Ghép thận bao nhiêu tiền

Nội dung :

  1. Ghép thận là gì?
  2. Đối tượng nào cần ghép thận
  3. Nguồn ghép thận lấy ở đâu? Có bao nhiêu loại ghép thận?
  4. Chi phí ghép thận tốn bao nhiêu tiền và địa chỉ ở việt nam
  5. Trước khi ghép thận, bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?
  6. Một vài điểm cần biết sau khi ghép thận
  7. Những điều bệnh nhân cần tuân thủ sau khi ghép thận
  8. Các câu hỏi thường gặp về ghép thận
    1. Ghép thận sống được bao lâu?
    2. Tỷ lệ thành công của 1 ca ghép thận là bao nhiêu?
    3. Một người có thể ghép thận bao nhiêu lần?
    4. 1 quả thận bao nhiêu tiền?
Đánh giá bài viết ngay

Ghép thận mang lại cơ hội sống như người bình thường cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiệu quả cao nhưng để thực hiện chữa bệnh bằng phương pháp này không hề dễ dàng. Tìm hiểu thông tin cụ thể về phương pháp này trong nội dung sau đây!

Ghép thận là gì?

Trong Y học, ghép thận hay thay thận là phương pháp lấy thận khỏe mạnh của người còn sống hoặc đã chết để thực hiện ghép vào ổ bụng của bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng thận. Vị trí cụ thể để ghép thận mới là vùng hố chậu bên phải hoặc bên trái.

Việc ghép thận có thể được thực hiện nhiều lần nếu quá trình ghép thận trước đó bị hỏng. Quá trình này chỉ cấy ghép vào thận cũ, không cắt bỏ hoàn toàn thận cũ để thay thế thận mới vào vị trí đó ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như thận đa nang quá to, hẹp động mạch thận bác sĩ bắt buộc phải cân nhắc thực hiện cắt bỏ quả thận bệnh lý.

Xem ngay: Bệnh thận móng ngựa là gì?

Đối tượng nào cần ghép thận

Đối tượng đặc biệt được bác sĩ chỉ định phải thực hiện ghép thận là những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Chỉ số lọc cầu thận của người bệnh ở dưới mức 15ml/1.73m2/phút, thận lúc này gần như không thể thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể. Nếu không có các biện pháp can thiệp, nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 và 5 sẽ được bác sĩ chỉ định ghép thận

Ghép thận là một trong những phương pháp can thiệp hiệu quả nhất, tối ưu nhất và có thể mang cuộc sống người bệnh trở lại bình thường nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối có thể thay thể ghép thận bằng các phương pháp khác như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, để duy trì sự sống. Song, chất lượng cuộc sống sau khi thực hiện các phương pháp này không cao, người bệnh có thể phải gắn đời sống sinh hoạt bên giường bệnh.

Không phải người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối nào cũng được chỉ định thực hiện ghép thận. Với các trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ cân nhắc hoặc chống chỉ định:

  • Người mắc các căn bệnh ác tính
  • Người bị nhiễm khuẩn chưa/không kiểm soát
  • Người mắc các bệnh lý tim mạch không ổn định
  • Người mắc bệnh đông máu
  • Người mắc các bệnh lý truyền nhiễm như AIDS
  • Người có sức khỏe quá yếu không thể chịu đựng được ca phẫu thuật
  • Người bị bệnh cường giáp, viêm loét dạ dày nặng, người nghiện rượu,

Nguồn ghép thận lấy ở đâu? Có bao nhiêu loại ghép thận?

Nguồn thận ghép có thể lấy từ người thân có quan hệ họ hàng, huyết thống trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột thịt, cậu, cô, dì, ông bà nội ngoại, Hoặc cũng có thể lấy từ người không có cùng chung huyết thống tình nguyện hiến tặng.

Ngoài ra, thận ghép có thể lấy từ những người bị chết não, người bị tai biến não, chấn thương sọ não, hoặc người chết não tim đã ngừng đập đồng ý hiến thận. Chất lượng của nguồn thận người chết não, tim ngừng đập sẽ không tốt bằng lấy trực tiếp từ trên cơ thể người tim còn đập.

Y học hiện tại có các loại ghép thận sau đây:

  • Ghép thận tự thân: Trường hợp này là ghép thận cùng một cơ thể. Có thể hiểu như sau, người bị hẹp động mạch thận, sau khi cắt bỏ đoạn động mạch bị hẹp, bác sĩ có thể đem quả thận bị hẹp động mạch thận ghép ở một nơi khác.
  • Ghép thận cùng gen: Loại ghép thận được thực hiện trên 2 người hoàn toàn giống nhau về di truyền. Trong trường hợp này chỉ có thể là giữa anh em/chị em sinh đôi cùng trứng.
  • Ghép thận khác gen nhưng cùng loài: Loại này là ghép những người không có quan hệ huyết thống nhưng lại có sự tương thích cao.
  • Ghép thận khác loài: Loại này bác sĩ có thể sử dụng thận của các loài khác nhau để ghép lên cơ thể.

Ghép thận tự thân cho thấy hiệu quả tốt nhất trong các phương pháp ghép thận trên khi vừa giảm thiểu tối đa các biến chứng, không có hiện tượng thải ghép. Trường hợp ghép thận khác loài cho thấy nhiều nguy hiểm với hàng loạt các phản ứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Chi phí ghép thận tốn bao nhiêu tiền và địa chỉ ở việt nam

Chi phí ghép thận ở Việt Nam thường giao động trung bình từ 100 400 triệu đồng tại các cơ sở y tế. Chi phí 1 ca ghép thận có thể cao hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, số lần ghép,

Tham khảochi phí ghép thậntại các bệnh viện lớn trên toàn quốc:

  • Chi phí ghép thận bệnh viện Bạch Mai -Hà Nội: Đang cập nhật
  • Chi phí ghép thận bệnh viện Việt Đức Hà Nội: Đang cập nhật
  • Bv Xanh Pôn Hà Nội: Đang cập nhật
  • Bv Thái Nguyên Thái Nguyên: Đang cập nhật
  • Bv Vinmec Hà Nội: Đang cập nhật
  • Bv Trung Ương Huế: Đang cập nhật
  • Chi phí ghép thận bệnh viện Chợ Rẫy -Tp.HCM: Đang cập nhật
  • Bv 115 -Tp.HCM: Đang cập nhật
  • Bv 198,108,103- Hà Nội: Đang cập nhật

Địa chỉ ghép thận ở Việt Nam:

  • Bệnh viện thận Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai: địa chỉ số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội, SĐT: 04 3869 3731.
  • Bệnh viện Việt Đức: địa chỉ số 8 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm,Hà Nội, SĐT: 04 3825 3531.
  • Bệnh viện 103[Học viện quân y]: địa chỉ số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, SĐT: 04 956 6417.
  • Bệnh viện đa khoa xanh pôn: địa chỉ số 12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội. SĐT: 0438233075.
  • Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108: địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, SĐT: 069572400 069555283.
  • Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: địa chỉ số 479 Đường Lương Ngọc Quyến TP Thái Nguyên, SĐT: 0280 3855 125.
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: địa chỉ số 458 Minh Khai Hai Bà Trưng Hà Nội, SĐT: 024 3974 3558.
  • Bệnh viện Trung ương Huế: địa chỉ số 16 Lê Lợi Huế, SĐT: 054 3822325.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM, SĐT: 08 3855 4137 08 3855 4138.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM: địa chỉ số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM, SĐT: 08 3855 4269.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, SĐT: [028]38 652.

Trước khi ghép thận, bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Quá trình ghép thận không chỉ ảnh hưởng đến khoa thận học mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều chuyên khoa khác như huyết học truyền máu chẩn đoán hình ảnh, khoa gây mê, hồi sức, khoa mô phôi học, ngoại khoa,

Do vậy, các bước chuẩn bị trước khi ghép thận vô cùng quan trọng.

  • Về phía người hiến thận: Người cho/hiến thận phải thực hiện các xét nghiệm về nhóm máu, bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ung thư, Kiểm tra chức năng hoạt động của thận, khả năng tương thích, khả năng miễn dịch. Trong trường hợp là người sống, phải thực hiện các bài test tâm lý. Với người đã chết phải xin được chấp thuận từ gia đình cho việc hiến thận.
  • Với người nhận thận hiến: Độ tuổi được phép thực hiện ghép thận là từ 6 tháng tuổi đến 64 tuổi, trong một số trường hợp có thể lên đến 70 tuổi, đảm bảo tình trạng sức khỏe và đặc biệt là không mắc các trường hợp chống chỉ định đã kể trên.

Một vài điểm cần biết sau khi ghép thận

Sau khi ghép thận người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng lâm sàng, đặc biệt là phản ứng thải mô ghép. Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải sau ghép thận là cơ thể người bệnh mệt mỏi, có thể gây sốt, bộ phận ghép thường có dấu hiệu bị phù nề, mất trương lực.

Để đánh giá các phản ứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng, từ đó phân biệt giữa phản ứng nhiễm trùng và phản ứng thải ghép.

Người bệnh phải thực hiện hiện điều trị các phản ứng sau ghép thận cũng như thực hiện theo dõi lâu dài. Trong khi việc điều trị hướng đến mục tiêu là giảm cường độ tấn công của hệ thống miễn dịch vào cơ quan vừa ghép thì việc theo dõi sau quá trình ghép thận hướng đến việc duy trì tình trạng khỏe mạnh của cơ quan ghép bằng chế độ ăn uống và luyện tập. Cụ thể:

  • Điều trị sau ghép thận: Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc Steroid để loại bỏ các triệu chứng thải bỏ, sốt và làm cơ thể dễ chịu hơn. Các Steroid này có thể phối hợp với việc sử dụng Globulin kháng Lympho. Người bệnh cũng phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporin A hoặc Prednisolon.
  • Theo dõi sau ghép thận: Quá trình theo dõi này được kéo dài suốt đời. Các độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh phải được quản lý chặt chẽ để tránh các biến chứng, ảnh hưởng đến thận được ghép.

Những điều bệnh nhân cần tuân thủ sau khi ghép thận

  • Tái khám định kỳ: Tháng đầu bệnh nhân nên thực hiện 10 ngày tái khám 1 lần, tháng thứ 2 sau ghép thận nên tái khám 15 ngày 1 lần, 3 đến 6 tháng tiếng theo tái khám 1 tháng 1 lần
  • Đến cơ sở y tế khám ngay trong trường hợp cơ thể có các dấu hiệu lạ, khó chịu
  • Do phải sử dụng thuốc chống thải ghép có hàm lượng độc tính cao suốt đời nên người bệnh phải lưu ý đến liều lượng và chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đúng giờ, quan sát các phản ứng cơ thể đề phòng tác dụng phụ, kết hợp các loại thuốc khác phải có sự tham vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi thấy tác dụng phụ hoặc cơ thể đã khỏe mạnh. Uống hay ngừng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các câu hỏi thường gặp về ghép thận

  • Ghép thận sống được bao lâu?

Ghép thận có thể giúp người bệnh duy trì sự sống từ 10 năm trở lên. Nhiều trường hợp chăm sóc tốt và có điều kiện y tế cao có thể lên đến 20 đến 30 năm, thậm chí là lâu hơn nếu không có biến chứng hoặc thải ghép sau quá trình phẫu thuật.

  • Tỷ lệ thành công của 1 ca ghép thận là bao nhiêu?

Một ca cấy ghép thận thành công trên 1 năm là 97%, Trên 5 năm là 86%

  • Một người có thể ghép thận bao nhiêu lần?

Các ca cấy ghép thận có tỷ lệ thành công cao và thời gian kéo dài của chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Một người có thể ghép thận nhiều hơn 1 lần trong suốt cuộc đời.

  • 1 quả thận bao nhiêu tiền?

Giá 1 quả thận do bên bán và mua thỏa thận nó sẽ thường dao động trong khoảng từ 100-250 triệu đồng bao gồm tất cả các chi phí khám xét nghiệm, ăn ở đi lại cho người bán thận trong thời gian làm giấy tờ cho đến khi tiến hành phẫu thuật xong.

Tìm hiểu thêm:

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn

Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam

Bí quyết dưỡng thận nâng cao tuổi thọ theo y học cổ truyền

Nguồn: VHO

Bác sĩ Trần Đạt 30 Tháng Chín, 2020

Video liên quan

Chủ Đề