ta có thể thấy:

+ Nguyễn Thị Ánh Viên là vận động viên bơi lội có đức tính siêng năng, kiên trì, vì thế mà cô đã mang lại vinh quang, giành 8 huy chương Vàng ở SEA game28 cho nước nhà.

+ Ngô Văn Hiếu là người có đức tính kiên trì, giàu lòng nhân ái khi có hành dộng cao đẹp cõng bạn Nguyễn Tất Minh hơn 10 năm đến trường.

- Cả hai hình ảnh trên đều đề cập đến đức tính siêng năng, kiên trì của con người.

Khám phá 1 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Vì sao Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học?

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Theo em, siêng năng, kiên trì là gì?

Lời giải:

- Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học là vì Hoài Thương đã cố gắng, kiên trì cùng mẹ đến trung tâm y tế hàng ngày để tập vật lí trị liệu một thời gian dài. 

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân là: cần phải luôn siêng năng, không được nản chí trước khó khăn, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình thì thành công sẽ mỉm cười với chúng ta.

- Siêng năng, kiên trì là:

+ Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

+ Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại.

Khám phá 2 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn].

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Lời giải:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn]

Câu nói khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ, những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, cần cù lao động và làm việc để có được thành công.

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Câu nói khẳng định với chúng ta rằng, muốn chiến thắng, chúng ta cần phải có tinh thần nghị lực và kiên trì vượt qua mọi hoàn cảnh. Vì vậy khi gặp khó khăn, đừng nản chí, hãy kiên trì làm đến cùng thì thành công sẽ đến.

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Giáo dục công dân 6.

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khởi động trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Cả lớp cùng nghe bài hát “Lá cờ” [sáng tác: Tạ Quang Thắng] để trả lời câu hỏi:

a] Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

b] Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

Lời giải:

a] Bài hát “Lá cờ” [sáng tác: Tạ Quang Thắng], nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như:

- Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng,

- Truyền thống yêu thương con người,

- Truyền thống cần cù lao động.

b] Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó: Từ ngàn xưa, người Việt Nam luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình như truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu thương con người, truyền thống cần cù lao động… Chính những truyền thống này, đã tạo nên sức mạnh cho chúng ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Là người Việt Nam mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Khám phá 1 trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Dòng họ Đặng ở Sơn La là dòng họ có truyền thống hiếu học. Qua nhiều thế hệ, các gia đình trong dòng họ luôn quan tâm, chăm lo việc học hành của con em mình. Trẻ em đến tuổi đều được tới trường, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều thành viên trong dòng họ đã trưởng thành, là cán bộ có đóng góp tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền gia đình, dòng họ hiếu học.

a] Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b] Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Lời giải:

a] Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước. Em nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập.

b] Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: 

- Truyền thống yêu quê hương, đất nước. 

- Truyền thống hiếu học.

- Truyền thống cần cù lao động. 

- Truyền thống làm đồ gốm. 

- Truyền thống làm nón lá.

- Truyền thống làm chiếu cói.

- Truyền thống làm đồ gỗ mĩ nghệ. 

- Truyền thống làm …

....................................

....................................

....................................

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 2: Yêu thương con người

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a] Hình ảnh gợi cho em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?

b] Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động gì?

c, Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó?

Lời giải:

a] Hình ảnh gợi cho em nhớ tới sự kiện: Lũ lụt ở miền Trung

b] Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động như:

+ Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men, quần áo, chăn màn, sách vở…

+ Thực hiện di dân cho những hộ ở vùng thấp.

+ Xây dựng các trung tâm tránh trú, sơ tán phù hợp.

+ Sau lũ là khẩn trương dọn dẹp vệ sinh.

+ Sửa chữa và xây dựng lại nhà đã bị hư hỏng do bão lũ.

+ Hỗ trợ tiền, hạt giống, tư liệu sản xuất cho bà con nông dân….

c] Cảm xúc của em là:

+ Cảm thấy rất tự hào vì mình là người Việt Nam có truyền thống giàu lòng nhân nghĩa.

+ Biết ơn Nhà nước, những nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã cùng chung tay xoa dịu những mất mát mà đồng bào miền Trung phải ghánh chịu trong cơn bão vừa qua.

Khám phá 1 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi bị căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan toả - một căn bệnh hiện tại chưa có phương pháp điều trị tối ưu. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện nhưng không qua khỏi, thực hiện ước vọng  của bé khi còn sống mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tặng giác mạc của bé. Hai giác mạc của Hải An sau đó đã được ghép cho một cụ bà 73 tuổi và một người đàn ông 42 tuổi.

            Việc mẹ bé và gia đình đã cố gắng vượt qua nỗi đau, quyết định hiến giác mạc để trao ánh sáng cho người khác với mục đích cứu người, làm việc thiện đã viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác để sự sống mãi tiếp nối, trường tồn. Cô Thùy Dương, mẹ của bé chia sẻ: “ Việc hiến tạng là di nguyện của con. Lúc con còn tỉnh táo, hai mẹ con hay thủ thỉ và bé đã nói ra mong muốn của mình về việc hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phàn là muốn mẹ tiếp tục sống tiếp vì con còn trên thế gian”. Như một hiệu ứng kì diệu, sau khi biết nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An, đã có hàng nghìn người trên cả nước đăng kí hiến tạng sau khi qua đời.

a] Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó?

b] Theo em, yêu thương con người là gì?

Lời giải:

a] Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. 

- Em có suy nghĩ về ước nguyện đó là: 

+ Đây một ước nguyện cao đẹp, lớn lao thể hiện tình yêu thương con người, biết sống vì người khác.

+ Đây là ước nguyện, việc làm đáng được tưởng nhớ và tôn trọng.

+ Là tấm gương sáng để người khác noi theo.

b] Theo em, yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Qua thông tin về bé Nguyễn Hải An và bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy chỉ ra những biểu hiện của tình yêu thương con người theo bảng mẫu sau: 

Lời giải:

Qua thông tin về bé Nguyễn Hải An và bằng trải nghiệm của bản thân, em đưa ra những biểu hiện của tình yêu thương con người theo bảng mẫu sau:

Hình thức

Biểu hiện

Lời nói

- Chân thật, gần gũi, yêu thương cụ thể như: 

+ Hãy để mình giúp bạn nhé!

+ Cháu có thể giúp bà được gì không ạ?

+ Không sao đâu, mình sẽ luôn bên bạn, mọi chuyện sẽ tốt thôi, bạn đừng buồn nữa nhé!

+ Có chuyện gì bạn hãy tâm sự với mình, nếu làm được gì giúp bạn mình sẽ cố gắng hết sức

Việc làm

- Giúp đỡ người nghèo.

- Giúp đỡ người khuyết tật.

- Giúp đỡ đồng bào bão lụt.

- Giúp đỡ hội người mù. 

- Giúp đỡ mẹ Việt Nam anh hùng.

- Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. 

- Giúp đỡ người già neo đơn, không nơi nương tựa.

….

Thái độ

- Quan tâm.

- Cảm thông.

- Lo lắng.

- Đồng cảm.

- Chia sẻ.

- Quan sát hình ảnh và cho biết: Tình yêu thương con người được biểu hiện như thế nào trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội. Em cần làm gì để thể hiện tình yêu thương con người? ? 

Lời giải:

- Quan sát hình ảnh cho chúng ta biết tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ cụ thể như sau: 

+ Gia đình: Quan tâm, chăm sóc, động viên, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình…

+ Nhà trường: Các bạn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; học sinh biết ơn kính trọng thầy cô…

+ Xã hội: Là sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm nhau trong lúc khó khăn, đau ốm…

Em cần làm để thể hiện tình yêu thương con người: Đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người trong lúc khó khăn; sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác.

- Em hãy nêu biểu hiện trái với yêu thương con người? 

Lời giải:

- Biểu hiện trái với yêu thương con người: 

+ Thù hận.

+ Mâu thuẫn.

+ Căm ghét nhau.

+ Đố kị.

+ Thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quan trước nỗi khổ đau của người khác

+ Làm những điều có hại cho người khác vì sự ích kỉ, tham lam của mình.

…..

....................................

....................................

....................................

Video liên quan

Chủ Đề