G3 trong chứng khoán là gì

Sau khi đã hiểu về cách đặt lệnh và quy định giao dịch tại cách sàn, điều nhà đầu tư cần làm tiếp theo đó là hiểu cách nội dung được ghi trên bảng giá.

Nội dung được nhắc đến:

  1. Cột "Mã"

  2. Cột "TC" [tham chiếu]

  3. Cột "Trần"

  4. Cột "Sàn"

  5. Màu hiển thị: xanh lá và màu đỏ

  6. Cột "Mua"

  7. Cột "Bán"

  8. Cột "Khớp lệnh"

  9. Cột "Tổng khối lượng"

  10. Cột "Mở cửa; Cao nhất: Thấp nhất"

  11. Cột "NN mua" [nước ngoài mua]

  12. Cột "NN bán" [nước ngoài bán]

  13. Room còn lại

  14. Chỉ số thị trường

Các đọc chi tiết bảng giá

Ảnh bảng giá chứng khoán FPT [Click vào ảnh để phóng to]

1. Cột "Mã"

Là danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên sàn được thể hiện bằng 3 ký tự bất kỳ và mỗi doanh nghiệp có ký tự riêng biệt, không trùng nhau.

2. Cột "TC" [giá tham chiếu - màu vàng]

Thể hiện giá tham chiếu, là mức giá đóng cửa của phiên trước, làm cơ sở để xác định giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch hiện tại.

Riêng với UPCOM, giá tham chiếu ngày hôm nay được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền [trung bình có trọng số] của các giá khớp lệnh của ngày giao dịch liền trước.

3. Cột "Trần" [giá trần - màu tím]

Là mức giá tối đa bạn có thể đặt lệnhVới sàn HSX, giá trần được đặt với biên độ tối đa là +7% so với giá tham chiếu

  • Với sàn HNX, giá trần được đặt với biên độ tối đa là +10% so với giá tham chiếu

  • Với sàn Upcom, giá trần được đặt với biên độ tối đa là +15% so với giá tham chiếu

4. Cột "Sàn" [giá sàn - màu xanh dương]

Là mức giá tối thiểu bạn có thể đặt lệnh

  • Với sàn HSX, giá trần được đặt với biên độ tối đa là -7% so với giá tham chiếu

  • Với sàn HNX, giá trần được đặt với biên độ tối đa là -10% so với giá tham chiếu

  • Với sàn Upcom, giá trần được đặt với biên độ tối đa là -15% so với giá tham chiếu

5. Màu hiển thị

  • Với giá có màu đỏ, tức là là giá nhỏ hơn giá tham chiếu

  • Với giá có màu xanh, tức là giá lớn hơn giá tham chiếu

6. Cột "Mua"

Thể hiện các lệnh mua có giá đặt mua cao nhất với khối lượng tương ứng

  • Cột G1 và KL1 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá mua cao nhất với khối lượng tương ứng

  • Cột G2 và KL2 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá mua cao thứ hai với khối lượng tương ứng

  • Cột G3 và KL3 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá mua cao thứ ba với khối lượng tương ứng

Click vào ảnh để phóng to

7. Cột "Bán"

Thể hiện các lệnh bán có giá đặt bán thấp nhất với khối lượng tương ứng

  • Cột G1 và KL1 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá bán thấp nhất với khối lượng tương ứng

  • Cột G2 và KL2 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá mua thấp thứ hai với khối lượng tương ứng

  • Cột G3 và KL3 là cột giá 1 và khối lượng 1, thể hiện mức giá mua thấp thứ ba với khối lượng tương ứng

8. Cột "Khớp lệnh"

Khi hai bên mua và bán đồng thuận thì lệnh sẽ được khớp và hiển thị tại đây

  • Cột "Giá" thể hiện mức giá khớp lệnh

  • Cột "KL" thể hiện khối lượng được khớp

  • Cột "+/-" thể hiện % tăng giảm so với giá tham chiếu

9. Cột "Tổng khối lượng"

Tổng khối lượng thể hiện số khối lượng đã khớp lệnh trong ngày. Tên gọi khác của tổng khối lượng là thanh khoản.

Click vào ảnh để phóng to

10. Cột "Mở cửa; Cao nhất; Thấp nhất"

  • Cột "Mở cửa" thể hiện giá mở cửa trong phiên ATO

  • Cột "Cao nhất" thể hiện giá khớp lệnh cao nhất đạt được trong phiên, sẽ được cập nhật mới khi có giá khớp lệnh cao hơn.

  • Cột "Thấp nhất" thể hiện giá khớp lệnh thấp nhất đạt được trong phiên, sẽ được cập nhật mới khi có giá khớp lệnh thấp hơn.

11. Cột "NN mua" [nước ngoài mua]

Biểu thị số lượng cổ phiếu nước ngoài đã mua ở từng cổ phiếu

12. Cột "NN bán" [nước ngoài mua]

Biểu thị số lượng cổ phiếu nước ngoài đã bán ở từng cổ phiếu

14. Room còn lại

Room còn lại là số lượng cổ phiếu tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức nước ngoài có thể mua vào tối đa.

13. Chỉ số thị trường:

  • Chỉ số VNXALL: là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh [HOSE] và Sở GDCK Hà Nội [HNX].

  • Chỉ số VNI [VN-Index]: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh [HSX]

  • Chỉ số VN30: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.

  • Chỉ số HNX: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội [HNX]

Các chỉ số khác tương tự như trên....

Có hai loại chỉ số thường được nhà đầu tư quan tâm gồm VNI và VN30. Việc hiểu và biết đánh giá các chỉ số thị trường là lợi thế cho các nhà đầu tư. Qua các thông số của chỉ số thị trường, nhà đầu tư có thể có bức tranh tổng quát về xu hướng thị trường hiện tại.

Ví dụ:

Với chỉ số VNI, qua các thông số trên ta biết được các thông tin sau:

- Chỉ số VNI đang ở mốc 937.49 điểm, đang giảm 6.2 điểm [giảm 0.66%] so với giá tham chiếu.

- Hôm nay thị trường có khối lượng khớp lệnh hay còn gọi là "thanh khoản cổ phiếu" là 303.7 triệu cổ phiếu.

- Hôm nay thị trường có giá trị khớp lệnh là 6,043.18 tỷ đồng

- Hiện tại có 157 mã tăng so với giá tham chiếu của bản thân mã đó, trong đó có 9 mã tăng trần.

- Hiện tại có 73 mã đang có giá bằng giá tham chiếu

- Có 229 mã đang giao dịch với giá thấp hơn giá tham chiếu, trong đó có 4 mã đang giao dịch với giá sàn.

- Liên tục tức là thị trường đang ở phiên khớp lệnh liên tục

Từ các thông tin trên, nhà đầu tư có thể kết hợp để tự đưa ra các nhận định:

Thị trường lạc quan: Nếu thị trường xanh lá [tăng giá], số lượng cổ phiếu tăng nhiều hơn số lượng cổ phiếu giảm giá

Thị trường chưa lạc quan: Nếu thị trường xanh lá [tăng giá], số lượng cổ phiếu tăng ít hơn số lượng cổ phiếu giảm thì đây là hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng", tức là thị trường chỉ được đẩy giá nhờ một số ít cổ phiếu.

Thị trường chưa bi quan: Nếu thị trường đỏ [giảm giá], mà số lượng cổ phiếu giảm ít hơn số lượng cổ phiếu tăng tức là thị trường giảm chỉ vì một vài cổ phiếu.

Thị trường bi quan: Khi thị trường đỏ [giảm giá] đi kèm với số lượng cổ phiếu giảm chiếm đa số, nhà đầu tư đang bán cổ phiếu vì lo ngại.

Thông qua bài viết dưới đây, Az Stock đã giúp nhà đầu tư hiểu được cách đọc bảng giá chứng khoán và hiểu được cách đọc tâm lý thị trường trong ngắn hạn.

Để đi chuyên sâu vào cách đánh giá thị trường, phân tích cung cầu để đầu tư hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu về trường phái đầu tư kỹ thuật được Az Stock dưới thiệu ở các bài viết sau.

Video liên quan

Chủ Đề