Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em

Ung thư tuyến giáp trẻ em xuất hiện ở độ tuổi dưới 18. Bệnh ít gặp hơn người lớn, tuy nhiên khi trẻ xuất hiện u giáp, tỷ lệ gặp ung thư cao hơn. Biểu hiện lâm sàng hay gặp của bệnh là: khàn tiếng; khối sưng phồng vùng tuyến giáp; hạch cổ.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tâm, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không xác định được giống như người lớn.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp trẻ em là: Tiền sử tiếp xúc tia xạ, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi là nhạy cảm nhất; Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, thiếu iod; Yếu tố di truyền [gặp trong các hội chứng đau tuyến nội tiết, hội chứng Cowden, Carney complex…]

Trẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe. Biểu hiện lâm sàng hay gặp của bệnh là: khàn tiếng; khối sưng phồng vùng tuyến giáp; hạch cổ.

Bác sĩ Tâm cho biết, chẩn đoán ung thư tuyến giáp trẻ em được thực hiện tương tự như với người lớn, gồm có: Khám lâm sàng: Đánh giá tuyến giáp [có sờ thấy khối tương ứng với tuyến giáp, kích thước, mật độ, số lượng…], hạch cổ, nội soi thanh quản đánh giá di động của hai dây thanh.

Siêu âm tuyến giáp, đánh giá các đặc điểm hình ảnh để phân loại nguy cơ ác tính [TIRADS] và chọc hút tế bào u giáp dưới hướng dẫn siêu âm nếu nghi ngờ ung thư.

Siêu âm phát hiện hạch cổ, chọc hút tế bào hạch khi nghi ngờ hạch di căn. Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ có tiêm thuốc cản quang.

Thể ung thư phổ biến nhất là biệt hóa [ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang]. Dựa trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng nói trên, ung thư tuyến giáp được phân giai đoạn là T-N-M.

Bác sĩ Tâm cho biết, phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em thường áp dụng là cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ do khối u lớn, xâm lấn tổ chức chung quanh và di căn hạch cổ. Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ 131.

Ung thư tuyến giáp trẻ em khi phát hiện thường có di căn hạch vùng cổ, tuy nhiên điều trị phẫu thuật kết hợp với iod phóng xạ 131 cho tiên lượng tốt. Tỷ lệ khỏi bệnh cao tương đương ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa ở người lớn.

Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, trẻ cần khám sức khỏe định kỳ một năm/lần, được kiểm tra vùng cổ và nội soi thanh quản đánh giá di động dây thanh. Cha mẹ cần cho trẻ khám ngay khi xuất hiện khối sưng phồng vùng cổ, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khàn tiếng.

Đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ như tiếp xúc tia xạ vùng đầu cổ, thiếu iod, tiền sử bệnh tuyến giáp hay gia đình có bệnh ung thư tuyến giáp... trẻ cần được khám tuyến giáp định kỳ 6 tháng/lần. Nếu phát hiện có u tuyến giáp, tùy theo mức độ nghi ngờ trên siêu âm, bác sĩ khuyến cáo chọc hút kim nhỏ xét nghiệm giải phẫu bệnh ngay hoặc theo dõi và khám lại sau 3-6 tháng, 6-12 tháng.

TRẦN LAM

Bệnh bướu cổ chiếm khoảng 3% trẻ trong độ tuổi đi học. Trẻ bị bệnh có dấu hiệu chậm chạp, hay đổ mồ hôi, lồi mắt, chán ăn, ho nhiều,…

Bác sĩ CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết bướu cổ là cách người dân hay gọi chung để chỉ bệnh tuyến giáp. Bướu cổ trẻ em hiếm gặp hơn người lớn, trong nhóm trẻ đi học bị bướu cổ thì trẻ từ 8 – 10 tuổi chiếm nhiều hơn. Phần lớn bệnh bướu cổ lành tính nhưng nếu bướu quá lớn sẽ gây nuốt vướng, khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của trẻ.

Bệnh bướu cổ bao gồm các thể loại khác nhau về hình thể và chức năng. Bướu giáp đơn thuần [bướu giáp to lan tỏa] là dạng bệnh thường gặp nhất, chiếm khoảng 50% các bệnh lý tuyến giáp ở trẻ em. Bệnh hình thành do tuyến giáp to đều lan tỏa nhưng không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, không làm thay đổi nồng độ hormon giáp trong cơ thể do đó bệnh lành tính và không ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.

Các bệnh viêm tuyến giáp đứng hàng thứ hai, sau đó có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp. Và cuối cùng là bệnh nhân giáp [bướu giáp nhân] do trong tuyến giáp hình thành cục cấu trúc riêng biệt, nhỏ và phát triển trên nền tuyến giáp bình thường. Tùy vào số lượng nhân mà được phân ra bướu đơn nhân hay đa nhân. Ở trẻ em, phần lớn là nhân giáp lành tính, riêng nhân giáp ác tính [ung thư tuyến giáp] lại rất hiếm gặp.

Trẻ có nguy cơ cao bị bướu cổ do ít sử dụng thực phẩm chứa i-ốt, trẻ đang dậy thì, gia đình có người bị tuyến giáp, trẻ từng điều trị bệnh tâm thần, viêm nhiễm tuyến giáp,…

  • Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Các tự kháng thể trong cơ thể gây viêm mạn tính ở tuyến giáp. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh viêm giáp Hashimoto, trẻ có nhiễm sắc thể bất thường như hội chứng Down,… Bệnh cũng có liên quan đến các bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên, bệnh suy thượng thận nguyên phát, đái tháo đường tuýp 1. Tuyến giáp có thể sưng to nhìn như một khối u ở cổ. Chức năng tuyến giáp có thể bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng khoảng 13% sẽ tiến triển suy giáp, ảnh hưởng đến phát triển trí não và chiều cao, thể trạng của trẻ.
  • Bệnh Graves hay còn gọi là bệnh Basedow: Đây cũng là bệnh tuyến giáp tự miễn do các tự kháng thể kích thích tuyến giáp hoạt động tăng sản xuất hormone gây ra các triệu chứng cường giáp ở trẻ em như trẻ sụt cân nhanh và nhiều, ra mồ hôi nhiều, sợ nóng, tim đập nhanh mạnh, run tay, lồi mắt,… Bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cường giáp ở trẻ em dậy thì, đặc biệt là bé gái.
  • Bướu cổ vị thành niên: Trẻ em ở độ tuổi dậy, tuyến giáp có thể to bất thường gây ra bệnh bướu giáp đơn thuần, để đáp ứng với nhu cầu sản xuất hormon giáp tăng trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ. Tuyến giáp sẽ hoạt động bình thường và nhỏ dần theo thời gian mà không cần điều trị. 
  • Viêm tuyến giáp do vi rút hoặc vi khuẩn: Bệnh bướu cổ có thể do tuyến giáp bị viêm sưng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.
  • Nang tuyến giáp: Tuyến giáp được được cấu tạo bởi các cấu trúc dạng nang bên trong có chứa hormone giáp. Nang giáp thường xảy ra khi các túi nang trong tuyến giáp đột ngột lớn hơn khiến tuyến giáp to lên bất thường, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. Nang tuyến giáp là bệnh lành tính thường không cần điều trị.
  • Trẻ bị bướu cổ do thiếu i-ốt [thường gặp ở trẻ em vùng núi cao]: Thiếu i-ốt ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên có thể làm tuyến giáp tăng kích thước để đáp ứng với nhu cầu sản xuất hormon giáp. Phần lớn, tuyến giáp to đơn thuần và không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
  • Bệnh bướu cổ do thuốc và các yếu tố vi lượng: Bé sử dụng thuốc có chứa lithium trong điều trị các bệnh lý tâm thần kinh, ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormon tuyến giáp gây bướu cổ. Trẻ có thể bị bướu cổ do uống nguồn nước có độ cứng cao [nguồn nước chứa khoáng chất dưới dạng ion quá mức cho phép như Ca, Flo, Mangan,…].
  • Trẻ bị bướu cổ bẩm sinh: Trẻ bị rối loạn hormone tuyến giáp bẩm sinh di truyền từ gia đình, hoặc gặp các vấn đề bất thường về chức năng tuyến giáp khi còn trong bụng mẹ. Trước khi mang thai, mẹ đã dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến tuyến giáp của trẻ. Trẻ sinh ra bị mất một nửa tuyến giáp khiến nửa còn lại phình to ra. 

Triệu chứng bướu cổ ở trẻ đa dạng tùy thuộc vào kích thước bướu to lan tỏa hay chỉ là nhân giáp khu trú trong tuyến giáp, có ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể, nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp.

Nhìn chung khi bị bướu cổ liên quan đến bệnh tuyến giáp trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Biểu hiện suy giáp: Mệt mỏi, da khô, thường xuyên cảm thấy lạnh, trẻ chậm chạp, chậm phát triển.
  • Biểu hiện cường giáp: Tim đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, sụt cân bất thường, run tay.
  • Lồi mắt.
  • Giọng nói khàn hơn. 

Khi bị bướu cổ trẻ sẽ có triệu chứng ngay tại vùng cổ như:

  • Đau ở cổ họng.
  • Chán ăn do bị nuốt khó, nuốt đau.
  • Khó thở, thở dốc, đặc biệt ở tư thế nằm. 
  • Ho nhiều.

Theo bác sĩ Phan Thị Thùy Dung, khi thấy trẻ có một trong những triệu chứng trên cần đưa tới bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được chẩn đoán và điều trị sớm. Trẻ có thể sẽ được siêu âm đánh giá hình thái tuyến giáp, xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp và trong một số trường hợp giúp xác định nguyên nhân bệnh. Không phải bướu cổ nào cũng cần điều trị, đối với một số bướu lành tính, không ảnh hưởng chức năng tuyến giáp, trẻ có thể không cần điều trị và bệnh có thể tự hồi phục.

Để phòng ngừa bệnh bướu cổ ở trẻ, ba mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cần cung cấp đủ 150mcg i-ốt mỗi ngày cho trẻ bằng các thực phẩm như: Muối có i-ốt, cá biển [1kg cá thu chứa 800mcg i-ốt], cua/ghẹ [1kg có khoảng 100mcg i-ốt], cần tây [1kg có 160mcg i-ốt], khoai tây,… Nếu hoạt động tuyến giáp của trẻ kém có thể bổ sung thêm vitamin D và selenium, kẽm để tăng cường sức khỏe tuyến giáp. 

Hạn chế sử dụng các vật dụng đựng thức ăn bằng nhựa cứng, nhựa đóng hộp, bao bì, những chất có trong đồ nhựa khi lẫn vào trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Video liên quan

Chủ Đề