De tài nghiên cứu khoa học bệnh viện Từ Dũ

Thông báo nội bộ

17/12/2015

Giai đoạn 2015 - 2020, bệnh viện tập trung phát triển khoa học kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện. Kế hoạch hoạt động của bệnh viện từ năm 2015 - 2020 với các mục tiêu phấn đấu như sau:

  1. Khám chữa bệnh: hoàn thành chỉ tiêu chuyên môn được giao, đảm bảo an toàn - hiệu quả, mỗi năm phát triển ít nhất 3 kỹ thuật hiện đại chuyên sâu.
  2. Đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý bệnh viện, chính trị, kỹ năng mềm đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nhân lực bệnh viện chuyên khoa hạng 1.
  3. Nghiên cứu khoa học: mỗi năm thực hiện ít nhất 20 đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học và y học chứng cứ vào thực hành lâm sàng tại bệnh viện.
  4. Chỉ đạo tuyến: thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển giao kỹ thuật, đề án bệnh viện vệ tinh, hợp tác công tư theo chủ trương của Nhà nước.
  5. Phòng bệnh: phối hợp với cơ sở y tế dự phòng đảm bảo không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức phong phú.
  6. Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác với các nước trong công tác đào tạo, nghiên cứu.
  7. Quản lý kinh tế: thực hiện tự chủ 100% kinh phí hoạt động thường xuyên, cân đối thu chi, có tích lũy. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản; khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của bệnh viện; đảm bảo thu nhập viên chức - người lao động ổn định…
  8. Quản lý chất lượng : Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% các tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế đạt mức 5 [83 tiêu chí]. Triển khai các khuyến cáo về an toàn người bệnh. Quy trình: hợp lý – an toàn – hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiếu sót, sự cố chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, xây dựng bệnh viện thân thiện – chuyên nghiệp, lấy khách hàng là trung tâm. 

* Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm

Với một số ưu điểm vượt trội về khả năng làm chín muồi cổ tử cung  của PGE2 cho phép các bác sĩ có một sự lựa chọn thích hợp trên từng sản phụ khi có chỉ định khởi phác chuyển dạ để đạt được kết quả cuối cùng là tăng tỉ lệ sanh thường và giảm tỉ lệ mổ lấy thai. Qua đề tài này cho thấy PGE2 có thể được sử dụng để gây khởi phát chuyển dạ tại bệnh viện Từ Dũ.

- Đề cương nghiên cứu khoa học cần đạt tối thiểu 20 trang A4, in 1 mặt, font   Time New Roman, cỡ chữ 12-13, line spacing 1.15 tới 1.5,

- Cần bao gồm đầy đủ các mục sau Tên đề tài – chủ nhiệm đề tài

Thông báo nội bộ

20/04/2009

Bs Phạm Thanh Hải
  Tổ NCKH – Phòng KHTH - Bv Từ Dũ

Hiện tại công tác nghiên cứu khoa học tại bệnh viện đang được Ban giám đốc chú trọng  giúp đỡ nhằm mọi nhân viên trong bệnh viện có thể tham gia vào công tác nghiên  cứu khoa học. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các nhân viên  trong bệnh viện đăng ký đề tài cấp cơ sở, chúng tôi xin phép được trình bày các  bước thủ tục như sau:

ĐỀ  CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHÔNG PHẢI LÀ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC SAU ĐẠI  HỌC

1. Đăng ký đề tài 
- Ban chủ nhiệm đề tài nộp đề cương nghiên cứu cho tổ Nghiên cứu khoa học tại Lầu 1  Khu C. Lưu ý đề cương nghiên cứu phải bao gồm đầy đủ các phần: đặt vấn đề, mục  tiêu nghiên cứu, tổng quan tài liệu, thiết kế nghiên cứu, tài liệu tham khảo và  dự trù kinh phí. Quan trọng nhất trong đề cương là phương pháp tiến hành phải  mô tả rõ ràng có nhiều đề cương phương pháp nghiên cứu quá ngắn là không chấp  nhận được. Về phần quản lý hành chánh các anh chị lưu ý đến phần dự trù kinh  phí, đây là một phần quan trọng vì kinh phí xét duyệt cho một đề tài nghiên cứu  cấp cơ sở có giá trị dưới 20 triệu đồng [Phụ  lục 2].

- Sau  khi nhận được đề cương từ nhóm nghiên cứu, tổ thư ký NCKH sẽ gửi đề cương đến  những chuyên gia về lâm sàng và phương pháp luận NCKH để hoàn chỉnh  về phương pháp nghiên cứu. Sau khi nhận được phản hồi từ các chuyên gia, tổ  nghiên cứu khoa học sẽ có phản hồi bằng văn bản cho chủ nhiệm đề tài của đề  cương nghiên cứu. Ít nhất là 15 ngày sau khi nhận văn bản phản hồi từ tổ nghiên  cứu khoa học, chủ nhiệm đề tài phải cho biết có đồng ý chỉnh sửa theo ý kiến  đóng góp hay không và nộp đề cương nghiên cứu chính thức [10 bản in để trình  xét duyệt hội đồng]. Đề cương này sẽ được trình cho Hội đồng Y đức sinh học  bệnh viện để xét duyệt [sẽ báo cho chủ nhiệm đề tài chậm nhất 1 tuần trước khi  xét duyệt]. 



2. Trình đề cương:
  - Chủ nhiệm đề tài chuẩn bị nội dung đề cương nghiên cứu trên phần mền Powerpoint, phần  trình bày không quá 20 phút, font Times New Roman [Unicode].- Trong  phiên xét duyệt, chủ nhiệm đề tài lắng nghe phản biện, góp ý của Hội đồng và  đồng nghiệp, trả lời những thắc mắc về chuyên môn và phương pháp luận.  - Sau  xét duyệt:   

a. Nếu đề cương được thông qua và cho phép thực hiện: Chủ tịch Hội đồng ký duyệt trong biên bản. Đề tài  được phép tiến hành, tiến độ thực hiện và chi tiêu kinh phí sẽ được nhóm nghiên  cứu báo cáo lên tổ nghiên cứu khoa học định kỳ.

b. Nếu đề cương được thông qua nhưng cần phải chỉnh sửa trước khi thực hiện: đề cương được sửa theo biên bản  xét duyệt của hội đồng và hẹn ngày nộp lại cho Chủ tịch hội đồng. Đề tài chỉ  được tiếp tục các bước tiếp theo [phần a]  khi Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận đã sửa đúng theo yêu cầu của Hội đồng và cho  phép thực hiện. 

c. Nếuđề cương không được thông qua:  đề tài không được thực hiện và nhóm nghiên cứu phải viết lại đề cương theo qui trình trên. 


3. Đăng ký đề tài lên Sở Y tế

- Nếu  đề tài được chấp thuận cho phép tiến hành, chủ nhiệm đề tài sẽ phải tiến hành  tạo “Phiếu đăng kỳ đề tài” [phụ lục 1]  để đăng ký Sở Y tế.- Lúc đề tài sẽ được cấp mã số nghiên cứu của Sở Y tế, chủ nhiệm đề tài sẽ được nhận  5.000.000 đồng trong tổ số kinh phí nghiên cứu. Số tiền còn lại trong tổng số  kinh phí sẽ được nhận khi đề tài hoàn tất và có quyết định nghiệm thu cấp cơ  sở.

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LÀ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC SAU ĐẠI HỌC

Năm  2006, Bệnh viện Từ Dũ cùng Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược thành phố Hồ  Chí Minh thống nhất quan điểm: tất cả các đề cương nghiên cứu được nhà trường  thông qua của các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ thực hiện trong quá trình đạo tạo sau  Đại học sẽ được Hội đồng khoa học công nghệ Bệnh viện xem xét cho phép tiến  hành mà không cần thiết phải trình qua Hội đồng Y đức sinh học bệnh viện. Hiện  nay có tổng cộng 29 đề tài do các bác sĩ học sau đại học đăng ký trong năm 2007  – 2009. Thủ tục của hình thức đề tài này cũng đơn giản, bao gồm: 

- Chủ  nhiệm đề tài sẽ phải tiến hành tạo “Phiếu đăng kỳ đề tài” [phụ lục 1] để đăng ký Sở Y tế. Đồng thời cung cấp cho tổ nghiên cứu  khoa học Biên bản chấm điểm đề cương của Bộ môn Phụ Sản.

- Lúc  đề tài sẽ được cấp mã số nghiên cứu của Sở Y tế, chủ nhiệm đề tài sẽ được nhận  5.000.000 đồng trong tổ số kinh phí nghiên cứu. Số tiền còn lại trong tổng số  kinh phí sẽ được nhận khi đề tài hoàn tất và có quyết định nghiệm thu cấp cơ  sở.

LƯU Ý: TẤT CẢ CÁC THỬ NGHIỆM THUỐC ĐỀU PHẢI THÔNG QUA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC BỘ Y TẾ

Tài  liệu tham khảo 

1. Hướng dẫn quản lý hoạt động  nghiên cứu khoa học,  Quyết định số 1110 /SYT-NVY ký ngày 27/6/1997 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí  Minh.

2. Thông  tư liên tịch: Hướng dẫn  định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa  học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Quyết định số  44/ 2007 ký ngày 07/05/2007 của Bộ Tài chính.

3. Qui định về thử nghiệm thuốc trên  lâm sàng, Quyết  định số 01/ 2007 / QĐ - BYT ký ngày 11/1/2007 của Bộ Y tế.



* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf

Các bài viết khác

Đề tài đang triển khai năm 2014

Đề tài đang triển khai

Đề tài đang triển khai năm 2014

Đề tài đã được nghiệm thu

Đề tài đã nghiệm thu năm 2013

Video liên quan

Chủ Đề