Giá vàng sjc ngày 3 tháng 2 năm 2023

BNEWS Trong bối cảnh giá vàng châu Á tăng giảm trái chiều phiên chiều 3/8, các doanh nghiệp trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh giá vàng.

Đóng phiên ngày 3/8, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66 - 67,02 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra], giảm 1,2 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với mở cửa sáng nay.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 65,8 - 67 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra], giảm 1,4 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở cửa sáng nay.
Trong khi đó, giá vàng châu Á tăng trong phiên chiều 3/8 khi đồng USD yếu và căng thẳng Mỹ - Trung hạn chế áp lực từ việc tăng lợi suất trái phiếu của Mỹ sau khi nhiều quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] phát tín hiệu về tăng lãi suất.
Khoảng 13 giờ 39 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.767,89 USD/ounce, sau khi chạm mức gần cao nhất một tháng qua là 1.787,79 USD/ounce hôm 2/8. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3%, xuống 1.784,50 USD/ounce.
Đồng USD giảm 0,1%, khiến vàng rẻ hơn cho những người nắm giữ đồng tiền tệ khác.
Chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak thuộc Chuyên trang tài chính DailyFX cho biết: "Vàng kiểm tra mức kháng cự quanh ngưỡng 1.785 - 1.790 USD/ounce qua đêm và bị từ chối ... Ngoài ra, thị trường trở nên hoài nghi về việc đảo ngược chính sách thắt chặt từ Fed".
Chiến lược gia nói thêm rằng: "Chúng ta cũng cần theo dõi tình hình Đài Loan [Trung Quốc], vàng có xu hướng thu hút giới đầu tư tại thời điểm lo ngại về địa chính trị".
Mặc dù, số liệu kinh tế gần đây đã làm tăng sự đồn đoán rằng lãi suất Mỹ có thể đạt đỉnh vào đầu năm 2023, song Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco Mary Daly cho biết, công cuộc giảm lạm phát của ngân hàng trung ương này gần như "chưa đến nơi đến chốn".
Tín hiệu nâng lãi suất của Fed khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên 2,774% qua đêm và khoảng 2,72% trong phiên giao dịch ở châu Á.
Mặc dù vàng thường được coi là hàng rào chống lạm phát, lãi suất cao hơn lại ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của vàng thỏi - vốn là một tài sản không sinh lời.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, lượng vàng do họ nắm giữ đã giảm 0,3% xuống 1.002,97 tấn vào ngày 2/8./. 

Xem thêm"

>>Giá vàng châu Á tăng giảm trái chiều phiên chiều 3/8

Giá vàng hôm nay 6/8: Trong nước và thế giới cùng giảm

Sáng 6/8, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 66,30 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 67,30 triệu đồng/lượng, cùng giảm 300.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch liền trước. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC vẫn duy trì 1 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 66,60 – 67,60 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày 5/8, giá mua - bán vàng tại DOJI giữ nguyên. Do đó, chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI vẫn ở mức 1 triệu đồng/lượng.

Sáng 6/8 [theo giờ Việt Nam] giá vàng thế giới ở mức 1.776,9 USD/ounce, giảm 1,1 USD/ounce so với giá chốt phiên liền trước.

Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank: 1 USD = 23.530 VND, giá vàng thế giới tương đương 50,37 triệu đồng/lượng, thấp hơn 16,93 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra sáng 6/8.

Giá vàng hôm nay 6/8: Giá vàng chịu áp lực mới sau dữ liệu bất ngờ từ Mỹ, năm 2023 kim loại quý mới khởi sắc? [Nguồn: Bloomberg]

Cập nhật giá vàng hôm nay 5/8

Sau nhiều phiên tăng giá, thị trường vàng đang chịu áp lực bán mới, do thị trường lao động Mỹ có sự tăng trưởng đáng kể trong tháng 7/2022.

Số liệu chính thức công bố ngày 5/8 cho thấy thị trường việc làm tại Mỹ đã có thêm tín hiệu sáng trong tháng 7/2022 khi nền kinh tế bất ngờ bổ sung thêm 528.000 vị trí việc làm, xua tan mọi đồn đoán về sự sụt giảm.

Thậm chí, Nhà Trắng còn đồng tình với hầu hết các nhà kinh tế khi dự đoán mức tăng việc làm sẽ chậm lại, chỉ ở mức 250.000 trong tháng 7/2022. Một dự báo mà Tổng thống Joe Biden cho rằng, đó là một phần của sự suy giảm tự nhiên sau sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau đại dịch.

Trong khi đó, tiền lương tăng vọt, với thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 15 xu Mỹ so với tháng 6/2022, điều này chắc chắn sẽ làm tăng thêm lo ngại về lạm phát, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] tăng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế giữa lúc lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm.

Bộ Lao động Mỹ báo cáo mức tăng việc làm trên đã giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức thấp trước đại dịch là 3,5%. Và mức tăng việc làm vượt mức trong tháng 6/2022 đã được điều chỉnh cao hơn.

Tin liên quan
Kinh tế châu Âu 'sa lầy' lạm phát, thách thức lớn nhất vẫn chưa thể giải quyết

Dữ liệu cho thấy tổng số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp cũng phục hồi về mức trước đại dịch.

Hoạt động tuyển dụng tăng mạnh trong lĩnh vực giải trí, khách sạn và chăm sóc sức khỏe, mỗi ngành tăng thêm 96.000 việc làm trở lên, trong khi ngành sản xuất và xây dựng tăng 32.000 việc làm trở lên.

Các công ty xây dựng đã phải vật lộn trong nhiều tháng để tìm kiếm công nhân đáp ứng nhu cầu xây dựng cao. Tuy nhiên, việc làm trong lĩnh vực này hiện đã trở lại mức trước đại dịch.

Đến 21h ngày 5/8, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 1.776,1 - 1.777,1 USD/ounce, giảm 15 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, đóng cửa phiên ngày 5/8, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 66,60-67,62 triệu đồng/lượng [mua vào-bán ra].

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên cuối ngày hôm qua [ngày 4/8]:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,60 – 67,62 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết tại: 66,60 – 67,60 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,60 – 67,60 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,60 – 67,60 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,75 – 67,59 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,25 – 53,35 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,76 – 53,51 triệu đồng/lượng.

Năm 2023 giá vàng mới phục hồi trở lại?

Báo cáo mới phát hành của Tập đoàn Capital Economics [Anh] cho biết, giá vàng sau khi đạt đỉnh vào tháng 3 đã rớt mạnh dưới áp lực đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ mạnh lên.

Giới đầu tư có xu hướng bán tháo vàng và lao vào đồng USD để trú ẩn tài sản an toàn trước các bất ổn kinh tế, chính trị toàn cầu hiện nay.

Capital Economics nhận định: "Dù còn nhiều bất ổn về triển vọng nền kinh tế toàn cầu và tác động của chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhưng nền kinh tế của Mỹ vẫn sẽ tốt hơn các nền kinh tế khác là châu Âu và châu Á, mà qua đó, đồng USD tiếp tục hưởng lợi.

Do đó, giá vàng sẽ giảm về mức 1.650 USD/ounce, tương đương 47 triệu đồng/lượng vào cuối năm 2022. Bước sang năm 2023, giá vàng mới phục hồi trở lại".

Nhà phân tích Rhona O’Connell của StoneX cũng nhận định, rủi ro địa chính trị gia tăng liên quan tới tình hình Đài Loan có thể chỉ thoáng qua, nhưng chắc chắn đã thu hút được sự chú ý của thị trường.

Bà cũng lưu ý, giá vàng có thể trải qua giai đoạn củng cố kỹ thuật sau những biến động mạnh gần đây.

Ông Lukman Otunuga, một nhà phân tích tại sàn giao dịch trực tuyến FXTM lưu ý, một báo cáo việc làm mạnh mẽ có thể là tin xấu đối với vàng, vì điều đó sẽ thúc đẩy Fed tăng lãi suất ở mức cao hơn. Ngược lại, những số liệu đáng thất vọng sẽ làm suy yếu đồng USD và khiến Fed cân nhắc lại quyết định điều chỉnh lãi suất, giúp vàng có thêm cơ hội để tăng giá.

Ngoài ra, dữ liệu thị trường lao động mới nhất sẽ giúp xoa dịu nỗi lo suy thoái đang gia tăng trên thị trường. Một số chính trị gia và nhà kinh tế đã lập luận rằng, nền kinh tế không thể suy thoái vì thị trường lao động vẫn mạnh.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Katherine Judge tại CIBC nhận định: “Trong một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế Mỹ không suy thoái, việc tuyển dụng đã tăng tốc trong tháng 7, cho thấy cuộc chiến chống lạm phát của Fed còn lâu mới kết thúc”.

Kinh tế châu Âu 'sa lầy' lạm phát, thách thức lớn nhất vẫn chưa thể giải quyết

Bất chấp mức tăng trưởng đạt được trong quý II/2022, một số chuyên gia cho rằng, áp lực từ cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm ...

Cuộc chiến chống lạm phát ở EU: Pháp, Italy hào phóng hỗ trợ sức mua; Đức 'bật đèn xanh' tăng lương tối thiểu

Giảm giá nhiên liệu, kiểm soát giá năng lượng, viện trợ xã hội là loạt biện pháp đã và đang được các quốc gia Liên ...

Chủ Đề