Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba bằng tiếng anh

Dù ai đi ngược về xuôi…

[ĐCSVN] – “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba” – câu ca dao từ ngàn năm như lời nhắc nhở mỗi người dân Việt dù trong nước hay nước ngoài, dù miền ngược hay miền xuôi cũng đều luôn luôn ghi nhớ để báo đáp công ơn của tổ tiên nguồn cội, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của dân tộc ta.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước dâng hương tại Lễ hội Đền Hùng 2022 [Ảnh: PV]

Người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn. Truyền thống ấy đã lưu truyền từ ngàn đời nay. Ta thấy những đình đền thờ thần, thờ những người có công lao với tổ quốc trên khắp dọc mảnh đất hình chữ S. Điều đó thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta đối với họ.

Hằng năm, cứ vào dịp mùng 10 tháng Ba âm lịch, cả nước lại nô nức hướng đến Giỗ Tổ Hùng Vương. Triệu trái tim lại hướng về nơi đền thiêng – Đền Hùng, Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng cũng là lễ hội lớn và là lễ hội chung của toàn đất nước được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của con dân Việt Nam với công lao lập nước của các đời vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Người người tham gia lễ hội Giỗ tổ với sự thành kính tôn nghiêm và lòng biết ơn nơi cội nguồn của dân tộc. Vua Hùng là biểu tượng của linh nghiêm và tôn kính. Và dịp này, tất thảy chúng ta đều cùng nhau nhớ rằng, dân tộc này, đất nước này có chung nguồn cội: nguồn cội linh thiêng, thần thánh và gắn bó với toàn dân tộc.

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba" [Ảnh: HNV]

Thực tế lịch sử bao đời nay của dân tộc ta cũng cho thấy, đời nối đời trải mấy nghìn năm, cả nước một lòng, toàn dân đoàn kết. Trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, thử thách, gian khổ và hy sinh, dân tộc ta đã lập nên nhiều kỳ tích vẻ vang, hun đúc nên truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường".

Và cũng ngày này, thế hệ chúng ta lại da diết nhớ lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" đồng thời cùng nguyện hứa "tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường". Những thế hệ “con Rồng cháu Tiên” ngày nay chung tâm nguyện và cam kết "ra sức rèn đức, luyện tài, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn; phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp; đoàn kết cả tập thể; nỗ lực và quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, cũng như đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ ra “góp phần đưa nước ta trở nên giàu mạnh, hùng cường, làm rạng danh cơ đồ dân tộc", “trở thành một nước thịnh vượng, hùng cường vào năm 2045”.

Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [đợt 1] và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái các vua Hùng. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, tổ chức ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 vào ngày 11 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính. Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế. Bia Hùng Vương từ khảo tại đền Thượng do Tham tri, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn, cho biết: “Năm Khải Định thứ hai, tức năm 1917 lịch dương, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế”. Đây cũng là cứ liệu xác tín nhất để xác định rõ ràng ngày lễ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng Ba âm lịch chỉ được ban hành từ hoàng triều Khải Định. Ngày 10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc. Sau khi nền cộng hòa thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng Ba là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hường lương. Trong lễ Giỗ Tổ năm Bính Tuất [ngày 11 tháng 4 năm 1946], Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Việt Nam học xá [nay là khu vực Trường Đại học bách khoa Hà Nội]. Cũng trong ngày này, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm tế cáo với Tổ tiên về đất nước đang bị Pháp xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Từ năm 2001, ngày giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc giỗ nước Việt Nam sau thời kỳ Đổi mới dù nét văn hóa và tín ngưỡng này không sâu đậm và phổ biến tại Nam Việt Nam.Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…

Lê Nguyễn

[

CULTURE | GGV]

Giỗ tổ Hùng Vương là một truyền thống tốt đẹp và tự hào của dân tộc Việt Nam. Khi giới thiệu về một ngày lễ trong năm bằng Tiếng Anh cho người nước ngoài, Giỗ tổ Hùng Vương là một lựa chọn tuyệt vời khi đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận. Cùng tìm hiểu các cụm từ, đoạn văn về Giỗ Tổ trong tiếng Anh và tiếng Pháp với GGV ngay nhé!
Giỗ Tổ Hùng Vương – Ý nghĩa cốt lõi mỗi người dân Việt đều phải biết
Đoạn văn mẫu về giỗ tổ Hùng Vương bằng tiếng Anh & tiếng Việt
Đoạn văn mẫu về giỗ tổ Hùng Vương bằng tiếng Pháp & tiếng Việt

ĐĂNG KÝ HỌC NGOẠI NGỮ VỚI GGV ĐỂ TỰ TIN VỚI NGOẠI NGỮ, KỸ NĂNG VÀ TƯ DUY TOÀN CẦU!

CLICK ĐỂ ĐĂNG KÝ HỌC VỚI GGV

Có nhiều cách gọi Giỗ Tổ 10/3 trong Tiếng Anh. Theo trang của Tổng cục Du lịch dịch ngày “Giỗ tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh đơn giản là “Hung Kings’ Anniversary”. Còn các tài liệu của UNESCO diễn giải thành “Ancestral Anniversary” [Kỷ niệm quốc tổ], đầy đủ theo cách gọi này là “The Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings”. Nhưng theo #GGV và một số nhà dịch giả tên tuổi hàng đầu đều khuyên bạn dùng cụm từ “Hung Kings Commemoration” để diễn đạt về giỗ tổ Hùng Vương.

Nguy hiểm quá! sai mà các Trung tâm cứ hay copy paste của nhau, không có đủ trình độ và tư duy phản biện

Màn Engsub câu tục ngữ Việt Nam sai quá sai

EN
FR
VN
“Wherever you go, remember the death anniversary of the 10th of March.”“Où que vous alliez, vers la haute région ou vers la plaine, N’oubliez pas cette date de culte de nos ancêtres : le 10e jour du 3e mois lunaire.”“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Hung Kings Commemoration: 
phát âm tiếng Anh Hùng – /kingz/ – /kəˌmem.əˈreɪ.ʃən/
La fête de l’anniversaire de la mort des rois HungGiỗ tổ Hùng Vương
Hung Kings’ Temple Festival: phát âm tiếng Anh Hùng – /kɪŋz/- /ˈtɛmpəl/- /ˈfɛstəvəl/La Fête du Temple des rois HùngLễ hội Đền Hùng
Your name will be recorded in the history booksLưu danh sử sách
On his visit to the Hung Kings Temple on September 19, 1954, President Ho Chi Minh said: “The Hung Kings founded this nation. We must defend it together.”Durant sa visite au temple des rois Hùng, le président HCM a déclaré : « Les rois Hùng ont fondé le pays et nous devons le défendre à tout prix ». Trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19/9 năm 1954, Chủ tịch HCM đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường
When drinking water, remember its sourceQui boit de l’eau doit penser à la sourceUống nước nhớ nguồn
ENVN
Hung Temple Festival is a traditional festival of the Vietnamese people. The mind of people about the festival is toward the ancestors, the source with respect and deep gratitude [Drinking water remember the source].“Wherever you go, remember the death anniversary of the 10th of March.”In order to remember the merits of the Hung Kings who have made publicity, site, King Le Thanh Tong in 1470 and the reign of King Le Kinh Tong in 1601 copied and sealed in Hung Temple, choosing the 11th and 12th of the third lunar month. made the death anniversary of the Hung Kings. By the time of the Nguyen Dynasty – the second year of Khai Dinh officially selected March 10, the lunar calendar was the anniversary of the Hung Kings’ death anniversary and reminded all Vietnamese people to remember the ancestor worship.According to the annual custom, Hung Vuong’s death anniversary is held at Hung Temple, Viet Tri, Phu Tho. This is a chance for children and grandchildren from all over the country to express their gratitude to those who went before. Because the meaning of the death anniversary of Hung Vuong 10-3 is especially important, the rituals are carried out quite elaborately. When Hung Vuong sacrifices often have music and offerings, a sacrificial committee consists of people with dignitaries to be priests. In addition, on the anniversary of Hung Vuong’s death anniversary, people often decorated with flags, music, costumes and sacrifices. Common items are cow, goat, pig, fruit, banh chung, rice cake, sticky rice, tea, candy, …On December 6, 2012, the Hung Vuong death anniversary was known to the world when UNESCO recognized the “Hung Vuong worship belief in Phu Tho” as a representative intangible cultural heritage of mankind. On the anniversary of the Hung King’s death on March 10, not only does the tradition of drinking water remember the source, it is also the pride of Vietnamese people in front of international friend.

Despite the thousands of years of history, with many ups and downs but the tradition of “drinking water to remember the source” of the Vietnamese people has never changed. Hung Vuong’s death anniversary is a powerful testament to that.

Lễ hội đền Hùng là một lễ hội truyền thống của người Việt Nam. Tâm trí của mọi người về lễ hội là hướng về tổ tiên, nguồn với sự tôn trọng và lòng biết ơn sâu sắc [Uống nước nhớ nguồn].“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép và đóng dấu kiềm tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.Theo tục lệ hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là dịp con cháu từ mọi miền đất nước trở về đây bày tỏ lòng biết ơn với những người đi trước. Vì ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 là đặc biệt quan trọng nên những nghi thức được tiến hành khá cầu kỳ. Khi tế lễ Hùng Vương thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế. Ngoài ra trong ngày giỗ tổ Hùng Vương người ta thường trang trí thêm cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Những loại phẩm vật thường dùng là bò, dê, heo, hoa quả, bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè, kẹo,…Vào ngày 6/12/2012, việc giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với nhiều biến động thăng trầm nhưng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt không bao giờ thay đổi. Giỗ tổ Hùng Vương chính là một minh chứng hùng hồn cho điều đó.

Hãy nắm rõ cách nói về giỗ tổ Hùng Vương trong Tiếng Anh là gì để diễn đạt cho các bạn nước ngoài hiểu về một trong những lễ hội quan trọng nhất Việt Nam.

FRVN
De génération en génération, ce chant populaire résonne dans l’esprit de tous les citoyens du peuple vietnamien à chaque fois qu’ils pensent à leur racine et à leurs ancêtres qui ont fondé le pays. Aujourd’hui, nous vous invitons à découvrir une fête qui est devenue maintenant fête traditionnelle des Vietnamiens : l’anniversaire de la mort des Rois Hung!Le culte des rois Hùng, fondateurs de la nation, est une expression forte de la conscience nationale et du respect éternel du peuple vietnamien envers ses ancêtres.Chaque année, des millions de pèlerins participent à la fête du temple des rois Hùng à Phu Tho.La fête commémorative des rois Hùng est organisée annuellement le 10e jour du 3e mois lunaire, dans la ville de Viêt Tri, province de Phu Tho.«Où que vous alliez, vers la haute région ou vers la plaine, N’oubliez pas cette date de culte de nos ancêtres : le 10e jour du 3e mois lunaire». Ce vers populaire, devenu presque une maxime, est ancré dans la mémoire collective. Personne n’ignore cette date.Cette année, la fête, organisée par le Comité populaire de Phu Tho, voit la participation des provinces de Hung Yên [Nord], Binh Thuân [Centre] et Cà Mau [Sud]. Ces trois localités participeront à la cérémonie d’offrande d’encens en hommage aux rois Hùng et aux activités culturelles, sportives et touristiques.Des activités typiques de la terre des rois Hùng sont organisées dans la zone des vestiges historiques qui leur est dédiée, dans la ville de Viêt Tri, dont une exposition de livres et journaux, la projection de films, un festival de la chanson folklorique, un carnaval de rue, un concours de confection de banh chung [pain de riz gluant farci de viande et de haricots verts] et banh dày [pain de riz gluant cylindrique], des feux d’artifice, une foire Hùng Vuong, une courses de pirogues,etc.Le culte des rois Hung à Phu Tho a été inscrit en 2012 sur la liste représentative du patrimoine culturel immatériel de l’humanité de l’UNESCO.

Et voilà, vous voyez bien la signification de cette fête? Alors, profitons-en bien pour penser à notre patrie et à notre moindre contribution pour la développer!

Đã từ bao đời nay, câu ca dao quen thuộc vang mãi trong tâm khảm của mỗi người con Đất Việt khi nhớ về cội nguồn cũng như công lao dựng nước của cha ông ta. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng VươngViệc thờ cúng các vị vua Hùng, những người đã có công gây dựng đất nước là một biểu hiện của ý thức dân tộc và lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam đối với tổ tiên.Hàng năm, vào ngày mùng 10-3 Âm lịch, có hàng nghìn du khách thập phương tìm về đất tổ, tham gia lễ hội Đền Hùng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3” – Câu thơ lục bát này đã trở thành một châm ngôn ăn sâu vào ý thức của người dân Việt Nam, không ai là không biết đến ngày này.Lễ hội năm nay được UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức cùng với sự tham gia của tỉnh Hưng Yên [phía Bắc], Bình Thuận [phía Trung] và Cà Mau [phía Nam]. Lễ hội sẽ được diễn ra xung quanh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch tại các di tích lịch sử của thành phố Việt Trì nhằm thể hiện niềm tôn kính, biết ơn các vị vua Hùng như triển lãm sách và báo chí, chiếu phim, lễ hội âm nhạc dân gian, carnaval đường phố, cuộc thi gói bánh chưng [bánh được làm từ gạo, thịt lợn, đỗ xanh] và bánh dày [bánh hình tròn làm bằng gạo], bắn pháo hoa,…

Năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Vậy bạn đã rõ ý nghĩa của ngày lễ này chưa nhỉ? Hãy tận dụng dịp này để nghĩ về quê hương và những đóng góp dù nhỏ nhặt nhất của ta để xây dựng, phát triển đất nước nhé!

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra khi nào?Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay còn gọi “Lễ hội Đền Hùng” là ngày lễ lớn của Việt Nam, cả nước đều được nghỉ, để tưởng nhớ công lao dựng nước của 18 vị vua Hùng Vương. Ngày giỗ chính vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng lễ hội thì diễn ra từ mùng 8 đến 11 âm lịch.Các triều đại phong kiến trước đây của Việt Nam đều công nhận Ngày Giỗ Hùng Vương là ngày quốc lễ, nhân dân và các vua, chúa đều đến lễ bái đền Hùng để tưởng nhớ Đấng Thánh Tổ.

Năm 2007, ngày 10 tháng Ba chính thức trở thành ngày lễ quốc gia, mọi người sẽ nghỉ lễ.

GGV chúc bạn có những ngày lễ tuyệt vời bên gia đình, bạn bè và luôn hiểu biết, thể hiện sự tôn kính với các vị vua Hùng nhé!
Go Global Vietnam luôn cập nhật trên website và các kênh mạng xã hội nhiều nội dung giúp bạn học tốt ngoại ngữ và có tư duy toàn cầu. Đăng ký kênh và dõi theo nha:

Hotline/ Zalo: 08885 42185
Email:
Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí lớp tiếng Anh hay tiếng Pháp tại GGV, vui lòng inbox Page và đăng ký tại link dưới đây
: www.gg-vietnam.com/dang-ky-hoc-voi-ggv

Một vài câu tục ngữ, thành ngữ thông dụng Anh – Việt bạn cần nhớ:

Easier said than done

  • Ví dụ: Being the best student in the class is easier said than done [Trở thành học sinh giỏi nhất trong lớp là một việc nói dễ hơn làm]

A friend in need is a friend indeed

  • Ví dụ: John helped me so much when I lost my job. A friend in need is a friend indeed. [John giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi mất việc. Đúng là hoạn nạn mới biết bạn hiền]

No pain no cure

  • Ví dụ: Don’t worry about him. No pain no cure. He will learn a lot from this lesson. [Đừng lo về anh ta. Thuốc đắng dã tật mà. Sau vụ này anh ta sẽ rút ra nhiều bài học thôi]

Like father like son

  • Ví dụ: John is going to be an engineer like his dad. – Well, like father like son. [John sẽ trở thành một kỹ sư như bố của anh ý – Chà, đúng là cha nào con nấy]

Make a mountain out of a molehill

  • Ví dụ: Don’t make a mountain out of a molehill. Just relax and everything will be fine. [Đừng có việc bé xé ra to. Cứ thoải mái đi và mọi chuyện sẽ ổn thôi]

Silence is golden

  • Ví dụ: Sometimes you shouldn’t express your opinions. Silence is golden. [Đôi khi bạn không nên bày tỏ ý kiến của mình ra. Im lặng là vàng]

Phát triển toàn diện Nghe – Nói – Đọc – Viết và có kiến thức – tư duy toàn cầu là chìa khóa thành công trong công việc chuyên nghiệp cũng như tận hưởng tích cực, trọn vẹn cuộc sống Toàn cầu hóa!

CLICK ĐỂ ĐĂNG KÝ HỌC VỚI GGV

Video liên quan

Chủ Đề