Đau bụng như kim chăm khi mang thai

Hiện tượng đau nhức vùng kín khi mang thai sẽ làm các mẹ bầu lo lắng rất nhiều. Tuy nhiên, triệu chứng này có thực sự nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của nó mang đến như thế nào? Và nguyên nhân có thể đến từ đâu? Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề nan giải này nhé!

1. Hiện tượng đau nhức vùng kín xuất hiện ở thời kỳ đầu mang thai mới nguy hiểm?

Một số ý kiến cho rằng việc đau nhức vùng kín khi mang thai là chuyện rất bình thường vì đó là do sự chèn ép của tử cung quá lớn khiến cho các cơ quan, các bộ phận xung quanh đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không ít trường hợp các mẹ bầu có triệu chứng bị đau nhức ở vùng kín khi mới mang thai được vài tuần.

Hiện tượng đau nhức vùng kín thường xuất hiện ở giai đoạn thai kỳ nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức ở vùng kín khi mang thai mà mỗi bà bầu lại có những biểu hiện khác nhau: Đau nhức dai dẳng, đau dữ dội hay đau như bị kim châm. Bên cạnh đó, ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu cũng có thể bị đau và đây cũng là triệu chứng khá phổ biến vậy nên các chị em phụ nữ hãy bình tĩnh mà tìm hiểu thêm chứ không nên quá lo âu, phiền muộn.

Phụ nữ đang mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đau vùng kín một cách dữ dội

Một lưu ý nữa cho các mẹ bầu là tình trạng đau nhức vùng kín khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ [cụ thể là 3 tháng đầu tiên] sẽ thật sự mang đến nhiều rủi ro, thậm chí là bị hư thai. Chính vì vậy, nếu có xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau nhức vùng kín trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì hãy liên hệ ngay tới các bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh.

2. Đau nhức vùng kín khi mang thai có thể là dấu hiệu nhận biết căn bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng kín khi mang thai có thể đến từ:

Quá trình giãn nở tử cung nhanh chóng và sức nặng của thai nhi tăng lên quá nhanh: Tử cung cũng là nơi bảo vệ cũng như nuôi dưỡng thai nhi vì vậy nó có thể giãn nở to dần để có đủ diện tích chứa đựng em bé đang phát triển. Đôi khi, việc em bé phát triển quá nhanh sẽ dẫn tới việc tử cung buộc phải giãn nở nhanh và nhiều hơn, cơ thể người mẹ khó có thể chịu đựng được sức ép từ tử cung lên các cơ quan xung quanh, khu âm đạo của người phụ nữ cũng sẽ từ đó mà bị ảnh hưởng gây đau nhức.

Nội tiết tố của người mẹ khi mang thai sẽ bị thay đổi nhiều, môi trường âm đạo cũng sẽ bị thay đổi theo dẫn tới tình trạng âm đạo bị khô rát, đau nhức hay thậm chí sưng tấy [đặc biệt là khi quan hệ tình dục].

Vài tuần trước khi các mẹ bầu chuyển dạ, cổ tử cung có thể giãn nở to hơn bình thường khiến cơ thể mẹ bầu không kịp phản ứng, cô bé cũng sẽ bị đau rát và tê buốt.

Vùng kín bị nhiễm trùng: Một trong những loài vi khuẩn virus mà các mẹ bầu vô cùng lo sợ đó chính là nấm Candida. Đây là một trong những loài nấm gây hại cho vùng âm đạo của phụ nữ, đặc biệt trong những giai đoạn cô bé có sức miễn dịch yếu đi. Các bệnh nhiễm trùng vùng kín thường gây ra nhiều rắc rối cho người mẹ, chúng gây ngứa ngáy khó chịu kéo theo sự đau rát. Hơn nữa, bệnh không thể được tiêu diệt nhanh bằng thuốc đặc trị vì thành phần của thuốc sẽ không phù hợp với phụ nữ đang mang thai.

Một trong những tình trạng rất nguy hiểm có thể gây ra hiện tượng đau nhức vùng kín khi mang thai là tình trạng sa nội tạng vùng chậu [POP]. Đây là bệnh lý mà các cơ quan bên trong cơ thể có thể bị di chuyển xuống gần phía trực tràng hoặc âm đạo. Tình trạng POP này có thể được điều trị tuy nhiên một số ảnh hưởng từ bệnh có thể gây ra biến chứng cho các cơ quan có liên quan, khiến âm đạo hoặc trực tràng bị đau dữ dội.

Triệu chứng đau nhức vùng kín khi mang thai có thể là do bệnh viêm nhiễm nấm Candida

Mặc dù triệu chứng đau nhức vùng kín khi mang thai không phải lúc nào cũng là do một căn bệnh nguy hiểm nào cả nhưng các mẹ bầu cũng không nên coi thường cho qua mà không tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Trong một số trường hợp không mong muốn, triệu chứng đau nhức âm đạo kết hợp với những triệu chứng khác như chảy máu, khí hư tiết nhiều, cơ thể mệt mỏi, nóng sốt,... có thể sẽ là dấu hiệu cho thấy thai bị hư.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau nhức vùng kín khi mang thai?

Khi có các triệu chứng đau nhức vùng kín khi mang thai thì các mẹ bầu cần phải liên hệ ngay tới các cơ sở y tế sản khoa để tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất cho mỗi cơ trạng mẹ bầu. Ngoài ra, các chị em phụ nữ cũng cần lưu ý những điều sau đây để làm giảm các triệu chứng đau nhức cũng như tránh được các bệnh viêm nhiễm có thể xảy ra.

  • Luôn quan tâm đến vấn đề ăn uống: lượng chất dinh dưỡng hợp lý [không quá thừa cũng không nên thiếu], ăn uống ngủ nghỉ đúng bữa, bổ sung nước ấm để uống thay vì nước lạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung vitamin và sắt,...

  • Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể sạch sẽ hơn, đặc biệt quan tâm vệ sinh vùng kín.

  • Giữ thói quen nằm nghiêng bên trái kết hợp với việc kê một chiếc gối mềm dưới hông khi mang thai để hạn chế sức ép lên vùng chậu.

  • Nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, xoay hông, xoay người,... Một trong những bài tập được cho là mang nhiều hiệu quả tốt về sức khỏe cho mẹ bầu là bài tập yoga.

Tập yoga sẽ là phương pháp giúp giảm thiểu và phòng ngừa triệu chứng đau nhức vùng kín hiệu quả

  • Tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc chữa bệnh cũng như các loại thuốc bổ. Đồng thời, các mẹ bầu cũng phải thăm khám thai định kỳ chứ không nên bỏ qua vì cho rằng cơ thể vẫn khỏe mạnh.

Bệnh viện MEDLATEC là một trong nhiều bệnh viện ở Hà Nội đã được rất nhiều người tin tưởng là cơ sở y tế với chất lượng tốt. Chính vì vậy, nếu các mẹ bầu có nhu cầu đặt lịch thăm khám bệnh tại viện thì đừng ngần ngại mà liên hệ với viện qua số 1900 56 56 56 trực 24/7.

Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:

  • Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau vùng chậu hoặc đau bụng dưới [thường nằm ngay phía trên xương mu].
  • Đột ngột đi tiểu nhiều lần hoặc không kiểm soát được tần suất đi tiểu, ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu.

Điểm đáng chú ý là bệnh thậm chí có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non. Đấy là lý do vì sao bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu qua mỗi lần thăm khám để tìm ra các dấu hiệu của vi khuẩn có thể dẫn đến UTI. Nếu may mắn được phát hiện sớm thì mẹ bầu có có thể điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu dễ dàng bằng thuốc kháng sinh.

Mang thai khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, kể cả nhiễm trùng thận. Vì thế, hãy đến bác sĩ thăm khám ngay nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

7. Sỏi mật có thể gây đau bụng dưới khi mang thai

Sỏi trong túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là nếu họ là thừa cân, trên 35 tuổi hoặc đã có tiền sử bệnh sỏi mật. Cơn đau từ sỏi mật [còn gọi là viêm túi mật] được xem là nghiêm trọng và tập trung ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan ra xung quanh lưng và dưới vai phải.

8. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán khi mang thai bởi vì khi tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên và có thể ở vị trí gần nút bụng hoặc gan. Do vậy, việc chẩn đoán bệnh có thể diễn ra chậm hơn so với thông thường. Đó là một trong những lý do khiến phụ nữ có nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa trong thai kỳ.

Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư dưới bên phải của bụng, khi bạn đang mang thai, bạn có thể cảm thấy nó ở vị trí cao hơn. Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và ói mửa.

[embed-health-tool-”due-date”]

9. Thai ngoài tử cung

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà nằm ở bên ngoài. Vấn đề sản khoa này hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con.

Vì thế, mẹ bầu nên phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe nhằm sớm phát hiện và kịp thời ứng phó với những tình huống bất lợi. Thông tin thêm đến các bà mẹ tương lai rằng, khi mang thai ngoài tử cung, ngoài biểu hiện đau bụng, mẹ bầu còn dễ gặp triệu chứng ra máu âm đạo.

10. Tiền sản giật gây đau bụng dưới khi mang thai

Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai. Bạn được chẩn đoán bị tiền sản giật nếu bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai và có protein trong nước tiểu, trường hợp nặng gan hoặc thận bất thường kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau tức hông sườn phải.

Các dấu hiệu tiền sản giật, bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai còn có thể bao gồm:

  • Đau hoặc đau dữ dội ở vai trên
  • Đau đầu dữ dội sẽ không biến mất
  • Những thay đổi về thị lực [chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm hoặc sao]
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khó thở
  • Sưng mặt hoặc bọng mắt
  • Sưng nhẹ ở tay
  • Vết sưng đột ngột và nặng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Tăng cân nhanh đột ngột [do giữ nước]

Ngoài ra, theo nghiên cứu, tình trạng tiền sản giật xảy ra có thể là nguyên nhân từ khói thuốc lá. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế hút thuốc lá/hút thuốc lá thụ động từ những người xung quanh để giảm nguy cơ tiền sản giật.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu có hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai?

Một số trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới là do mắc các bệnh lý. Nếu gặp phải những trường hợp nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung hoặc bong nhau thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ sản phụ khoa nếu có bất kỳ những biểu hiện sau đây kèm theo cơn đau bụng hoặc khó chịu:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xả âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa

Một số cách có thể giúp bà bầu giảm đau bụng dưới hiệu quả

Nếu bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng gì nghiêm trọng hơn, hãy thử các mẹo sau để giảm đau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.
  • Tắm bằng nước ấm [không nên sử dụng nước nóng để tắm].
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Uống nhiều nước [tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn co thắt Braxton-Hicks].
  • Thử nằm xuống nhẹ nhàng, có thể làm giảm đau do các cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề