Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn văn năm 2024

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2023-2024 diễn ra trong hai ngày 5-6/1 với sự tham dự của hơn 5.800 thí sinh đến từ 70 đơn vị dự thi.

Nội dung thi thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2006. Trừ Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, các môn còn lại đều diễn ra trong 2 ngày.

Đây là năm đầu tiên kỳ thi được tổ chức theo quy chế mới, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hồi tháng 10/2023. Theo đó, số thí sinh của các đơn vị ở mỗi môn tối đa là 10, riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 20.

Hội đồng chấm thi đã chọn được gần 3.360 thí sinh đạt giải, chiếm 55,79%, tăng 6,04% so với năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức 60% tổng thí sinh như trong quy chế mới.

Thí sinh có quyền phúc khảo bài thi trong vòng 15 ngày, kể từ hôm nay. Những thí sinh tham gia nhưng không đạt giải sẽ được cấp giấy chứng nhận để có thông tin lưu giữ lâu dài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và học phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy và cải thiện chất lượng giáo dục. Đồng thời, việc này để phát hiện học sinh có năng khiếu, từ đó tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

Theo kế hoạch, tháng 3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024 đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tin học.

Đề thi gồm có 2 câu về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Thí sinh làm bài trong thời gian 180 phút.

Cụ thể, đề thi phần Nghị luận xã hội [8 điểm] ra như sau: "Trải nghiệm - ghi lại - tức thời chia sẻ lên mạng xã hội có nên là phương cách khẳng định giá trị của người trẻ trong thời đại ngày nay?".

Trong khi đó, với câu nghị luận văn học 12 điểm, thí sinh được yêu cầu trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: "Các kiệt tác lớn là số tận mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình: như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thủy, hay chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thủy ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện".

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Chi tiết toàn bộ đề văn như sau:

Ảnh: BLOG CHUYÊN VĂN

Năm nay, có hơn 5.800 thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tăng 1.230 người so với năm ngoái. Theo thống kê ngày 4/1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn là môn có nhiều thí sinh dự thi nhất [gần 650 thí sinh], kế đó là Tiếng Anh [639 thí sinh]. Hai môn Toán và Sinh học [607 thí sinh], Vật lý [605 thí sinh]. Môn ít thí sinh nhất là Tiếng Nga [77 thí sinh] và môn Tiếng Trung [104 thí sinh].

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong hai ngày 5-6/1, dành cho học sinh THPT. Nội dung thi thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2006. Trừ Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, các môn còn lại đều diễn ra trong hai ngày.

Đội tuyển môn Văn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Đoàn trường THPT chuyên Quốc học

Theo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào hồi tháng 10/2023, có nhiều thay đổi so với quy định được áp dụng từ năm 2011. Trong đó, điểm nổi bật là tăng số thí sinh dự thi và tỷ lệ đạt giải.

Theo đó, số thí sinh của các đơn vị ở mỗi môn tối đa là 10 thí sinh, riêng TP.HCM và Hà Nội là 20 thí sinh. Đây là lý do khiến số lượng thí sinh dự thi năm nay tăng mạnh so với năm ngoái. Tỷ lệ học sinh đạt giải sẽ chiếm 60% tổng số thí sinh, tăng 10% so với trước. Trong đó, số giải nhất, nhì, ba không vượt quá 60% tổng số giải; số giải nhất không vượt quá 5%.

Những thí sinh tham gia nhưng không đạt giải sẽ được cấp giấy chứng nhận để các em có thông tin lưu giữ lâu dài. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và học phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy và cải thiện chất lượng giáo dục. Đồng thời, việc này để phát hiện học sinh có năng khiếu, từ đó tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

Người xưa có câu: “Hữa xạ tự nhiên hương”. Quan điểm trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về việc xây dựng hình ảnh bản thân trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2: Nghị luận văn học [12,0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Viết văn, cũng chừng ấy ký tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một thế giới của riêng mình. Thế giới của riêng mình nhưng lại không chỉ cho riêng mình”.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề Ngữ văn thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023. Ảnh: Khánh Trúc

Đề thi chuẩn xác, chỉn chu nhưng không có đột phá

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh [Phú Yên] nhận xét đề thi năm 2023 được ra theo cấu trúc quen thuộc.

Theo thầy Minh, yêu cầu của câu nghị luận xã hội - bàn về việc xây dựng hình ảnh bản thân trong cuộc sống hiện nay - vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nhất là khi tình trạng hào nhoáng, khoe mẽ, tự đánh bóng tên tuổi đến mức lố bịch đang trở nên tràn lan như hiện nay.

"Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh bàn về nhận định “Viết văn, cũng chừng ấy kí tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một thế giới của riêng mình. Thế giới của riêng mình nhưng lại không chỉ cho riêng mình”. Đây là một vấn đề lí luận văn học quen thuộc, phù hợp với học sinh giỏi văn ở kì thi mang tầm quốc gia: Từ vốn ngôn ngữ chung, nhà văn sáng tạo ra thế giới nghệ thuật riêng của mình nhưng cái riêng ấy phải hướng đến những giá trị phổ quát dành cho tất cả mọi người", thầy Minh nhận định.

"Hướng ra đề năm nay vẫn theo lối cũ như nhiều năm trước, rõ ràng, chuẩn xác, chỉn chu, an toàn, nhưng không có gì mới, không có thay đổi nào mang tính đột phá.

Cũng vẫn là yêu cầu học sinh bàn luận về những vấn đề đúng như một chân lý hiển nhiên, khó có thể hoài nghi hay bàn cãi. Với cách hỏi như vậy, bài làm của học sinh cũng sẽ quanh quẩn ở chỗ làm sao để khẳng định vấn đề ấy là đúng, là thuyết phục, đúng chỗ nào, thuyết phục chỗ nào...

Các em sẽ khó có cơ hội bày tỏ quan điểm riêng, suy nghĩ khác, tiếng nói ngược. Tiếng nói phản biện có chăng cũng sẽ khá gượng gạo theo kiểu “Dẫu biết là hữu xạ tự nhiên hương nhưng đôi khi trong cuộc sống ta cũng cần mạnh mẽ thể hiện mình, tự khẳng định bản thân mình".

Là một giáo viên dạy chuyên Văn, thầy Minh cho biết "Tôi vẫn đang chờ đợi ở kì thi này những đề thi có khả năng gợi mở đối thoại, mời gọi tranh luận, tạo điều kiện tối đa để học sinh tự do thể hiện cái nhìn, quan điểm thực sự của riêng mình chứ không phải chỉ “bàn theo” những “đấng, bậc” được dẫn ra trong đề".

Câu nghị luận xã hội đảm nhận nhiệm vụ phân hóa

Đây là nhận định của thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Thầy Khôi cho rằng đề thi năm nay được diễn đạt ngắn gọn, yêu cầu cụ thể, vấn đề tuy quen thuộc nhưng vẫn có khả năng phân hóa cao. Câu nghị luận xã hội đảm nhận chính nhiệm vụ phân hóa của đề thi.

"Hữu xạ tự nhiên hương”- tuy đã quen, cũng dễ dàng có thể hiểu được, nhưng rút ra bài học gắn với việc xây dựng hình ảnh bản thân thì không dễ dàng chút nào.

Trong một gian đoạn mà nhiều người xem trọng việc đánh bóng bản thân, thậm chí bỏ qua năng lực mà tận dụng vẻ ngoài, bỏ qua việc nỗ lực rèn luyện tự thân để chạy theo những giá trị ảo, xem thường những giá trị đạo đức làm nên phẩm giá con người để chạy theo thị hiếu nhất thời, ý kiến trở thành một lời nhắc nhở rất ý nghĩa.

Dĩ nhiên, ý kiến cũng đã gợi ra một luận đề thú vị, sâu sắc, tạo “đất diễn” cho những học sinh thật sự có khả năng", thầy Khôi phân tích.

Về câu nghị luận văn học, thầy Khôi khẳng định vấn đề về tác giả chắc chắn không phải vấn đề mới đối với các kì thi chọn học sinh giỏi.

"Tuy vậy, đi từ bản chất sáng tạo của quá trình sáng tác để hướng đến giá trị vừa mang dấu ấn cá nhân vừa hướng đến cái phổ quát cho bao người, nội dung độc đáo từ cái nhìn riêng biệt nhưng vẫn gợi đến chiều sâu nhân bản khiến người đọc trong mọi thời đều có thể thấu cảm khiến ý kiến tuy ngắn nhưng sức chứa lớn, khả năng khơi gợi rộng mở, ngỡ bàn về tác giả nhưng lại quan tâm đến mối quan hệ giữa “hiện thực - tác giả - tác phẩm - người đọc”.

Chính vì vậy, việc bàn luận về vấn đề và tìm dẫn chứng sẽ đặt ra yêu cầu không hề dễ dàng cho học sinh".

Chia sẻ thêm, thầy Khôi cho biết "Tôi chỉ tiếc một điều là đề thi năm nay đã không tiếp nối được cách ra đề theo trục chủ đề xuyên suốt 2 câu Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học như năm ngoái.

Dẫu vậy, từng nhóm giáo viên ra đề sẽ có quan điểm riêng và tôi hoàn toàn trân trọng đề thi năm nay - xét trên khía cạnh khả năng chọn lọc được những học sinh giỏi Văn quốc gia thực sự xứng đáng".

Năm nay có 4.589 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT, đến từ 69 đơn vị. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/2.

Theo kế hoạch, giữa tháng 3 Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả thi, từ đó chọn những học sinh tham gia kỳ thi chọn các đội tuyển Olympic Việt Nam dự thi khu vực và quốc tế năm 2023.

Chủ Đề