Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

01/09/2010

Là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu.
Nguyên nhân có thể: Thứ phát: E.colin, liên cầu, Listeria Thứ phát: Thường là Klebsialla, tụ cầu, Pseudomonas

1.Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng và cấy máu


1.1. Lâm sàng – Tiền sử + Trẻ có đẻ non hoặc đẻ thấp cân không. + Mẹ có sốt trước khi đẻ không, có nhiễm trùng trước đẻ không. + Thời gian vỡ ối trên 12 giờ trước đẻ + Nước ối đục, bẩn, hôi + Có hồi sức lúc đẻ – Triệu chứng thực thể nghèo nàn không đặc hiệu. + Rối loạn thân nhiệt: Sốt hoặc hạ thân nhiệt + Tiêu hóa: Bỏ bú, nôn, chướng bụng, ỉa chảy, gan lách to, xuất huyết tiêu hóa + Hô hấp: Khó thở, tím tái, có thể ngừng thở. + Tuần hoàn: Mạch nhanh, có thể sốc nhiễm trùng + Thần kinh: Li bì hoặc kích thích, co giật, liệt. Thóp phồng nếu có viêm màng não mủ + Da: viêm tấy lan tỏa hoặc viêm loét mủ nhiều. + Phù cứng bì nếu nhiễm trùng nặng

1.2. Các xét nghiệm

– CTM, tiểu cầu – Cấy máu – Cấy dịch các ổ nhiễm trùng: da, rốn, phân, nước tiểu… – Chọc tủy sống nếu nghi ngờ viêm màng não, xét nghiệm tế bào, protein, đường, muối trong nước não tủy.

1.3. Chẩn đoán

– Chẩn đoán xác định: cấy máu [+] – Nghi ngờ nhiễm trùng huyết + Khi có một số triệu chứng lâm sàng nêu trên và các xét nghiệm gợi ý nhiễm trùng huyết như: + CTM: BC giảm [≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 25.000/mm3] Tỷ lệ bạch cầu hạt non/bạch cầu hạt trưởng thành ≥ 0.2 Tiểu cầu 10mg/l

2. Điều trị


2.1. Kháng sinh: Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường dùng kháng sinh có phổ rộng,phối hợp 2 loại hoặc dựa vào vi khuẩn trẻ bị nhiễm để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. – Nếu bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh: phối hợp: + Ampecillin: 100mg/kg/24 giờ +Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ – Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp: +Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ +Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ – Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp: +Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ +Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ – Có kết quả KSĐ: điều trị theo KSĐ – Thời gian điều trị kháng sinh: 10-15 ngày và đến khi kết quả cấy máu [-], hết các dấu hiệu lâm sàng

2.2. Điều trị hỗ trợ

– Chống suy hô hấp – Nuôi dưỡng đầy đủ – Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn. – Chống sốc nếu có

Theo Hưỡng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị các bệnh truyền nhiễm nhất. Do các cơ quan chưa thật sự hoàn thiện và hệ miễn dịch của trẻ còn quá kém. Hoặc bệnh nhiễm trùng máu gặp ở một số trẻ bị mụn nhọt, viêm da, tiêu chảy… Và bệnh nhiễm trùng máu là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà dễ mắc ở trẻ sơ sinh. Vậy bạn hãy cùng Sunkun trang bị kiến thức cho mình về bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em - dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này nhé.

> Tại sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng 

> Hiểu biết về bệnh cảm ở trẻ 

> Bệnh táo bón ở trẻ, mẹ nào cũng phải biết

1. Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bệnh có khả năng xảy ra trước và sau khi sinh. Trẻ cũng có khả năng bị bệnh ngay từ trong bụng mẹ khoảng 1 đến 2 tuần trước hoặc sau sinh. Trong lúc sinh nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ là nơi bắt nguồn cho vi khuẩn xâm nhập. Các con vi trùng sẽ đi qua ra vào dây rốn và vào máu lan tràn khắp cơ thể. Từ đó có thể gây các bệnh viêm não - viêm màng não. Dù đã được chữa trị kịp thời nhưng vẫn để lại di chứng về sau này. 

2. Nhiễm trùng máu - Nguyên nhân do đâu?

  •  Cũng có trường hợp khi mang thai mẹ bị mắc các bệnh như rubella, viêm đường tiết niệu,...Những vi khuẩn này sẽ thông qua nhau thai của con mà xâm nhập vào máu. Đó là nguyên nhân khiến con bị bệnh nhiễm trùng máu ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

  • Khi mẹ bầu bị vỡ ối là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào màng ối làm nước ối bị ô nhiễm. Nếu trẻ nuốt phải loại nước này sẽ gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm dạ dày. Từ đó gây nguy cơ bị nhiễm trùng máu rất cao.

  • Với trẻ sau khi sinh bị vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua da, đường tiêu hoá,... Đặc biệt thông qua cuống rốn của bé nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Quá trình mang thai cũng khiến con bị bệnh nhiễm trùng máu

Với những trẻ chưa được tiêm chủng, suy dinh dưỡng, trẻ sinh non, … là đối tượng rất dễ bị bệnh nhiễm trùng máu

3. Dấu hiệu để nhận biết bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ. 

Tuỳ thuộc vào từng loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể mà có các biểu hiện khác nhau. Như trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì sẽ có những biểu hiện của bệnh viêm phổi, tụt huyết áp, viêm màng não,...Nhiễm trùng máu do tụ cầu sẽ biểu hiện ở xương và da là rõ nhất.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh nhiễm trùng máu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì thế cần cho con đi khám khi có các biểu hiện sau: 

  • Cơ thể trẻ sốt cao trên 38 độ

  • Cơ thể mệt mỏi khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú

  • Trẻ mệt ngủ li bì

  • Trẻ khó thở, thở nhanh hoặc khò khè

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có hiện tượng như tiêu chảy, nôn và trướng bụng

  • Da dẻ bị tím tái, xanh sao

4. Cách điều trị cho trẻ khi bị nhiễm trùng máu

Khi trẻ có những biểu hiện trên ta cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm thì bác sĩ mới chẩn đoán bé có bị nhiễm trùng máu hay không.

Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng máu:

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Ban đầu chúng ta sẽ ưu tiên loại bỏ các tác nhân gây bệnh trên cơ thể.

  • Sử dụng một số thủ thuật để loại bỏ nguồn gốc nhiễm trùng. Sau khi xác định được chính xác vi khuẩn gây bệnh ta sẽ có biện pháp điều trị chúng. Sử dụng loại kháng sinh đặc hiệu để diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh.

  • Hồi sức: Chúng ta nên tăng cường chức năng tim mạch và tuần hoàn ngay trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng huyết. Việc này sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong cao

  • Điều trị bổ sung: Sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm, chống đông máu,...

Tiêm kháng sinh cho trẻ khi bị nhiễm trùng máu

Phác đồ điều trị nhiễm trùng máu

Phác đồ điều trị nhiễm trùng máu trong thời gian khoảng 7-14 ngày. Trong thời gian điều trị nếu trẻ phục hồi nhanh có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không thích ứng phải làm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và kéo dài thời gian điều trị hơn.

5. Làm sao để giúp trẻ ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng máu?

Khi chăm sóc cho con bạn cần rửa tay thật sạch tránh vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào con. Và bạn cũng nên hướng dẫn con nhỏ tự vệ sinh tay chân mình bằng xà phòng.

Cho trẻ đi tiêm vắc xin theo đúng định kỳ. Nhằm hạn chế tối đa virus vi khuẩn có hại gây ra bệnh nhiễm trùng máu.

Khi bị trầy xước nên vệ sinh sạch sẽ và băng bó cẩn thận.

Xem thêm: KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CHOSUN - SIRO TỎI ĐEN SUNKUN

Tóm lại, điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em vô cùng phức tạp. Vì thế ngay khi con bạn  có những biểu hiện bạn đầu bạn nên có con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra với con. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng bệnh cho con mình. 

Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào ?

♦ Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ để có thể kịp thời phát hiện bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho bé.

♦ Khi chăm sóc trẻ, nhất và khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh từ trong thai kỳ

Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.

Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.

Nhiễm trùng máu ở trẻ từ vết muỗi đốt, nguy hiểm khôn lường

1. Nguy kịch từ vết đốt nhỏ

Trường hợp của bé Tiến Đạt [2 tuổi, ở ngoại thành Hà Nội] là một ví dụ. Bé bị sốt cao liên tục, tri giác lờ mờ. Gia đình phải đưa con vào bệnh viện huyện cấp cứu, nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn, bé rơi vào hôn mê và được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Tại Bệnh viện, bé Đạt vẫn liên tục sốt cao, các bác sĩ chụp phổi và nghi ngờ sốt do vi khuẩn nhưng chưa tìm được vi khuẩn nào. Khi cấy máu thì phát hiện đó là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc. Đây là vi khuẩn sống trên da người nhưng có thể xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng máu cho trẻ và có thể dẫn đến tử vong.

Chị Hoa [mẹ bé Đạt] chia sẻ: “Đạt rất ngoan, gia đình cũng chăm con cẩn thận, không để con bị trầy xước da nghiêm trọng nào, mình không biết con bị mắc bệnh từ đâu”.

Hay như trường hợp của bé Nguyễn Kim Ng. 5 tuổi ở Bình Dương cũng tương tự. Bé Ng. được mẹ cho đi công viên chơi. Về nhà thấy con có một vết xước nhỏ trên tay do bị muỗi đốt, con ngứa quá nên gãi. Nghĩ cũng như các vết muỗi bình thường khác nên chị chủ quan. Nhưng rồi sưng đỏ chẳng lặn mà ngày một tấy hơn có mụn đầu đinh khiến bé sốt cao, quấy khóc suốt.

Mẹ bé Ng cho biết: “Bé sốt li bì nên mình cho con nhập viện, qua các xét nghiệm cấy máu, bác sĩ nhận định con bị nhiễm trùng máu do tụ cầu vàng, cần điều trị các loại thuốc kháng sinh thế hệ thứ 3 mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Phải mất một thời gian điều trị kết hợp cùng thuốc kháng sinh, tình trạng bệnh của con mới dần cải thiện. Không ai nghĩ được rằng, chỉ vì nốt muỗi đốt nhỏ trên da mà lại ảnh hưởng lớn đến vậy”.

Diễn viên Ốc Thanh Vân chăm con theo cách chuẩn khoa học cùng Kem EmBé

2. Đừng để mất con vì nhận thức sai lầm

Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9, thời tiết nóng bức, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Chúng không chỉ đốt người mà còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết đốt ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi mắc phải nhiễm trùng máu và dễ để lại biến chứng.

Video liên quan

Chủ Đề