Đánh giá thư viện khoa học tổng hợp tp hcm

Theo đó, nền tảng của đề án này là cơ sở dữ liệu, tài liệu về nhạc dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Ông Bảo cho biết trong thời gian GS Trần Văn Khê về sống tại TPHCM, phía thư viện Khoa học Tổng hợp đã dành 2 năm số hóa các tư liệu về nhạc dân tộc mà GS Trần Văn Khê dành dụm được trong cả một đời lao động nghiên cứu và truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Đến nay, những tư liệu đó chính là một phần quan trọng để hình thành Phòng Nghiên cứu nhạc dân tộc tại Thư viện Khoa học Tổng hợp.

Bên cạnh đó, Thư viện cũng có kế hoạch số hóa 100% tài liệu quý hiếm của thư viện trong thời gian từ nay đến năm 2020.

Kể từ khi mang tên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của UBND TPHCM vào ngày 14-4-1978, đến nay Thư viện Khoa học Tổng hợp đã có 40 năm hoạt động với rất nhiều công trình, ý tưởng, các chương trình thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng và phát triển tinh thần đọc sách khởi phát từ đây.

Địa điểm thư viện hiện nay trước kia là xưởng đúc tiền, sau đó là Khám Lớn Sài Gòn dưới thời Pháp [xây dựng từ năm 1886 đến 1890 hoàn thành]. Từ năm 1948 đến 1967 nơi này là trường Đại học Văn Khoa, đến năm 1968 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có kế hoạch xây dựng Thư viện Quốc gia tại đây, nhưng mãi đến năm 1971 mới hoàn thành và tháng 2-1972, thư viện Quốc gia Sài Gòn đi vào hoạt động.

Xe thư viện lưu động hồi còn mang tên Thư viện Quốc Gia II - Ảnh: Tư liệu của Thư viện KHTH

Sau ngày 30-4-1975, Thư viện Quốc Gia Sài Gòn đổi tên thành Thư viện Quốc gia II trực thuộc Bộ Văn hóa đến năm 1978.

Hiện tại, trong khối phòng phục vụ bạn đọc, Thư viện có 9 phòng: Phòng Đọc tổng hợp, Phòng Mượn, Phòng đọc Doanh nhân, Phòng Báo – Tạp chí, Phòng đọc Hạn chế, Phòng đọc Hán Nôm, Phòng đọc Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn, Góc thông tin Ngân hàng Thế giới, Phòng đọc Thanh thiếu nhi.

Thư viện đưa sách về phục vụ nông trường - Ảnh: Tư liệu của Thư viện KHTH

Tính đến cuối năm 2017, vốn tài liệu thư viện đạt gần 2.700.000 đơn vị tài liệu. Trong đó có 633.450 nhan đề/ 904.929 bản sách; 11.934 đầu báo, tạp chí/ 1.826.036 bản báo, tạp chí và các loại tài liệu khác.

Cán bộ thư viện KHTH và các chuyên gia trong một chuyến sưu tập tư liệu ở Tiền Giang - Ảnh: Tư liệu của Thư viện KHTH

Thư viện còn có bộ sưu tập tài liệu đặc biệt quý hiếm với hơn 7.900 bản sách xuất bản từ thế kỷ thứ 17 đến đến đầu thế kỷ thứ 20, với nhiều đầu sách nổi tiếng.

Hiện nay, thư viện Khoa học Tổng hợp đang ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý vốn tài liệu thay cho tủ mục lục phiếu, và định hướng hoạt động đến năm 2025 "đảm bảo mỗi người dân có 0,7 cuốn sách trong các thư viện công cộng" và tầm nhìn đến năm 2030 "bảo đảm mỗi người dân có 1 bản sách" như đề án của Chính phủ.

Thư viện Khoa học Tổng hợp nằm ở số 69 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM

Không tăng phí Thư viện Khoa học tổng hợp

TTO - Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM vừa đề xuất giữ nguyên mức phí Thư viện Khoa học tổng hợp, đồng thời mở rộng các đối tượng được miễn giảm phí.

Các học viên tham gia tập huấn được giới thiệu phần mềm Emiclib [phần mềm quản trị thư viện tích hợp] và các phân hệ của phần mềm; công tác bổ sung và xử lý tài liệu; công tác quản lý bạn đọc; công tác lưu thông tài liệu; hướng dẫn cách chọn sách đề xuất đọc, hướng dẫn tra cứu tài liệu; hướng dẫn in sổ đăng ký cá biệt, in nhãn và sử dụng điện thoại quét mã vạch với phần mềm LogMas Bacode Scanner; cách thêm ảnh bìa sách. Bên cạnh đó, các học viên còn được giải đáp thắc mắc về phần mềm và các đề xuất, hướng dẫn cách cập nhật website quận huyện; trao đổi các vấn đề về hệ thống phần mềm và chuẩn hóa công tác nghiệp vụ.

Ngoài ra, các học viên còn được bồi dưỡng thêm về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện; liên thông và chia sẻ trong các thư viện hiện nay; hướng dẫn sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu; công nghệ mới và giải pháp chuyển đổi số cho các thư viện. Qua đó, giúp các học viên củng cố, nâng cao kiến thức và các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện; cung cấp những thông tin và nội dung mới, hướng dẫn áp dụng các chuẩn nghiệp vào công tác thư viện ở các thư viện quận huyện trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM Vĩnh Quốc Bảo cho biết, tập huấn nghiệp vụ thư viện được coi là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm củng cố, trang bị kiến thức và nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; qua đó trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ đối với những người làm công tác thư viện. Đồng thời, tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm thông tin, đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc trên địa bàn Thành phố, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay.

Chủ Đề