Đánh giá vai trò của cuộc khởi nghĩa tây sơn năm 2024

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Chính trị 08:44, 24/10/2018 GMT+7

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

BP - Vào thế kỷ XVIII, Đại Việt xảy ra nhiều cuộc chiến giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, khiến dân chúng lầm than. Năm 1771, tại vùng Tây Sơn [thuộc tỉnh Bình Định], 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, lịch sử gọi là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Năm 1773, Nguyễn Nhạc đánh chiếm vùng đất Kiến Thành, Thạch Thành, Bồng Sơn, Tuy Viễn... để xây dựng căn cứ. Sau đó, ông tổ chức hạ thành Quy Nhơn và giải phóng được vùng đất Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Khang... Năm 1774, chúa Nguyễn đưa một cánh quân từ Quảng Nam đánh vào và một cánh quân khác từ Gia Định đánh ra Bình Định. Nhân cơ hội này, chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc đưa 3 vạn quân vượt sông Gianh Nam tiến và chiếm được thành Phú Xuân vào đầu năm 1775. Nguyễn Nhạc chia quân 2 đường thủy - bộ đánh ra Quảng Nam. Bị đánh cả 2 mặt, chúa Nguyễn Phúc Thuần vượt biển chạy trốn vào Gia Định. Tháng 2-1775, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đánh nhau dữ dội với quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc rút về Quy Nhơn trong tình thế “lưỡng đầu thọ địch”.

Nguyễn Nhạc giảng hòa với chúa Trịnh ở miền Bắc, tập trung vào chiến trường phía Nam đánh chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc cử em trai là Nguyễn Huệ [lúc này 23 tuổi] dẫn 1 đạo binh vào Phú Yên đánh chúa Nguyễn. Bằng tài năng quân sự, Nguyễn Huệ đã đánh tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của chúa Nguyễn tại khu vực Phú - Khánh. Đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ đánh vào Gia Định, chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy trốn về Bà Rịa. Tháng 10 cùng năm, con trai chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương chiếm lại Gia Định. Tháng 9-1777, Nguyễn Phúc Dương bị Nguyễn Huệ bắt và đưa ra xử chém, còn Nguyễn Phúc Thuần chạy sang cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn bắt, đem đi giết. Nguyễn Ánh chạy ra biển cầu cứu các thế lực ngoại bang để phục quốc. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức. Được sự giúp sức của Pháp, Bồ Đào Nha, Nguyễn Ánh đánh chiếm lại Gia Định. Năm 1782, Nguyễn Huệ vào Nam lần thứ 3, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm La xin cầu viện. Vua Xiêm sai 5 vạn quân sang xâm lược nước ta nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh tan tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1785.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại nước. Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ sự thống trị của chúa Nguyễn ở đàng Trong, chúa Trịnh ở đàng Ngoài và mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt. Bằng tài năng quân sự, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảng thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta trên vũ đài quốc tế.

Chủ Đề