Giải pháp dlp là gì cơ chế làm việc

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang bị đánh cắp, rò rỉ dữ liệu mà không hề hay biết, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng diễn ra ngày càng phổ biến, là nỗi lo ngại của mọi doanh nghiệp. Giải pháp đưa ra giải quyết vấn đề khó khăn hiện tại của mọi doanh nghiệp đó là giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP). Cùng Công ty TNHH iVIM tìm hiểu về giải pháp công nghệ DLP giúp chống thất thoát dữ liệu cho doanh nghiệp nhé.

Giải pháp dlp là gì cơ chế làm việc
Chống thất thoát dữ liệu (DLP) là gi?

Chống thất thoát dữ liệu (DLP) được xem là một công cụ và quy trình để đảm bảo các dữ liệu quan trọng không bị lộ ra bên ngoài, bị lạm dụng và truy cập bởi người không có quyền truy cập. Phần mềm chống thất thoát dữ liệu (DLP) phân loại dữ liệu nhạy cảm, bí mật và kinh doanh quan trọng và xác định vi phạm chính sách được xác định từ tổ chức hoặc chính sách đã được xác định trước đó, thông thường sẽ được điều chỉnh bằng cách tuân thủ quy định như: HIPAA, PCI-DSS hay GDPR.

Trong trường hợp hành vi đã được xác định, giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) thực thi khắc phục bằng hình thức cảnh báo, mã hóa và những hành động bảo vệ khác để ngăn chặn người dùng cuối cùng vô tình hay chia sẻ dữ liệu nguy hiểm có thể mang lại rủi ro cao cho tổ chức.

Phần mềm và công cụ DLP theo dõi và kiểm tra quá trình hoạt động endpoint, lọc luồng dữ liệu trên mạng doanh nghiệp và theo dõi dữ liệu trên đám mây cloud để bảo mật dữ liệu ở trạng thái nghỉ, chuyển động và đang sử dụng. giải pháp DLP cung cấp báo cáo để đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu và kiểm toán và xác định các vực yếu và bất thường đối với forensics và phản ứng sự cố.

Tình hình thất thoát dữ liệu trên thị trường

Năm 2018, Việt Nam thường xuyên lọt vào Top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất toàn cầu.

Gần đây nhất, tại hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng (Vietnam Security Summit 2021), các chuyên gia an ninh mạng nhận định Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu những cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới, các hoạt động vi phạm trên không gian mạng cũng có chiều hướng gia tăng.

Giải pháp dlp là gì cơ chế làm việc
Tình hình thất thoát dữ liệu trên thị trường

Việt Nam trong những năm gần đây đang đối mặt với nhiều thách thức nguy cơ an ninh an toàn thông tin đến từ không gian mạng. Theo Global Cybersecurity Index 2020 về chỉ số An toàn không gian mạng toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 25/194 quốc gia.

Đây có thể nói là con số đáng báo động nhất là đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất là những doanh nghiệp đang có một lượng lớn dữ liệu quan trọng. Không cần nói thiệt hại mà việc này mang lại, chắc hẳn bạn cũng đã biết nó nghiêm trọng và tổn thất như thế nào.

Ước tính, mỗi đợt tấn công mạng có thể khiến doanh nghiệp Việt tổn thất hàng triệu USD vì các hoạt động bị ngưng trệ, bị thất thoát dữ liệu và tốn kém phải chi cho các biện pháp khắc phục sau đó. Vấn đề này thậm chí đã trở thành vấn nạn đáng lo lắng hàng đầu khiến chính phủ phải cân nhắc đến các biện pháp nghiêm khắc hơn về an ninh mạng.

Chống thất thoát dữ liệu hoạt động như thế nào?

Các giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích nội dung, có thể được sử dụng để kích hoạt vi phạm chính sách.

Công nghệ (DLP) thực hiện hai chức năng cốt lõi là xác định dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ và ngăn chặn việc thất thoát những dữ liệu đó. Các giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích nội dung (phát hiện dữ liệu nhạy cảm), có thể được sử dụng để kích hoạt vi phạm chính sách. Một số kỹ thuật này bao gồm:

  • Dựa trên quy tắc (Rule-Based)/ Biểu thức chính quy: Kỹ thuật phân tích phổ biến nhất được sử dụng trong DLP liên quan đến một công cụ phân tích nội dung cho các quy tắc cụ thể như số thẻ tín dụng 16 chữ số, số an sinh xã hội 9 chữ số của Hoa Kỳ,… Kỹ thuật này là bộ lọc đầu tiên hiệu quả vì các quy tắc có thể được định cấu hình và xử lý nhanh chóng, tuy vậy nó vẫn có thể có tỷ lệ dương tính giả cao nếu không xác nhận giá trị tổng kiểm để xác định các mẫu hợp lệ.
  • Dấu vân tay cơ sở dữ liệu (Database Fingerprinting): Còn được gọi là Khớp dữ liệu chính xác (Exact Data Matching). Cơ chế này xem xét các kết quả khớp chính xác từ kết xuất cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu trực tiếp. Mặc dù kết xuất cơ sở dữ liệu hoặc kết nối cơ sở dữ liệu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất, đây là một tùy chọn cho dữ liệu có cấu trúc từ cơ sở dữ liệu.
  • Đối sánh tệp chính xác (Exact File Matching): Nội dung tệp không được phân tích, thay vào đó là hàm băm. Hàm băm của tệp trùng khớp với dấu vân tay chính xác. Kỹ thuật này cho kết quả với khả năng dương tính giả thấp. Tuy vậy, phương pháp này không làm việc với các tệp có nhiều phiên bản giống nhưng không giống hệt nhau.
    Giải pháp dlp là gì cơ chế làm việc
    Chống thất thoát dữ liệu hoạt động như thế nào?

Hàm băm của tệp trùng khớp với dấu vân tay chính xác.

  • Khớp tài liệu một phần (Partial Document Matching): Tìm kiếm khớp toàn bộ hoặc từng phần trên các tệp cụ thể, chẳng hạn như nhiều phiên bản của biểu mẫu đã được điền bởi những người dùng khác nhau.
  • Khái niệm/Từ vựng: Sử dụng kết hợp các từ điển, quy tắc,… Các chính sách này có thể cảnh báo về những ý tưởng hoàn toàn không có cấu trúc, thách thức việc phân loại đơn giản. Nó cần được tùy chỉnh theo giải pháp DLP được cung cấp.
  • Phân tích thống kê: Sử dụng máy học hoặc các phương pháp thống kê khác như phân tích Bayes để kích hoạt vi phạm chính sách trong nội dung an toàn. Kỹ thuật này yêu cầu một khối lượng lớn dữ liệu để quét, càng lớn càng tốt, nếu không sẽ dễ bị dương tính giả và phủ định.
  • Các danh mục được tạo sẵn (Pre-built Categories): Danh mục được tạo sẵn với các quy tắc và từ điển cho các loại dữ liệu nhạy cảm phổ biến, chẳng hạn như số thẻ tín dụng/bảo vệ PCI (bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán), HIPAA (bảo vệ thông tin y khoa),…

Các bước triển khai chống thất thoát dữ liệu (DLP)

“Dưới đây là những bước doanh nghiệp cần chuẩn bị khi muốn thực hiện giải pháp DLP”

Bước 1: Chuẩn bị:

Tình trạng dữ liệu:

Dữ liệu doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào?

Số lượng dữ liệu

Dữ liệu được lưu trữ ở đâu? Trên phương tiện nào, hình thức?

Doanh nghiệp cần có bước sắp xếp dữ liệu, cũng như chọn lọc

Những loại dữ liệu nào quan trọng, dữ liệu nào có tính bảo mật cao, dữ liệu nào có tính bảo mật thấp?

Dữ liệu nào cần được bảo vệ ở mức độ cao nhất?

Trên chỉ là những bước đầu, những yêu cầu này sẽ tùy thuộc vào đơn vị mà doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng và triển khai giải pháp DLP. Họ sẽ cung cấp một bảng câu hỏi cụ thể để thu thập những thông tin cần thiết cần chuẩn bị

Giải pháp dlp là gì cơ chế làm việc
Các bước triển khai chống thất thoát dữ liệu DLP

Bước 2: Lên kế hoạch- Tiến hành triển khai

Đối với bước này các đơn vị sẽ khảo sát, kiểm tra và đưa ra kế hoạch để thực hiện giải pháp DLP cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Đến bước này hầu như doanh nghiệp của bạn không cần phải thực hiện nữa, đa phần sẽ do bên đơn vị triển khai thực hiện

Bước 3: Kiểm tra, bàn giao

Sau khi đã triển khai đơn vị sẽ tiến hành khởi chạy, kiểm tra và khi mọi thứ đã hoàn thành sẽ thực hiện bàn giao cho doanh nghiệp.

Bước 4: Hướng dẫn

Khi thực hiện xong các đơn vị sẽ nhận được sự hướng dẫn sử dụng, các chú ý liên quan đến cũng như những vấn đề phát sinh trong khi sử dụng.

Bên trên là các bước triển khai DLP tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng sẽ thực hiện theo những bước trên có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào dịch vụ của mỗi đơn vị và tình trạng dữ liệu của doanh nghiệp.

Vậy nên việc quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp nên tìm cho mình một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm trong để thực hiện. Việc triển khai DLP khá quan trọng nên tìm những doanh nghiệp đã từng thực hiện DLP thành công và có kinh nghiệm.

iVIM là một trong những đơn vị đã thực hiện thành công nhiều giải pháp DLP cho các lĩnh vực khác nhau.