Đánh giá tình hình kinh doanh của nhà hàng

1. Mục đích

Giúp quản lý nhà hàng có thể xem tổng quan tình hình kinh doanh tại nhà hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ như Hoạt động kinh doanh trong ngày; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Chi tiết như sau:


2. Các bước thực hiện


Tại màn hình Tổng quan, phần mềm hiển thị báo cáo, biểu đồ: Hoạt động trong ngày; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Doanh thu theo ngày; Số lượng khách hàng trung bình theo giờ; Doanh thu theo mặt hàng; Các mặt hàng bán chạy; Tỷ trọng doanh thu theo mặt hàng; Doanh thu theo hình thức phục vụ; Doanh thu mặt hàng theo ngày; Nguyên vật liệu tồn kho dưới mức tối thiểu. Kéo thanh cuộn để xem chi tiết các báo cáo, biểu đồ:

1. Hoạt động trong ngày
Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng nắm được tình hình hoạt động bán hàng hàng ngày, biết mỗi ngày thu bao nhiêu tiền; Số lượng order đã thanh toán, đang phục vụ, đã hủy; Doanh thu ước tính và Số lượng khách ăn uống tại nhà hàng.

a. Tiền thu: Là tổng tiền đã thu trong ngày tính đến thời điểm xem báo cáo, chi tiết theo từng hình thức Bán hàng, Thu nợ, Khách đặt cọc.
b. Order: Thống kê tổng số order Đã thanh toán, Đang phục vụHủy, Lưu ý: order Đang phục vụ bao gồm cả những order đang giao hàng chưa thu tiền.
c. Doanh thu ước tính: Là tổng tiền Đã thanh toán [Đã thu được tiền, Thu nợ] và tiền từ những order Đang phục vụ.
d. Khách hàng: Thống kê lượng khách hàng đã phục vụ tính đến thời điểm xem báo cáo và lượng khách đang phục vụ. Công suất phục vụ = Số lượng khách/[Công suất tối đa]*100%.
*Công suất tối đa là thông tin được quản lý thiết lập tại phần Thiết lập hệ thống/Thiết lập chung, tab Mua hàng/Bán hàng, thiết lập Công suất phục vụ.

2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng xem được tổng quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Nếu là chuỗi nhà hàng thì so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các nhà hàng trong chuỗi để xem nhà hàng nào hoạt động hiệu quả


a. Tổng doanh thu là tổng số tiền bán hàng và các khoản thu khác phát sinh trong kỳ báo cáo
b. Chi phí tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu [Tổng giá trị xuất kho] và các chi phí khác [chi phí được tổng hợp và ghi nhận tại phần Chi phí]
c. Tổng lợi nhuận: Tổng doanh thu – Chi phí.

3. Doanh thu theo ngày
Mục đích: So sánh doanh thu tại nhà hàng theo từng ngày, xem nhà hàng thường đông khách vào những ngày nào trong tháng để có kế hoạch kinh doanh phù hợp

4. Số lượng khách hàng trung bình theo giờ
Mục đích: So sánh lượng khách hàng đến ăn uống thường đông vào những khung giờ nào, để có kế hoạch phục vụ khách hàng tốt hơn

5. Doanh thu mặt hàng
Mục đích: Giúp quản lý biết được những mặt hàng nào có doanh thu cao nhất

6. Các mặt hàng bán chạy
Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng biết được những mặt hàng nào bán ra số lượng lớn nhất

7. Tỷ trọng doanh thu theo mặt hàng
Mục đích: So sánh tỷ trọng doanh thu giữa các mặt hàng với nhau để biết mặt hàng nào mang lại doanh thu cao hơn

8. Doanh thu theo hình thức phục vụ
Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng xem báo cáo doanh thu theo hình thức phục vụ [tại nhà hàng, mang về, giao hàng] để biết hình thức nào mang lại nhiều doanh thu hơn để có kế hoạch kinh doanh phù hợp

9. Doanh thu mặt hàng theo ngày
Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng biết được tình hình doanh thu của từng mặt hàng qua các khoảng thời gian để biết mặt hàng nào bán chạy vào thời gian nào

10. Nguyên vật liệu tồn kho dưới mức tối thiểu
Mục đích: Giúp quản lý nhà hàng biết được nguyên vật liệu nào đang hết hoặc sắp hết [những nguyên vật liệu có số lượng tồn thực tế nhỏ hơn số lượng tồn tối thiểu] để có kế hoạch mua bổ sung kịp thời



Lưu ý: Nhấn vào biểu tượng

tương ứng với các báo cáo, biểu đồ để xem theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Để nhà hàng của bạn thành công, việc theo dõi kết quả kinh doanh nhà hàng hàng ngày là điều không thể bỏ qua. Cách tốt nhất để có thể thực hiện hiệu quả và nhanh chóng về những vấn đề này chính là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp khi kinh doanh. Những tiêu chí sau đây giúp bạn có thể theo dõi hoạt động, kết quả kinh doanh của bạn được hiệu quả nhất. 

Cách tốt nhất mà các chủ nhà hàng có thể theo dõi tình hình xem nhà hàng của họ hoạt động tốt như thế nào thông qua hiệu suất làm việc của nhân viên, doanh số bán hàng hàng ngày,....

Có rất nhiều chỉ số khác nhau mà bạn có thể xem xét như hoạt động của nhà bếp, hàng tồn kho và sự hài lòng của khách hàng. Các KPI này không chỉ giúp bạn theo dõi kỹ hơn về hiệu suất tổng thể mà còn cho bạn biết những điều mà bạn cần giải quyết để tối ưu hóa thành công của mình.

Cần theo dõi tình hình kinh doanh nhà hàng để biết được kết quả hoạt động

1.Tiêu chí vận hành nhà hàng

Các KPI sau đây xem xét doanh số bán hàng, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả tổng thể của nhà hàng - cung cấp cho bạn bức tranh rõ ràng về năng suất làm việc của nhân viên, họ mang lại bao nhiêu tiền và tổng thể nhà hàng của bạn đang hoạt động như thế nào.

  • Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán đo lường chi phí để thực hiện từng món trong thực đơn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định kết quả kinh doanh nhà hàng, đặc biệt là về cách định giá các món ăn trong thực đơn và mức lợi nhuận bạn đang kiếm được từ mỗi món ăn. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn từ POS365 giúp phân tích được doanh thu và hiệu quả món ăn được tốt hơn. 

  • Điểm hòa vốn: Đây là một trong những KPI quan trọng nhất của bạn, vì nó giúp xác định số lượng bạn nên bán để hòa vốn. Con số này cũng sẽ giúp bạn dự đoán thời gian bao lâu để bạn thu hồi vốn đầu tư.

  • Công suất trung bình: Số liệu này cho bạn biết có bao nhiêu khách hàng đã ghé thăm nhà hàng của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó sẽ giúp bạn xác định thời điểm nào trong ngày phổ biến nhất/ít phổ biến nhất và giúp bạn tìm ra thời điểm bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi.

  • Tỷ lệ thay đổi nhân viên: Thật không may, tỷ lệ thay đổi nhân viên trong ngành dịch vụ ăn uống cao bất thường - và điều đó có thể khiến các quản lý nhà hàng tốn rất nhiều tiền. Theo dõi sát sao tỷ lệ thay đổi nhân viên và thực hiện biện pháp cải thiện để tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo không cần thiết. 

Phần mềm quản lý nhà hàng POS365 giúp theo dõi doanh thu nhà hàng nhanh chóng

2.Tiêu chí bếp và kho hàng

Kết quả kinh doanh nhà hàng không thể bỏ qua tiêu chí về hiệu suát nhà bếp và tình trạng tồn kho nguyên liệu chế biến. 

Nhà bếp chính là nơi quan trọng nhất nhì trong nhà hàng của bạn. Đó là nơi có thể tác động lớn nhất đế lợi nhuận, hiệu quả, chất lượng và giảm lãng phí thực phẩm.

  • Thời gian sản xuất mỗi món ăn: Khi nói đến việc chuẩn bị thực phẩm, thời gian là tài sản quý giá nhất của bạn. Đảm bảo bạn biết thời gian chuẩn bị mỗi món ăn [đặc biệt là các món ăn phổ biến nhất và ít phổ biến nhất của bạn] để có thể cân nhắc cách rút ngắn thời gian chế biến và cung cấp dịch vụ nhanh hơn.

  • Rác thải thực phẩm: Rác thải thực phẩm không còn chỉ là gánh nặng tài chính mà đang ngày càng trở thành một vấn đề bền vững. Theo dõi lượng thực phẩm thải ra của mỗi món trong thực đơn để bạn có thể tối ưu hóa các phương pháp thu mua, bảo quản và chuẩn bị nhằm cắt giảm lãng phí và tăng tỷ suất lợi nhuận của mình.

  • Tỷ lệ thay đổi hàng tồn kho: Bạn cần phải biết điều này khi đánh giá kết quả kinh doanh nhà hàng, nó giúp bạn có thể nhập hàng hóa, nguyên liệu khi cần và có thể thực hiện khuyến mãi nhằm giảm lãng phí, tránh thất thoát. 

Quản lý bếp cho nhà hàng để giảm thất thoát

3.Tiêu chí làm hài lòng khách hàng

Như chúng ta đã biết, khách hàng là thượng đế. Và việc giữ cho khách hàng của bạn hài lòng và quay trở lại nhiều hơn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trụ vững về lâu dài. 

  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Số liệu này sẽ giúp bạn hiểu mức độ trung thành của khách hàng và liệu khách hàng quen của bạn có quay lại hay không. Việc tìm kiếm khách hàng mới luôn tốn kém hơn so với việc giữ khách hàng hiện tại của bạn, vì vậy hãy đảm bảo thực hiện chương trình khách hàng thân thiết hoặc các ưu đãi để giữ chân họ quay trở lại. Bạn cũng có thể thực hiện tích điểm khách hàng với phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp từ POS365.

  • Đánh giá trực tuyến: Những gì khách hàng nói về doanh nghiệp của bạn có thể thu hút hoặc khiến tổn hại đến danh tiếng của nhà hàng bạn. Tạo nhiều nền tảng tiếp thị trên mạng xã hội, xem khách hàng của bạn đang nói gì về trải nghiệm của họ, đồng thời tìm ra cách cải thiện thực đơn và dịch vụ của bạn tốt hơn.

Làm hài lòng cho khách hàng

Với 3 tiêu chí khi xem xét kết quả kinh doanh nhà hàng mà bạn không thể bỏ qua. Nó giúp bạn không chỉ đo lường hiệu quả doanh nghiệp mà còn có thể thực hiện cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề