Đường kính trái đất bao nhiêu km

Trái Đất, hay còn được biết đến với các tên gọi "thế giới", "hành tinh xanh" hay "địa cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Nhờ các thành tựu về khoa học và công nghệ, con người ngày càng hiểu rõ hơn về Trái đất. Hãy cùng trang Space thử kiểm tra xem bạn có nắm vững các đặc điểm cơ bản về "ngôi nhà chung" của chúng ta hay không.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Trái đất bao nhiêu tuổi?

Trái đất khoảng hơn 4,5 tỷ tuổi, trẻ hơn Mặt trời một chút. Bằng chứng gần đây cho thấy, hành tinh của chúng ta thực sự hình thành sớm hơn rất nhiều, khoảng 10 triệu năm sau Mặt trời.

Trái đất là hành tinh đá lớn nhất trong hệ Mặt trời?

Hoàn toàn đúng như vậy. Đường kính Trái đất tại đường xích đạo là 12.756 km. Sao Kim là 12.104 km. Sao Hoả và sao Thuỷ nhỏ hơn rất nhiều. Sao Diêm Vương cũng là hành tinh đá nhưng quá nhỏ.

Trái đất hình cầu?

Bởi vì Trái đất quay và linh hoạt hơn bạn có thể tưởng tượng nên nó lồi ra tại phần giữa, tạo thành hình dạng quả bí ngô. Chỗ phình đang giảm dần qua nhiều thế kỷ nhưng theo một nghiên cứu mới đây, hiện tại, nó đột nhiên đang lớn lên. Việc tan chảy không ngừng của các sông băng trên Trái đất bị đổ lỗi cho sự tăng chu vi xích đạo.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Lõi Trái đất rắn đặc?

Phần bên trong của lõi Trái đất được cho là rắn đặc. Nhưng phần bên ngoài của lõi dường như nóng chảy. Vì chúng ta chưa bao giờ đặt chân được tới đó, nên các nhà khoa học không chắc chắn của thành phần cấu tạo chính xác của lõi Trái đất.

Khoảng cách từ bề mặt tới trung tâm của Trái đất?

Khoảng cách từ bề mặt của Trái đất tới vùng trung tâm xấp xỉ 6.378 km. Phần lớn Trái đất là chất lỏng. Lớp vỏ đặc nhất của hành tinh chỉ dày khoảng 66 km.

Vật chất bên trong Trái đất có chảy hay không?

Câu trả lời là có. Năm 1999, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, vật liệu nóng chảy trong lõi Trái đất di chuyển theo các dòng xoáy với sức mạnh tương tự như bão và lốc xoáy.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Bên trong Trái đất nóng đến mức nào?

Cứ mỗi km tiến sâu vào lòng Trái đất, nhiệt độ sẽ tăng thêm 20 độ C. Gần khu vực trung tâm, nhiệt độ được cho là lên tới ít nhất 3.870 độ C.

Không khí gồm chủ yếu là ôxy?

Thực tế, 80% bầu khí quyển Trái đất là nitơ. Phần còn lại chủ yếu là ôxy cùng một lượng rất nhỏ các tạp chất khác.

Bao nhiêu bụi vũ trụ rơi xuống Trái đất mỗi năm?

Các ước tính có thể khác nhau, nhưng Tổ chức khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thống kê được ít nhất 1.000 triệu gram, hay khoảng 1.000 tấn vật chất lọt vào bầu khí quyển mỗi năm và tìm được đường đến bề mặt Trái đất. Một nhóm nhà khoa học cho rằng, các vi khuẩn từ không gian cũng rơi như mưa xuống Trái đất và rằng những sinh vật ngoài hành tinh là nguyên nhân gây ra các đại dịch cúm. Hiện vẫn không có bằng chứng chứng minh giả thuyết này.

Nơi nào khô hạn nhất thế giới?

Vùng Arica ở Chile chỉ nhận được 0,76 mm lượng mưa mỗi năm. Với lượng đó, người ta cần phải mất một thế kỷ để hứng đầy một tách cà phê.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Nơi ẩm ướt nhất trên Trái đất?

Khu vực Lloro của Colombia có lượng mưa trung bình hàng năm là hơn 13 mét, khoảng gấp 10 lần những thành phố tương đối ẩm ướt ở châu Âu hoặc Mỹ.

Nơi nào nóng nhất trên Trái đất?

Hãy tính sai 1 nếu câu trả lời của bạn là Thung lũng chết ở California, Mỹ. Nó đã từng đúng suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, khu vực El Azizia ở Libya đã ghi kỷ lục nhiệt độ 57,8 độ C vào ngày 13/9/1922 - mức nhiệt độ cao nhất từng đo được từ trước tới nay. Ở Thung lũng chết, mức nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 57 độ C vào ngày 10/7/1913.

Và nơi nào lạnh nhất?

Cách đây đã khá lâu, nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất từng đo được là - 89 độ C ở Vostok, Nam cực vào ngày 21/7/1983.

Nằm cách Trái đất 149,6 triệu km, Mặt Trời được tạo thành từ dòng plasma nóng chảy đan xen với các trường điện từ, với nhiệt độ bề mặt lên tới 5.505 độ C. Phần lớn sự sống trên Trái Đất có thể tồn tại và phát triển qua hàng tỷ năm đều nhờ vào Mặt Trời.

Mặt Trời lớn chừng nào?

Mặt Trời gần như là một hình cầu hoàn hảo. Đường kính xích đạo và đường kính cực của nó chỉ chênh lệch nhau 10 km. Bán kính trung bình của Mặt Trời là 696.000 km và đường kính của nó vào khoảng 1,392 triệu km. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), bạn hoàn toàn có thể xếp 109 Trái Đất nằm vắt ngang qua bề mặt Mặt Trời.

Theo nhà khoa học năng lượng mặt trời C.Alex Young của NASA, nếu Mặt Trời rỗng phải cần đến khoảng một triệu Trái Đất để lấp đầy nó. Trong khi đó nếu Trái Đất rỗng chỉ cần khoảng 50 Mặt Trăng để lấp đầy.

Tổng khối lượng của Mặt Trời đạt 1,989 x 1030 kg, gấp khoảng 333.000 lần khối lượng của Trái Đất. Xét về kích cỡ, nếu Mặt Trời tương đương một quả bóng rổ thì Trái Đất lúc ấy sẽ chỉ bé bằng một đầu que diêm.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Kích thước của Trái Đất và Mặt Trăng khi được đặt cạnh Mặt Trời. (Ảnh: Mehmet Ergün)

Mặc dù nằm ở trung tâm và là thiên thể lớn nhất bên trong Thái Dương Hệ, nhưng Mặt Trời chỉ là một ngôi sao kích cỡ trung bình trong hàng trăm tỉ ngôi sao thuộc dải Ngân hà. Chẳng hạn như, Betelgeuse, một ngôi sao đỏ khổng lồ, kích thước lớn gấp 700 lần và cũng sáng chói hơn 14.000 lần so với Mặt Trời.

"Chúng tôi đã tìm thấy những ngôi sao có đường kính lớn gấp 100 lần Mặt Trời. Thực sự những ngôi sao đó rất lớn", NASA cho biết trên trang web SpacePlace của cơ quan này. Tuy nhiên cũng có những ngôi sao có kích thước chỉ bằng 1/10 so với Mặt Trời.

Cũng theo các chuyên gia NASA, kích thước của Mặt Trời có thể lớn hơn nhiều so với những con số từng được công bố bởi con người chưa thể đo đạt một cách chính xác ngôi sao này.

Nhà nghiên cứu Ernie Wright của NASA nói với tờ Space rằng việc đo đạc Mặt Trời không đơn giản như bạn nghĩ, nó không phải là đặt một cây thước lên những hình ảnh thu được vệ tinh và đưa ra những con số. Kể cả việc sử dụng sự dịch chuyển của của Sao Thủy và Sao Kim để đo đạc cũng chưa chắc mang lại một kết quả như mong muốn.

Mặt Trời và Trái Đất

Mặt Trời được phân loại là sao dãy chính loại G, hay sao lùn G, hoặc không chính xác hơn là sao lùn vàng. Trên thực tế, Mặt Trời - giống như các ngôi sao loại G khác - có màu trắng, nhưng xuất hiện màu vàng trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Đường kính trái đất bao nhiêu km

Kích thước của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Các ngôi sao thường lớn hơn khi chúng “già đi”. Theo NASA, khoảng 5 tỷ năm nữa, các nhà khoa học nghĩ rằng Mặt Trời sẽ bắt đầu sử dụng hết lượng hydro ở lõi, khi đó nó sẽ dần biến thành một ngôi sao đỏ khổng lồ và mở rộng quỹ đạo ra xa hơn so với hiện tại.

Bằng việc chạy giả lập trên máy tính các nhà khoa học phát hiện thay vì mờ nhạt và biến mất dần như suy đoán trước đây, sau khi chết, Mặt Trời sẽ biến thành tinh vân hành tinh tuyệt đẹp có thể nhìn thấy rõ trong hàng triệu năm ánh sáng.

Dù Trái Đất có thể vẫn tồn tại sau cái chết của Mặt Trời, sự sống trên hành tinh sẽ diệt vong từ trước đó rất lâu. Khi Mặt Trời già đi, nó sẽ trở nên ngày càng sáng, và trong hai tỷ năm tới, Mặt Trời có thể nóng tới mức đun sôi các đại dương trên Trái Đất.

Nếu lúc đó địa cầu còn cư dân, họ sẽ phải tính đến chuyện di cư sang một hành tinh khác, ví dụ như Sao Hỏa, vốn sẽ trở nên ấm áp hơn nhờ cú bùng nổ của Mặt Trời.

Bán kính đường xích đạo của Trái Đất là bao nhiêu km?

Theo NASA, bán kính ở xích đạo là 6.378 km.

Chu vi của Trái Đất là bao nhiêu km?

24.901 mi

Trái Đất tổ bao nhiêu km?

Trái đất có hình cầu hơi bẹt về hai cực (đường kính xích đạo lớn hơn 67 km so với đường kính đo theo hai cực). Khối lượng Trái đất là 5,9722 x 10^24kg. Bán kính của Trái đất là 6.371 km. Diện tích Trái đất là 510.000.000 km2.

Trái Đất dày bao nhiêu km?

Khoảng cách từ bề mặt của Trái đất tới vùng trung tâm xấp xỉ 6.378 km. Phần lớn Trái đất là chất lỏng. Lớp vỏ đặc nhất của hành tinh chỉ dày khoảng 66 km.