Điều chỉnh tờ khai quyết toán thuế tndn năm 2024

Hiện tại có nhiều kế toán gặp phải tình trạng có thông báo lỗi quyết toán trên tờ khai bổ sung khi nộp tờ khai bổ sung thuế TNDN. Vậy trường hợp này cần xử lý như nào?

  • \> NNT khai không đầy đủ các các chỉ tiêu quy định trên hồ sơ khai thuế [HSKT] dẫn đến thực tế có phát sinh phải nộp thuế và NNT đã nộp thuế nhưng TK gửi CQT lại không phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp dẫn đến thừa sai.
    • Ví dụ: Tờ khai khai QT thuế TNDN [mẫu 03/TNDN] năm 2021 có phát sinh số thuế TNDN phải nộp nhưng NNT không kê khai tại các chỉ tiêu E [Số thuế TNDN phải nộp quyết toán trong kỳ] nên sai nghĩa vụ thuế phải nộp
  • \> NNT được ưu đãi, miễn giảm thuế theo quy định nhưng không kê khai các phụ lục ưu đãi đính kèm HSKT theo quy định. Một số trường hợp thuộc đối tượng được giảm 50% số thuế phải nộp thì lại khai giảm 50% thuế suất.
    • Ví dụ: Thuế suất thuế TNDN 20% thì khai trên phụ lục ưu đãi là 10% dẫn đến khai sai
  • \> NNT có đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN, NNT đã kê khai các phụ lục ưu đãi tương ứng nhưng trên tờ khai QT thuế TNDN chỉ tiêu E không trừ số thuế TNDN phải nộp tại địa bàn hưởng ưu đãi khác tỉnh [đã kê khai số phải nộp trên PL 03-3a,b,c…]
  • \> Khai bổ sung HSKT mẫu 03/TNDN: Sau khi kê khai trên tờ khai bổ sung điều chỉnh, NNT không thực hiện nhấn nút “Tổng hợp KHBS” dẫn đến không phản ánh được số kê khai bổ sung trên tờ khai bổ sung [01/KHBS] và số liệu chênh lệch giữa số đã kê khai với số điều chỉnh bổ sung trên phụ lục 01-1/KHBS. Do khai sai nên dẫn đến số thuế phải nộp, số thuế được miễn giảm không đúng. Nhiều trường hợp NNT đã phải gửi công văn hủy tờ khai bổ sung do khai sai để thực hiện khai lại…
  • \> Hồ sơ khai QT thuế TNDN đã chọn không đúng kỳ quyết toán và đúng loại quyết toán nên phản ánh không đúng hạn nộp TK và hạn nộp thuế.
  • \> Lỗi không kê khai tách riêng thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD và chuyển nhượng BĐS
    • – Lỗi kê khai thuế: NNT có phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS kê khai trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN nhưng không khai tách riêng thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng đó.
    • – Hướng dẫn sửa lỗi sai: NNT kê khai điều chỉnh thêm các chỉ tiêu [B14] và [B15] trên tờ khai QTT TNCN mẫu 03/TNDN và phụ lục 03-5/TNDN.

Thông báo lỗi khi nộp tờ khai bổ sung thuế TNDN

Miêu tả lỗi

Lỗi này xuất phát từ việc người nộp thuế chọn sai trường hợp quyết toán. Với trường hợp quyết toán thông thường định hàng năm thì người nộp thuế chọn trường hợp “QT định kỳ” trên cả tờ khai chính thức và điều chỉnh.

Các bạn cũng có thể thấy được thông tin khai báo trường hợp này bằng cách chọn mở các tờ khai XML bằng Notepad như ví dụ sau:

  • Tờ chính thức

  • Tờ điều chỉnh

Cách khắc phục lỗi

B1: Người nộp thuế vào phần mềm HTKK và trên màn hình chọn tờ khai bổ sung người nộp thuế chọn vào trường hợp quyết toán theo đúng TH quyết toán trước đó đã chọn trên tờ khai chính thức.

B2: Người nộp thuế điền lại thông tin trên tờ khai bổ sung và các phụ lục KHBS. Sau đó kết xuất và nộp lại bình thường.

Chú ý: Với lỗi như này anh chị cần cẩn thận trong việc chọn trường hợp quyết toán chính xác ngay từ tờ khai lần đầu vì trường hợp lần đầu chọn sai sẽ không thể nộp được tờ khai điều chỉnh các lần sau mà sẽ phải liên hệ với cơ quan thuế để điều chỉnh lại.

Các bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế: Xử lý truy thu thuế GTGT, TNDN, TNCN; chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt và hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế…

Nội dung chính:

I. Xử lý thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN sau quyết toán

1. Điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN sau quyết toán thuế

Sau quyết toán, nếu doanh nghiệp sai sót làm tăng TNDN phải nộp, hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì khi nhận văn bản kết quả quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán như sau:

➤ Nếu năm trước doanh nghiệp đang lỗ [Số dư Nợ 4211]:

Hạch toán Nợ TK 811:

  • Có TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm;
  • Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp thêm.

Chi phí này sẽ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN và được ghi lên chỉ tiêu [B4] ‘’Các khoản chi kh ông được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế’’ của tờ khai thuế TNDN.

➤ Nếu năm trước doanh nghiệp đang lãi [Số dư Có 4211]:

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên:

Hạch toán Nợ TK 4211:

  • Có TK 3334: Số thuế TNDN bị truy thu;
  • Có TK 33311: Số thuế GTGT nộp thêm sau quyết toán.

Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

- Phải có biên bản họp hội đồng thành viên, nếu các thành viên chấp nhận được tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán:

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 33311, TK 3334.

- Nếu các thành viên không chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để lợi nhuận chia cổ tức thì xử lý:

  • Nợ TK 811;
  • Có TK 33311, TK 3334.

- Trường hợp làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ không dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì hạch toán:

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ bị giảm.

- Trường hợp làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ:

  • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được khấu trừ tăng;
  • Có TK 4211: Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.

- Trường hợp làm giảm số thuế GTGT đầu ra

  • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được giảm;
  • Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
2. Điều chỉnh thuế TNCN sau quyết toán thuế

Khi bị truy thu thêm tiền thuế TNCN, thì doanh nghiệp xác định khoản tiền thuế TNCN này sẽ do người lao động trả hay do công ty trả.

➤ Nếu do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này thì hạch toán:

  • Nợ TK 334 - Khấu trừ số truy thu vào lương nhân viên;
  • Có TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu.

➤ Nếu số thuế TNCN bị truy thu sẽ do công ty trả thì hạch toán giống với phần thuế GTGT và thuế TNDN, cụ thể:

- Nếu doanh nghiệp đang có số dư Nợ 4211 thì hạch toán:

  • Nợ TK 811;
  • Có TK 3335.

- Nếu doanh nghiệp đang có số dư Có 4211 [lãi] và ở công ty cổ phần và công ty TNHH 2 TV trở lên các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán:

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 3335.
3. Hạch toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Khi nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước bạn hạch toán:

  • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT bị truy thu;
  • Nợ TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm;
  • Nợ TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu;
  • Có TK 1111/112: Số tiền nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.

Khi giảm số thuế GTGT được khấu trừ thì ngoài hạch toán trên sổ sách doanh nghiệp phải điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và nhập vào chỉ tiêu 37 - ‘'điều chỉnh tăng’’ của tờ khai thuế GTGT hiện tại khi có kết quả thanh tra, kiểm tra.

Ví dụ 1:

Công ty A là công ty TNHH 2 TV có biên bản kiểm tra ngày 25.05.2022 với kết quả truy thu thuế của năm 2020 như sau:

- Truy thu thuế: 70.000.000 đồng trong đó:

  • Thuế GTGT: 20.000.000 đồng;
  • Thuế TNDN: 50.000.000 đồng.

Công ty A có lỗ sau thuế năm trước là 150.000.000 đồng [Số dư bên Nợ 4211]. Hạch toán các khoản truy thu và nộp thuế như thế nào?

➨ Trả lời:

Ngày 25.05.2022, sau khi nhận biên bản kiểm tra của cơ quan thuế, công ty A hạch toán như sau:

- Nợ TK 811: 70.000.000 đồng;

- Có TK 33311: 20.000.000 đồng;

- Có TK 3334: 50.000.000 đồng.

Khi nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

- Nợ TK 3334: 50.000.000 đồng;

- Nợ TK 33311: 200.000.000 đồng;

- Có TK 1111/1121: 70.000.000 đồng.

II. Xử lý chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt

1. Trường hợp phát hiện hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ hay tiền mặt thừa [Số kiểm tra thực tế lớn hơn so với sổ sách]

Tất cả các trường hợp thừa hàng hóa ở bất kỳ giai đoạn nào thì doanh nghiệp phải lập biên bản và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thừa.

- Nếu do nhầm lẫn về cân đo đong đếm và sai hay quên ghi sổ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại sổ kế toán.

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân chờ Ban Giám đốc xử lý thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 156/155/152/153/1111;
  • Có TK 3381 - Tài sản thừa chờ xử lý.

- Khi có quyết định của Ban Giám đốc về xử lý hàng thừa:

  • Nợ TK 3381 - Tài khoản thừa chờ quyết định;
  • Có TK 331: Nếu thừa do nhà cung cấp giao thừa, quyết định mua hết số hàng thừa;
  • Có TK 152/155/156/153: Nếu thừa do nhà cung cấp giao thừa và quyết định trả lại hàng thừa cho nhà cung cấp;
  • Có TK 711: Nếu không xác định được nguyên nhân và Ban Giám đốc quyết định đưa vào thu nhập khác.

2. Trường hợp phát hiện hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ thiếu [Số kiểm tra thực tế nhỏ hơn so với sổ sách]

- Cũng giống như trường hợp thừa, nếu không xác định được nguyên nhân thiếu chờ BGĐ xử lý thì:

  • Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý;
  • Có 156/152/155/153/1111.

- Khi có quyết định của Ban quản lý, hạch toán:

  • Nợ 1111 - Nếu người gây ra lỗi nộp bồi thường bằng tiền;
  • Nợ 334 - Nếu trừ vào lương của nhân viên phạm lỗi;
  • Nợ 632 - Phần giá trị hao hụt của hàng hóa, nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ còn lại tính vào giá vốn;
  • Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

III. Xử lý các trường hợp khác sau quyết toán thuế

1. Trường hợp kê khai chi phí không đúng quy định

- Các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định nhưng doanh nghiệp vẫn khai vào dẫn đến khai sai chi phí được trừ. Trường hợp công ty các năm bị quyết toán đang lỗ và các chi phí loại nhỏ hơn số lỗ thì sẽ không có truy thu thuế GTGT hay thuế TNDN mà thay vào đó cơ quan thuế sẽ ra quyết định giảm lỗ của năm được quyết toán.

- Số lỗ giảm sau quyết định thanh tra này thì doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán gì vào sổ sách cả. Doanh nghiệp sẽ phải theo dõi riêng số lỗ bị giảm này để làm căn cứ chuyển lỗ cho các năm tiếp theo trên phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN của tờ khai quyết toán thuế TNDN [Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ].

Ví dụ 2:

Năm 2021 doanh nghiệp có số lỗ trên BCTC là 200.000.000 đồng. Năm 2022 có biên bản kiểm tra thuế cho năm 2021 với kết quả giảm lỗ năm 2021 là 50.000.000 đồng do kê khai các chi phí trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt. ➜ Theo kết quả này thì kết chuyển lãi lỗ đầu năm vẫn là 200.000.000 đồng theo kế toán. ➜ Theo thuế số lỗ chỉ được chấp nhận là: 200 - 50 = 150 triệu đồng. Số này là số lỗ làm căn cứ chuyển lỗ trên phụ lục chuyển lỗ 03-2/TNDN nếu doanh nghiệp có lãi trong năm 2022 hoặc các năm tiếp theo [Tối đa không quá 5 năm kể từ năm 2021].

\>> Xem thêm: Kê khai thuế các vi phạm và mức phạt báo cáo thuế.

2. Trường hợp phạt vi phạm hành chính và chậm nộp

- Khi doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Doanh nghiệp sẽ bị phạt số tiền bằng 20% số tiền thuế bị truy thu.

- Khi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo Điều 12 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế.

- Khi bị truy thu thêm tiền thuế GTGT, TNDN thì doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp của các khoản truy thu thêm đó. Tiền chậm nộp được tính ở mức 0.03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp [Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC].

- Khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp ở biên bản quyết toán thuế, doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí khác của năm nhận được quyết định xử phạt:

  • Nợ TK 811: Số tiền phạt vi phạm hành chính hay tiền chậm nộp;
  • Có TK 3339: Các khoản tiền phạt phải nộp.

Khi nộp các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước ta hạch toán:

  • Nợ TK 3339: Tiền chậm nộp + tiền phạt vi phạm hành chính;
  • Có TK 1111/1121: Số tiền phí phải nộp nhà nước.

Đồng thời, khi quyết toán thuế TNDN năm nhận quyết toán thì khoản tiền phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Ví dụ 3:

Tiếp theo ví dụ 1, giả sử công ty A năm 2021 không bị truy thu thuế nhưng bị giảm lỗ 100.000.000 đồng.

- Số tiền phạt do kê khai sai dẫn đến số tiền thuế GTGT phải nộp năm 2020: 4.000.000 đồng [20% số thuế GTGT bị truy thu].

- Số tiền phạt do kê khai sai dẫn đến số tiền thuế TNDN phải nộp năm 2020: 10.000.000 đồng [20% số thuế TNDN bị truy thu].

- Phạt về hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế TNDN phải nộp năm 2021: 6.500.000 đồng [Mức trung bình ở Khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP].

➜ Hạch toán:

  • Nợ TK 811: 16.500.000 đồng;
  • Có TK 3339: 16.500.000 đồng.

➜ Khi nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3339: 16.500.000 đồng;
  • Có TK 1111/1112: 16.500.000 đồng.

V. Các câu hỏi thường gặp về các bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế

1. Các chi phí phạt hành chính và truy thu các khoản thuế sau quyết toán có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN không?

Theo quy định về các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN thì các khoản truy thu và phạt vi phạm hành chính về kế toán, thuế đều không được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

2. Công ty chúng tôi là công ty TNHH MTV sau quyết toán có các số thuế bị truy thu và các khoản vi phạm hành chính, chúng tôi sẽ hạch toán các khoản này vào tài khoản 811 hay 4211?

Đối với các khoản vi phạm hành chính thì công ty sẽ hạch toán vào tài khoản 811. Còn đối với các khoản truy thu thuế nếu năm trước công ty có số dư bên Nợ 4211 [lỗ] thì hạch toán vào tài khoản 811 còn nếu công ty đang có số dư bên Có 4211[lãi] thì hạch toán vào tài khoản 4211 để giảm lợi nhuận các năm trước.

Khi nào phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN?

Như vậy, thời hạn quyết toán thuế TNDN là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Tóm lại, thời hạn quyết toán thuế TNDN 2024 là ngày 31/03/2024.nullThời hạn quyết toán thuế TNDN 2024 là khi nào? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 83A075B-hd-thoi-han-quyet-toa...null

Khi nào phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân?

  1. Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng; b] Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.nullThời hạn nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng là khi nào? Hướng dẫn cách ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › thoi-han-nop-to-khai-thue-tncn-theo-tha...null

Khi nào phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính?

2.1 Quy định về thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính Tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định rõ đối với thuế TNDN thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.nullQuy định về thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 - eBHebh.vn › tin-tuc › thoi-han-nop-thue-thu-nhap-doanh-nghiepnull

Khi nào phải nộp tờ khai thuế GTGT?

Thời hạn nộp báo cáo, tờ khai thuế giá trị gia tăng [GTGT] & thuế thu nhập cá nhân [TNCN] sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng hay theo quý. Thời hạn nộp theo quý: Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý sau; Thời hạn nộp theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau.nullThời hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế theo quý & theo thángketoananpha.vn › thoi-han-nop-cac-loai-bao-cao-va-to-khai-thue-trong-namnull

Chủ Đề