Đình chỉ xây dựng khu đô thị Thanh Hà

Cử tri nhiều lần kiến nghị liên quan đến tuyến đường BT trục phía Nam tỉnh Hà Tây [cũ].

Mới đây, cử tri huyện Thanh Oai đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc người dân đã mua các lô đất ở Khu đô thị Thanh Hà đến nay chưa được cấp phép xây dựng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Trả lời vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 nằm trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP làm Chủ đầu tư và Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 là doanh nghiệp dự án đầu tư xây dựng.

Đây là dự án hoàn vốn của dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây. Với quy mô diện tích lập quy hoạch trên 400 ha.

Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây [cũ] phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các Quyết định số 479, 480 ngày 4/3/2008 và UBND thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3229 ngày 13/7/2015 gồm có: Khu đô thị Thanh Hà A – Cienco 5; Khu đô thị Thanh Hà B – Cienco 5 và Khu đô thị Mỹ Hưng. UBND thành phố cho phép đầu tư dự án tại các quyết định số 961 và 964 ngày 17/4/2008.

Đến nay, nhà đầu tư đã triển khai các công trình kiến trúc cùng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị tại Khu đô thị Thanh Hà A và B.

Tuy nhiên, dự án đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 theo văn bản số 2782 ngày 17/6/2021 của Sở QH&KT [trong đó có nội dung về chứng minh đủ điều kiện là chủ đầu tư dự án, lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan…].

Ngoài ra, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo ý kiến của Sở KH&ĐT tại văn bản số 5019 ngày 7/10/2020, điều chỉnh tên người giao đất để hoàn thiện các thủ tục về đất đai theo ý kiến của Sở GTVT tại văn bản số 4756 ngày 29/9/2020.

Theo UBND Hà Nội, nhà đầu tư chưa hoàn thiện thủ tục về điều chỉnh chủ trương đầu tư và các thủ tục về điều chỉnh quy hoạch, thiết kế cơ sở [mới được thẩm định một phần tại một số ô đất], thiết kế bản vẽ thi công, nên chưa đủ điều kiện để tiếp tục triển khai xây dựng công trình.

Việc tổ chức, cá nhân đã mua các lô đất để thực hiện xây dựng công trình tại dự án như phản ánh của cử tri phải thực hiện đúng quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình về đất đai, quy hoạch, thiết kế.

UBND Hà Nội cho biết, sau khi hoàn thành các thủ tục trên, việc cấp giấy phép xây dựng công trình [nếu công trình thuộc diện phải cấp phép xây dựng] mới được thực hiện theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.

Trong thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở QH&KT và các sở ngành liên quan đôn đốc hướng dẫn nhà đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch trình thẩm định phê duyệt làm cơ sở để thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư và triển khai dự án theo quy định.

Được biết trước đó, trong quá trình triển khai dự án, Sở Xây dựng đã tổ chức thanh tra và có kết luận thanh tra số 21 ngày 1/12/2016 về việc thanh tra toàn diện công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, Thanh tra Bộ Xây dựng có kết luận thanh tra số 39 ngày 22/01/2018 về việc thực hiện quy hoạch, quản lý chất lượng và kinh doanh bất động sản tại dự án Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 do Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 làm Chủ đầu tư.

Do thời gian thực hiện dự án kéo dài qua các thời kỳ, các quy định pháp luật về đầu tư, quản lý đất đai, xây dựng, quy hoạch kiến trúc có nhiều thay đổi, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án liên quan về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng.

Từ tháng 5/2019 đến nay, nhà đầu tư đang tạm dừng triển khai xây dựng để hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng công trình.

Ngày 18/9, Sở Quy hoach-Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông, UBND huyện Thanh Oai và Cty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết KĐT Thanh Hà – Cienco 5, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, KĐT Thanh Hà – Cienco 5 thuộc địa giới hành chính các phường Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội có tổng diện tích khoảng 416,71ha với quy mô dân số khoảng 34.333 người.

KĐT Thanh Hà – Cienco 5 có phía Bắc giáp các dự án đầu tư Khu đất dịch vụ Nam Ninh – Khu Xê – Nhân Trạch – Bắc Lãm – phường Phú Lương; trạm xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và đất nông nghiệp của các phường Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông; phía Nam và Đông giáp đất nông nghiệp của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai; phía Tây giáp đất nông nghiệp của phường Phú Lương, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm cụ thể hóa đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 16/7/2013.

Đồng thời xây dựng khu đô thị hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khớp nối với các dự án đầu tư, khu dân cư lân cận hiện trạng đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Khai thác hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân khu vực; tạo lập, bổ sung quỹ nhà ở, trường học và các công trình công cộng thiết yếu, bãi đỗ xe, cây xanh thể dục thể thao phục vụ Thành phố và dân cư khu vực.

KĐT Thanh Hà – Cienco 5 sẽ là một khu đô thị hiện đại có đặc trưng không gian kiến trúc riêng, có xu hướng sinh thái và môi trường sống tiện nghi. Khai thác và tổ chức không gian hài hòa cảnh quan kiến trúc chung của khu vực và Thành phố.


Ông Bùi Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội công bố quyết định.

Quy hoạch, bố cục không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực lấy tuyến đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây [trước đây] làm tuyến không gian chủ đạo. Khu trung tâm được bố trí nằm dọc theo tuyến trục phía Nam, gồm các cụm công trình hỗn hợp, công cộng cao từ 15-19-21 tầng với mật độ tập trung, tạo điểm nhấn cho khu đô thị.

Các khu ở được bố trí về hai phía Đông và Tây tuyến đường trục chính, kết hợp hài hòa với cảnh quan mặt nước, có mật độ và tầng cao thấp. Các công trình công cộng, thương mại, bãi đỗ xe… được bố trí xen kẽ, tận dụng không gian cây xanh, mặt nước tạo cảnh quan ấn tượng, thân thiện, tăng tính tiện nghi cho toàn đô thị nói chung và các khu ở lân cận nói riêng.

Hệ thống cây xanh, mặt nước tạo thành không gian mở trong lõi trung tâm của khu đô thị, đạt hiệu quả cao trong sử dụng đất cũng như tạo được cảnh quan đẹp cho khu vực.

Hình thức kiến trúc các công trình nhà ở, công cộng được thiết kế hài hòa theo phong cách thống nhất và có bản sắc kiến trúc Việt Nam, phù hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới. Kiến trúc công trình nhà ở thấp tầng xung quanh hòa nhập với không gian xanh tạo nên môi trường sống có tính sinh thái cao, cải thiện điều kiện môi trường vi khí hậu. Khu nhà ở liền kề cùng với khu biệt thự thấp tầng tạo được sự hài hòa về không gian chiều cao chung với khu vực.


Ông Lê Đại Thắng, Phó Phòng Thông tin quy hoạch [Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội].

Trong khuôn viên ô đất của từng công trình đảm bảo diện tích đỗ xe phục vụ cho công trình. Các hệ thống kỹ thuật phụ trợ khác phù hợp Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

Khoảng cách, khoảng lùi của công trình tuân thủ theo các quy định của Quy chuẩn xây dựng, đảm bảo tính thống nhất trên tuyến phố.

Bố cục quy hoạch hoặc tổ chức không gian công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện hiện trạng của khu đất, lựa chọn giải pháp tối ưu để hạn chế tác động xấu của hướng nắng [nhất là hướng Đông – Tây], tranh thủ hướng gió mát, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho điều hòa không khí hoặc sưởi ấm công trình.

Hình thức kiến trúc các công trình trong toàn khu đô thị cần có sự hài hòa và theo phong cách nhất quán, thể hiện được bản sắc riêng, tránh lộn xộn pha tạp.

Công trình tạo lập điểm nhấn đô thị theo hướng cao tầng là cụm công trình hỗn hợp cao 15÷19÷21 tầng [các ô đất quy hoạch ký hiệu A1.3-HH01, B1.3-HH01, B1.3-HH02, A2.1-HH01, A2.1-HH02, B2.1-HH02, B2.1-HH03…].

Nhà ở thấp tầng [liên kế, biệt thự] có hình thức đa dạng nhưng thống nhất theo một số kiểu mẫu, khuyến khích hình thức hiện đại, đơn giản. Kiến trúc công trình đảm bảo phù hợp điều kiện khí hậu, tiết kiệm năng lượng. Thống nhất quy định chiều cao tầng một không nhỏ hơn 3,6m. Độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc như mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công, ô văng và gờ, chỉ, phào… phải đảm bảo tính thống nhất và tỷ lệ tương quan với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và toàn khu vực.

Nhà ở biệt thự cần tổ chức sân vườn, đảm bảo mật độ xây dựng khống chế. Hàng rào có hình thức thoáng nhẹ, không bịt kín. Nhà ở liền kề thấp tầng tổ chức thành nhà ở dịch vụ, có cửa hàng ở tầng 1.

Công trình sử dụng vật liệu ngoại thất hoàn thiện có chất lượng cao tạo được sự hài hòa cũng như sự tương đồng về màu sắc, chất liệu, các mảng đặc, rỗng. Sử dụng màu sắc phù hợp điều kiện khí hậu Việt Nam, không quá sặc sỡ nhưng tươi sáng, tránh các màu chói lọi, hoặc quá sẫm gây phản cảm.

Các công trình công cộng, trường học xây dựng thấp tầng, có hình thức nhẹ nhàng, thanh thoát, hài hòa cảnh quan thiên nhiên. Tổ chức vườn, cây xanh và sân chơi trong trường học đủ diện tích theo quy định.

Đảm bảo các yêu cầu an toàn giao thông tại khu vực lối vào chính các công trình công cộng và trường học được an toàn và thông suốt, tổ chức đấu nối giao thông công trình với mạng lưới đường giao thông bên ngoài hợp lý, không bị tắc nghẽn, chú trọng tổ chức các vịnh ra vào xe, không gian chuyển tiếp và đưa đón học sinh.

Cổng ra vào, biển hiệu các công trình phải đảm bảo hài hòa, thống nhất và mối tương quan về kích thước [chiều cao, chiều rộng], hình thức kiến trúc với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực.

Các khu cây xanh, vườn hoa nghiên cứu tổ chức không gian mở, tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời kết hợp với kiến trúc tiểu cảnh và các tiện ích để người dân có thể luyện tập thể thao, đi dạo … đáp ứng yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hòa không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức khỏe cho khu dân cư.

Khuyến khích trồng dải cây xanh phân chia giữa vỉa hè đi bộ và mặt đường giao thông cơ giới, có vai trò cản bụi, tiếng ồn, tạo không gian cây xanh nhiều lớp, nhiều tầng bậc. Khuyến khích tăng diện tích bề mặt phủ bằng cây xanh với phần hè đường, sân vườn trong nhóm nhà ở, hạn chế sử dụng vật liệu bờ tường, gạch lát gây bức xạ nhiệt.

Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: cây hàng trên hè, lỗ để trống lát hình tròn đường kính tối thiểu 1,2m, hình vuông tối thiểu 1,2m x 1,2m. Chủng loại cây và hình thái lỗ trống phải đồng nhất trên trục tuyến đường, hình thành hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố.

Khai thác nghệ thuật ánh sáng vào tổ chức cảnh quan của khu ở, đặc biệt hình ảnh về đêm như chiếu sáng công trình, chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công viên cây xanh… Có giải pháp, yêu cầu chiếu sáng phù hợp đối với các khu chức năng khác nhau, chú ý chiếu sáng tạo ấn tượng các điểm cảnh quan tiếp cận, các điểm trung tâm, không gian mở của khu chức năng.


Toàn cảnh Hội nghị.

Các thiết bị lộ thiên như cột đèn, mái sảnh… phải được thiết kế kiến trúc phù hợp với không gian của khu vực và có màu sắc phù hợp. Tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại văn minh như công nghệ không dây để hạn chế các đường dây, đường ống ảnh hưởng thẩm mỹ đô thị. Các trạm điện, trạm xử lý nước phải được bố trí kín, khuất hoặc phối hợp che chắn với cây xanh.

Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tuyến đường chính đô thị nối từ khu vực quy hoạch đi thị trấn Xuân Mai [mặt cắt 1A-1A, 1B-1B] có quy mô mặt cắt ngang đường B=60,0m. Chỉ giới đường đỏ thực hiện theo hồ sơ đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại các Quyết định số 6692/QĐ-UBND ngày 16/12/2014; số 490/QĐ-UBND ngày 21/01/2013].

Tuyến đường chính đô thị phía Nam khu quy hoạch [mặt cắt 2B-2B] có quy mô mặt cắt ngang đường B=50,0m, gồm 02 lòng đường chính rộng 7,5m x 2; 02 lòng đường gom rộng 7,0m x 2; hè hai bên rộng 8,0m x 2; dải phân cách trung tâm rộng 3,0m; dải phân cách giữa lòng đường xe chính và đường gom rộng 1,0m x 2.

Tuyến đường liên khu vực [đoạn tuyến thuộc đường trục phía Nam, mặt cắt 2A-2A] có quy mô mặt cắt ngang đường B=50,0m, gồm 02 lòng đường xe chạy chính rộng 7,5m x 2; 02 lòng đường gom rộng 7,0m x 2; hè hai bên rộng 6,0m x 2; dải phân cách trung tâm rộng 8,0m; dải phân cách giữa lòng đường xe chính và đường gom rộng 0,5m x 2.

Điều chỉnh cục bộ vị trí và quy mô một số tuyến đường cấp khu vực trong khu đô thị so với Quy hoạch phân khu đô thị S4 đã được phê duyệt. Các đồ án, dự án của khu vực xung quanh liền kề có liên quan khi triển khai phải khớp nối để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.

Tuyến đường chính khu vực [mặt cắt 3A-3A] có quy mô mặt cắt ngang đường B=30,0m, gồm hai lòng đường xe chạy rộng 7,5m x 2; dải phân cách giữa rộng 3,0m; hè hai bên rộng 6,0m x 2.

Tuyến đường chính khu vực [mặt cắt 4A-4A] có quy mô mặt cắt ngang đường B=25,0m, gồm lòng đường xe chạy rộng 15,0m, hè hai bên rộng 5,0m x 2.

Tuyến đường chính khu vực [mặt cắt 4B-4B] có quy mô mặt cắt ngang đường B=25,0m, gồm hai lòng đường xe chạy rộng 7,0m x 2; dải phân cách giữa rộng 2,0m, hè hai bên rộng 4,5m x 2…

Các công trình công cộng, hỗn hợp, nhà ở cao tầng, biệt thự… tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe của bản thân công trình theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013.


Phối cảnh KĐT Thanh Hà-Cienco 5.

Vị trí đỗ xe bên trong công trình được bố trí tại tầng hầm, tầng một hoặc khuôn viên và sân vườn của mỗi công trình [cụ thể được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng]. Đối với các công trình công cộng, hỗn hợp cần đảm bảo thêm nhu cầu đỗ xe của khách vãng lai [chiếm khoảng 10% – 15% nhu cầu bản thân từng công trình].

Theo baoxaydung.com.vn

↵ XEM QUYẾT ĐỊNH TAY ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề