De kiểm tra 15 phút văn 7 học kì 2 trắc nghiệm

1. TRẮC NGHIỆM. [2 điểm] Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về vẻ đẹp phẩm giá của con người. A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Không thầy đố mày làm nên. C. Người sống, đống vàng. D. Một lời nói ra, ngựa giỏi đuổi không kịp.  

Câu 2: Nối cột A [những câu tục ngữ đồng nghĩa] với cột B [những câu tục ngữ trái nghĩa] cho phù hợp.

Cột A Cột B
1. Uống nước nhớ nguồn 2. Người chết nết còn 3. Không thầy đố mày làm nên

4. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

a. Lừa thầy, phản bạn b. Ăn cháo đá bát c. Của trọng hơn người

d. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

 
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nghệ thuật của những câu tục ngữ nói về con người và xã hội? A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh. B. Giàu hình ảnh ấn dụ. C. Sử dụng cách nói hàm xúc nhưng đa nghĩa. D. Sử dụng ngôn ngữ bác học.  

Câu 4: Tục ngữ là “trí khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

A. Sai. B. Đúng.  

2. TỰ LUẬN. [8 điểm]


Câu 1: Phân tích nghệ thuật độc đáo câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu 2: Em rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”?
 

----------------------------------

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

  1. TRẮC nghiỆm [Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm]. Câu 1. A Câu 2. 1.b; 2.c; 3.a; 4.d Câu 3. D Câu 4. B  

2. TỰ LUẬN


Câu 1: Nét độc đáo của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là hình thức tiểu đối, đói - sạch - rách - thơm, tạo nên hai vế đối xứng: Đói sạch, rách thơm. Câu tục ngữ có hai vế đối theo quan hệ cùng nghĩa, hợp nghĩa để nhấn mạnh ý là dù nghèo khổ đến đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phẩm giá của mình. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà làm điều xấu xa có hại đến nhân phẩm của mình. Dân gian có câu “Chết trong còn hơn sống đục” cùng nghĩa với câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”. - Dẫn chứng bài ca dao:

“Con cò mà đi ăn đêm


Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.  

Câu 2:

- Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công ơn của người thầy giáo - người có vai trò dạy bảo, cung cấp những tri thức khoa học, đạo đức, lẽ sống cho mỗi con người. Mỗi thành công của chúng ta đều có công ơn và vai trò của người thầy. Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. - Muốn nên người và thành đạt chúng ta phải biết trọng thầy, quý thầy để được học hỏi từ thầy:

“Muốn sang thì bắt cầu kiều


Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người không được quên công lao dạy dỗ, chỉ bảo của thầy.

  • Hỏi đáp
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1
      • Toán lớp 1
      • Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Với Đề kiểm tra 15 phút Văn lớp 7 Học kì 2 có đáp án [4 đề] được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 15 phút

[Đề kiểm tra số 1]

Đề bài: Phân tích biện pháp nghệ thuật tương phản trong tuyện “Sống chết mặc bay”, thể hiện ở hai cảnh: cảnh người dân hộ đê và cảnh quan phủ chơi bài. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng phép tương phản đó.

Cảnh người dân hộ đê

Cảnh quan lại chơi bài

Kẻ thì thuổng

Người thì cuốc

Kẻ đội đất

Kẻ vác tre

Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân

Ướt như chuột lột

Tiếng người xao xác gọi nhau

Ai ai cũng mệt lử cả rồi

Uy nghi chễm chệ ngồi

Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra

Bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút

Nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

Quan ngồi trên, nha ngồi dưới

Lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm

Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi

Điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng để hạ

Ý nghĩa của phép tương phản trong truyện

- Vạch trần thói làm việc tắc trách, ích kỉ của tên quan phụ mẫu.

- Lên án sự lạnh lùng đến đáng sợ, thờ ơ trước sinh mệnh của hàng trăm ngàn con người.

- Thương cảm, đau xót cho số phận những người nông dân nghèo khó, bé nhỏ trong xã hội phong kiến xưa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 15 phút

[Đề kiểm tra số 2]

Đề bài: a. Thế nào là liệt kê?

b. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

- Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

- Trình bày nội dung truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” mà em vừa học.

a. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

b. Đặt câu:

- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.

- “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng,vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 15 phút

[Đề kiểm tra số 3]

Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận giải thích để giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

   HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:

- Giải thích:

   + nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả.

   + Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác.

- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 15 phút

[Đề kiểm tra số 4]

Đề bài: Thế nào là câu đặc biệt? Viết một đoạn văn ngắn [khoảng 8- 10 dòng] tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.

- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Câu đặc biệt dùng để:

   + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

   + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

   + Bộc lộ cảm xúc.

   + Gọi đáp.

- Đoạn văn mẫu:

   Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!

Video liên quan

Chủ Đề