Đề cương ON tập Triết học Mác-Lênin tự luận


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Năm học 2021-2022

I. Phần tự luận

Câu 1. Theo anh [chị], tại sao vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức lại được coi là vấn đề cơ bản của triết học? Triết học Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học như thế nào?

Trả lời:

Vấn đề mối quan hệ giưa vật chất và ý thức lại được coi là vấn đề cơ bản của triết học là vì:


  • Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ tư duy và tồn tại hay chính vấn đề quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên hoặc giữa ý thức mà vật chất.
  • Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học là vì:
  • Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trên thế giới.
  • Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.
  • Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ.
  • Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.
  • Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó, lập trường, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia đều được xác định.
Triết học Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:
  • Triết học Mác-Lênin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động , phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Triết học Mác-Lênin chỉ ra các quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới – cả trong tự nhiên, trong lịch sử xã hội và trong tư duy.
  • Triết học Mác-Lênin đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
  • Cả thế giới khách quan, quá trình nhận thức và tư duy của con người đều tuân theo những quy luật biện chứng;
  • Biện chứng chủ quan là sự phản ánh của biện chứng khách quan

Câu 2. Phân tích định nghĩa vật chất của V.I. Lênin và rút ra ý nghĩa của nó?

Trả lời:

Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin:

“ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”

  • Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
Khi nói vật chất là phạm trù của triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm của sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại của cảm tính, Lênin muốn nhấn mạnh rằng, phạm trù của triết học này dùng để chỉ cái “đặc tính” duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
  • Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng thực thể.
  • Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Theo quy luật vốn có của nó mà đến 1 thời điểm nhất định sẽ cùng tồn tại hai hiện tượng – hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần.
  • Thứ tư, vật chất được giác quan của con người chép lại và chụp lại.

Cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại và chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì là không hiểu biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:


  • Giải quyết 1 cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học;
  • Khắc phục được khủng khoảng, đem lại niềm tin trong Khoa học tự nhiên;
  • Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh chặt chẽ giữa triết học và duy vật biện chứng với khoa học;
  • Triệt để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm bất khả tri;
  • Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2

Câu 3. Trên cơ sở những kiến thức đã học về triết học Mác - Lênin, anh [chị] hãy chứng minh vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và rút ra ý nghĩa đối với bản thân?

Trả lời:


Đầu tiên, ta cần tìm hiểu vật chất là gì? Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với những biểu hiện đa dạng.

V.I.Lênin định nghĩa về vật chất như sau:

“ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”

Từ đó, ta nhận thấy, vật chất theo định nghĩa của Lênin bao gồm các nội dung cơ bản sau:


  • Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
  • Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
  • Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng các phương thức tồn tại tương đối đa dạng bao gồm vận động không gian và thời gian.

Phương thức tồn tại của vật chất: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:


  • Vận động của vật chất: Bao gồm mọi sự thay đổi diễn ra trong vũ trụ
  • Là phương thức tồn tại của vật chất;
  • Là 1 thuộc tính cố hữu của vật chất;
  • 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất:
  • Vận động cơ giới;
  • Vận động vật lý;
  • Vận động hóa học;
  • Vận động sinh học;
  • Vận động xã hội.
  • Những hình thức tồn tại của vật chất: Không gian và thời gian
  • Quảng tính: chiều cao, rộng, dài.
  • Mối tương quan: Trên, dưới, trước, sau, trái, phải.
  • Quá trình biến đổi: nhanh, chậm
  • Sự tiếp tục của và chuyển hóa của sự vật, hiện tượng...
  • Tính thống nhất vật chất của thế giới.
  • Tính thống nhất vật chất của thế giới
  • Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất,
  • Thế giới này tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn,
  • Mọi tồn tại của thế giới đều có mối quan hệ, khách quan, thống nhất;
  • Những quá trình vật chất đang biến đổi, chuyển hóa là nguồn gốc, nhân quả của nhau.

Tiếp đến trong lịch sử triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về ý thức. Nếu triết học suy tâm cho rằng ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất từ đó cho rằng ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

Trái lại, các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh của sự vật đó.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 3

Câu 4. Phân tích nguồn gốc tự nhiên của ý thức? Theo anh [chị], kích thước của bộ óc người có phải là yếu tố quyết định đến trí tuệ của một người hay không?

Câu 5. Phân tích vai trò của lao động và ngôn ngữ đối với sự hình thành ý thức? Anh [chị] cần phải làm gì để phát triển ý thức của bản thân mình?

Câu 6. Anh [chị] hãy phân tích tính độc lập tương đối của ý thức và rút ra ý nghĩa đối bản thân ?

Câu 7. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác - Lênin?

Câu 8. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển trong triết học Mác - Lênin?

Câu 9. Anh [chị] hãy phân tích những yêu cầu của nguyên tắc toàn diện trong Mác - Lênin và liên hệ với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

Câu 10. Anh [chị] hãy phân tích những yêu cầu của nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử - cụ thể và rút ra ý nghĩa đối với bản thân ?



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 4

Câu 11. Phân tích mối quan hệ giữa lượng và chất? Anh [chị] cần làm gì để thực hiện sự thay đổi về chất từ sinh viên sang kiến trúc sư, kỹ sư, cử nhân?

Câu 12. Phủ định biện chứng là gì? Phân tích các tính chất của phủ định biện chứng. Theo anh [chị], trong xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cần kế thừa những gì?

Câu 13. Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Từ đó, anh [chị] hãy lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc đường ở thủ đô Hà Nội và chỉ ra đâu là nguyên nhân chủ yếu?

Câu 14. Lực lượng sản xuất là gì? Tại sao người lao động lại đóng vai trò quan trọng nhất trong kết cấu của lực lượng sản xuất?

Câu 15. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó rút ra ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay?

Câu 16. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Liên hệ với nước ta hiện nay?

Câu 17. Tồn tại xã hội là gì ? Ý thức xã hội là gì ? Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ?

Câu 18. Phân tích tính vượt trước và tính kế thừa của ý thức xã hội ? Triết học Mác đã kế thừa những tiền đề lý luận nào?

Câu 19. Phân tích sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội, từ đó chỉ ra vai trò của triết học Mác – Lênin đối với đời sống xã hội?



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề