Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

(PLO)- Hào khí chiến thắng trận Mộc Hóa (18-8-1948) vẫn còn vang vọng như bản anh hùng ca của “Nam bộ thành đồng, đi trước về sau”.

Ngày 18-8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng trận Mộc Hóa (1948 - 2023).

Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

Lãnh đạo UBND tỉnh Long An thăm hỏi sức khỏe các lão thành cách mạng. Ảnh: HD

Tại buổi lễ, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng chiến thắng trận Mộc Hóa.

Cách đây tròn 75 năm, vào đầu tháng 7 năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Mộc Hóa và Đồng Tháp Mười. Pháp xây đồn Mộc Hóa kiên cố trên đỉnh gò Bắc Chiêng (nay thuộc Phường 1, thị xã Kiến Tường), bố trí 70 lính cùng nhiều vũ khí.

Từ đầu năm 1948, quân địch đã mở các cuộc tiến công với quy mô lớn vào căn cứ của ta, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười.

Trước tình hình đó, tháng 8-1948, Bộ Tư lệnh Khu 8 chủ trương tổ chức tấn công đồn Mộc Hóa nhằm giải phóng huyện Mộc Hóa, mở rộng vùng căn cứ Đồng Tháp Mười, mở thông hành lang vận chuyển của ta, tổ chức trận đánh ra mắt nhằm xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307 vừa mới được thành lập.

Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

Bắt sống đồn trưởng Louis Bertrand trong trận Mộc Hóa năm 1948. Ảnh tư liệu

Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tư lệnh Khu 8 và Huyện ủy Mộc Hóa, đêm 16 rạng ngày 17-8-1948, áp dụng chiến thuật “công đồn đả viện”, một đại đội thuộc Trung đoàn 120, trung đội du kích tập trung của huyện Mộc Hóa vây ép tấn công đồn Mộc Hóa nhằm mục đích kéo viện binh địch từ tỉnh lỵ Tân An và huyện Thủ Thừa lên.

Tiểu đoàn 307 cùng hai đại đội còn lại của Trung đoàn 120 và du kích các xã xung quanh quận lỵ Mộc Hóa bố trí trận địa phục kích dọc đường dự kiến tiếp viện của địch đi qua cả trên bộ và dưới sông. Do lực lượng địch mạnh hơn, lại dựa vào công sự phòng thủ kiên cố, ta chỉ gây sát thương cho địch mà không chiếm được đồn. Một lực lượng khác tổ chức đánh địch ngoài công sự, chặn bắt lực lượng từ đồn chạy về hướng biên giới.

Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Út đến thắp hương tại Bia chiến thắng trận Mộc Hóa. Ảnh: HD

Sáng ngày 18-8-1948, một tiểu đoàn địch từ lộ 1 hành quân bằng xe cơ giới lên theo lộ Kông Pông Rồ xuống biên giới Campuchia – Việt Nam.

Đến 15 giờ chiều ngày 18-8-1948, đội hình của địch lọt vào trận địa phục kích. Tiếng súng đồng loạt nổ, chia cắt tiêu diệt quân địch. Sau 15 phút chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa, truy đuổi quân địch đến tận biên giới.

Trận tấn công đồn Mộc Hóa, ta tiêu diệt 25 tên, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên, trong đó có chỉ huy đồn, trung úy Louis Bertrand. Tại mặt trận “đả viện”, ta đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn địch, diệt hàng trăm tên, thu hơn 300 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 60 li, một số đại liên và trung liên.

Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Mộc Hóa. Ảnh: HD

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa cũng đề nghị đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng Đồng Tháp Mười nhất là thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa cần tiếp tục phát huy truyền thống trung dũng, kiên cường – Tháp Mười anh dũng quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH mà Đảng bộ tỉnh đề ra.

Hầu hết những người lính đều biết ca khúc “Tiểu đoàn ba lẻ bẩy”, nhưng về Tiểu đoàn 307 thì có thể nhiều người còn chưa biết hết. Mấy mươi năm đã qua, giai điệu “Tiểu đoàn ba lẻ bẩy” đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người với khúc ca hùng tráng: “Ai đã từng đi qua công Cửu Long giang, Cửu Long giang sông trào nước xoáy, ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng Tiểu đoàn ba trăm lẻ bẩy… Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy, cả Tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi. Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy, nguyện một lòng gìn giữ non sông…Trận Tháp Mười, Trận Mộc Hoá, vang tiếng đồn với trận La Vang…”

Diễn biến trận mộc hóa tiểu đoàn 307 năm 1948

Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Khu 8 và cũng là đơn vị cơ động đầu tiên của Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp; thành lập ngày 1/5/1948 tại vùng giải phóng Giồng Luông (Đại Điền, Thạnh Phú, Bến Tre) với tên gọi “Tiểu đoàn liên quân lưu động”, gồm lực lượng của Khu 8 và một bộ phận quan trọng của Trung đoàn 99 Bến Tre, quân số khoảng 1.200 người. Đồng chí Đỗ Huy Rừa, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 99 làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ làm Phó Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Hồng Long, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 99 làm Chính trị viên Tiểu đoàn.

Sau hai tháng huấn luyện, ngày 5/7/1948, Tiểu đoàn làm lễ xuất quân về Mĩ Tho, phối hợp với Trung đoàn 102 và du kích địa phương đánh đồn Mộc Hóa, nhằm giải phóng huyện Mộc Hóa, hoàn chỉnh khu căn cứ Đồng Tháp Mười, mở rộng vùng giải phóng, tạo thế nối liền các khu 7, 8, 9 và tạo sự liên kết chiến đấu giữa chiến trường Việt Nam-Campuchia, lập thành tích mở đầu cho quá trình xây dựng truyền thống của đơn vị.

Đồn Mộc Hóa thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An, do Pháp xây dựng khá kiên cố, nằm giữa đoạn đường từ thị trấn Mộc Hóa ra sông Vàm Cỏ Tây; có lực lượng khoảng 70 tên, do Trung úy Louis Bectran chỉ huy. Bộ chỉ huy Khu 8 xác định phương thức đánh là vây đồn diệt viện và giao cho Tiểu đoàn 307, các Đại đội 1072, 1075 và 1 trung đội của Đại đội 1080 thuộc Trung đoàn 102 thực hiện nhiệm vụ này. Đồng chí Nguyễn Chánh, Tham mưu trưởng Khu 8 làm Chỉ huy trưởng, các Chỉ huy phó Lê Quốc Sản, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102; Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307.

22 giờ 30 phút ngày 16/9, trận đánh mở màn và kết thúc lúc 16 giờ ngày 18/9. Ta diệt và bắt hơn 300 địch, gồm số quân ở đồn Mộc Hóa và lực lượng cứu viện, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, thu hơn 300 súng các loại.

Tiếp đó, ngày 16/12/1948, Tiểu đoàn 307 và Đại đội 993, Tiểu đoàn 331 bộ đội tỉnh Trà Vinh đánh đồn La Bang, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Đây là trận công đồn diệt viện do đồng chí Nguyễn Văn Quạn, Khu trưởng Khu 8 trực tiếp chỉ huy.

Đêm 15/12/1948, ta sử dụng Đại đội 993 được tăng cường hoả lực tiến công đồn để nhử viện, đồng thời sử dụng Tiểu đoàn 307 phục kích trên trục đường Cầu Ngang-Đôn Châu cách đồn 3-4km. Sáng 16/12, địch điều một Tiểu đoàn lê dương từ thị trấn Cầu Ngang đến ứng cứu bị Tiểu đoàn 307 phục kích, bao vây chặn đánh quyết liệt. Sau hơn một giờ chiến đấu, ta diệt và bắt hơn 100 tên địch, thu 60 súng, buộc địch phải tháo chạy, sau đó rút bỏ đồn, xã Đôn Châu được giải phóng, tạo điều kiện phát triển cơ sở cách mạng vùng đồng bào Khơme, làm thất bại âm mưu chia rẽ người Khơme và người Kinh của địch.

Năm 1949, thực dân Pháp càn quét vào Đồng Tháp Mười để tiêu diệt cơ quan đầu não của Nam bộ và Khu 8. Ngày 1/6/1949, địch mở cuộc càn quét lớn trên bốn hướng bao vây căn cứ, Tiểu đoàn 307 đã chiến đấu dũng cảm bẻ gẫy cuộc càn bao vây của địch. Tiếp đó Tiểu đoàn liên tiếp lập chiến công vang dội ở Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long Châu Hà... Đặc biệt là trận diệt Tiểu đoàn bộ binh Ma-rốc tại Phong Phú, góp phần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch Cầu Kè, Vĩnh Long cuối năm 1949.

Cuối năm 1949, Tư lệnh Khu 8 Trần Văn Trà phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307 mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Nhà thơ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ “Tiểu đoàn 307” đăng trên báo Tổ quốc-Khu 8; nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng “Tiểu đoàn ba lẻ bẩy”. Khi đó Tiểu đoàn đang đóng quân trên bờ sông Nhị Mỹ, Cao Lãnh, Long Châu Sa. Bài hát có xuất xứ ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp, sau phổ biến khắp Nam bộ, lan rất nhanh trong bộ đội và trong nhân dân. Tối ngày 1/10/1950, lần đầu tiên bài hát được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổ quân nhạc Khu 8 trực tiếp biểu diễn. Bài hát đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.

Cho đến năm 1954, Tiểu đoàn 307 đã đánh hơn 110 trận lớn nhỏ. Sau Hiệp định Giơnevơ, Tiểu đoàn 307 hành quân về tiếp quản thị xã Cà Mau và thị trấn Tắc Vân, sau đó tập kết ra Bắc, được tái tổ chức thành Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 330 đóng quân ở Thanh Hoá dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn trưởng Đồng Văn Cống.

Thời chống Pháp, tiểu đoàn có 3 Tiểu đoàn trưởng là Đỗ Huy Rừa, người chỉ huy Tiểu đoàn tại các trận Mộc Hoá, La Bang, hy sinh năm 1949. Kế nhiệm là Nguyễn Văn Tiên, người về sau trở thành một trong những chỉ huy không quân nổi tiếng được phong quân hàm Trung tướng. Người cuối cùng trước lúc tập kết ra Bắc là Phạm Hồng Sơn.

Ngày 2/9/2005, Tiểu đoàn 307 (nay là Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 330) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; ngày 5/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Tiểu đoàn.