Gatt là nền tảng để thành lập tổ chức nào năm 2024

GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ cho thương mại quốc tế, 23 nước sáng lập GATT đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.

Sau vòng đàm phán thuế đầu tiên với kết quả là 45.000 ưu đãi về thuế được áp dụng giữa các bên tham gia, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1-1948.

Từ đó tới cuối thế kỷ 20, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, thời gian đầu chủ yếu về thuế quan. Đặc biệt, tại vòng đàm phán thứ 8 diễn ra tại Urugoay (1986 - 1994), do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, số thành viên tăng lên, GATT đã mở rộng phạm vi đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn xây dựng các vấn đề khác...

Do diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, chiếc áo của GATT không còn thích hợp. Theo đó, quy tắc cho phép của GATT không chặt chẽ, khi thực hiện có nhiều khe hở rất lớn, có một số quy tắc thiếu sức ràng buộc về pháp luật; một số nước ký kết hiệp định đã vi phạm nguyên tắc của GATT, không có biện pháp xử về mặt pháp luật, dẫn đến các tranh chấp thương mại quan trọng không có cách giải quyết.

Vì vậy, ngày 15-4-1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. WTO chính thức được thành lập, độc lập với hệ thống Liên hợp quốc và đi vào hoạt động từ 1-1-1995, trở thành tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế.

Về cơ bản, mục tiêu của WTO nhằm hướng đến nâng cao mức sống, phát triển bền vững, đảm bảo các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển duy trì tỷ lệ tăng trưởng trong thương mại…

Mục tiêu của WTO được ghi nhận tại lời mở đầu của Hiệp định thành lập WTO như sau: “Các bên ký kết hiệp định này thừa nhận rằng: tất cả những mối quan hệ của họ (tức các bên ký kết thành lập WTO) trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khi đó vẫn đảm bảo việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững…”.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.

Tin nổi bật

Gatt là nền tảng để thành lập tổ chức nào năm 2024

Ngày 16/4 và ngày 17/4/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND 02 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn đã tổ chức “Hội nghị tập huấn nhận thức về thực hành 5S tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện”. Sau phần tập huấn nhận thức và khảo sát thực tế, tiếp tục triển khai hướng dẫn thực hành 5S (Đợt 1) tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND 02 huyện này vào ngày 24/4 và ngày 25/4/2024.


Thông tin hoạt động

.jpg)

Ngày 18/12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động của Ban liên ngành Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) năm 2014. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh- Trưởng ban chủ trì Hội nghị.