Đánh giá những cải cách của hồ quý ly năm 2024

Thực tiễn quá trình vận động và phát triển của xã hội Việt Nam thời phong kiến cho thấy đã có nhiều cuộc cải cách thể chế diễn ra nhằm đổi mới, củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước và chính sách cai trị. Trong số đó, hai cuộc cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly [1336 – 1447] và Lê Thánh Tông [1442 – 1497] được đánh giá là tương đối toàn diện và tiêu biểu. Cuốn sách chuyên khảo “Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông” do TS. Lý Hoàng Mai và tập thể tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành nghiên cứu, đánh giá hai cuộc cải cách này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Sách gồm 243 trang, khai thác 3 vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến các cuộc cải cách thể chế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông; nghiên cứu, nội dung hai cuộc cải cách trên hai góc độ: thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Thứ hai, làm rõ ảnh hưởng của hai cuộc cải cách này tới nền kinh tế phong kiến ở thế kỷ XV trên các phương diện: sở hữu đất đai, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thứ ba, đánh giá kết quả của hai cuộc cải cách ở các mặt thành công và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó và rút ra bài học kinh nghiệm.

“Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông” tập trung khai thác nội dung về tầm ảnh hưởng của hai cuộc cải cách này. Mặc dù nhà Hồ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn [từ năm 1400 đến năm 1407] và có nhiều luống ý kiến xung quanh những cải cách của Hồ Quý Ly nhưng cuốn sách đã phân tích và khẳng định vai trò quan trọng, những đường lối đúng đắn của vị Hoàng đế họ Hồ. Lúc bấy giờ, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã phần nào giải quyết những tồn đọng cuối thời nhà Trần; tuy còn nhiều hạn chế nhưng vai trò “mở đường” của cuộc cải cách trong việc xây dựng nhà nước trung ương có sức mạnh về cả quân sự và kinh tế là không thể phủ nhận. Hơn thế nữa, kết quả mà cuộc cải cách đạt được đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền của tiến trình vận động của xã hội phong kiến Việt Nam ở những thế kỷ tiếp theo.

Vua Lê Thánh Tông cũng tạo nên những thay đổi căn bản trong kinh tế và xã hội của nước ta thời kỳ bấy giờ, thực thi nhiều chính sách mang tính khai phóng, trong đó tập trung vào cải cách ruộng đất, nông nghiệp. Vua Lê Thánh Tông giúp người dân có ruộng, hăng say cày cấy, trao đổi hàng hóa, từ đó tạo sự phát triển bền vững cho xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng thời Lê Sơ, đặc biệt trong giai đoạn vua Lê Thánh Tông trị vì đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị được coi vào hàng bậc nhất xuyên suốt lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Dù cho những cải cách về thể chế chính trị của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông đã phần nào bị “phai mờ” bởi thời gian nhưng những tư tưởng và bài học mà hai bậc tiền nhân để lại vẫn sẽ luôn là những bài học kinh nghiệm quan trọng cho phát triển xã hội hiện ngày nay. Như vậy, trước tình trạng suy yếu của Nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỷ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện, có những cải cách tiến bộ, có giá trị thực tiễn như cải cách về văn hóa, giáo dục. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước tha thiết. Những cải cách của ông ít nhiều góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc và lĩnh vực quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để [gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Tiếc rằng, công việc mới khởi đầu, giặc minh đã tiến công xâm lược. Giữa năm 1407, cuộc kháng chiến của triều Hồ hoàn toàn bị giặc Minh dập tắt. Hồ Quý Ly bị thua và bị bắt đúng như lời tướng quốc Hồ Nguyên Trừng nói với Hồ Quý Ly : “không sợ đánh giặc, chỉ sợ không được lòng dân”.

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

  1. Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

  1. Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Quảng cáo

Mục c, d, e

  1. Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

  1. Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

  1. Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

ND chính

Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, quân sự,...

Hồ Quý Ly đã có những cải cách gì?

Hồ Quý Ly đã đề ra những cải cách về hành chính, giáo dục khoa cử, kinh tế, quân sự, trong đó bao gồm việc phát hành tiền giấy và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Nhưng các cải cách đó phần lớn là thất bại, khiến nhà Hồ mất sự ủng hộ của người dân.

nhà Hồ đã thực hiện cải cách như thế nào?

Nhà Hồ thi hành nhiều chính sách cải cách xã hội, như: hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, định lại chế độ thuế khóa, chấn chỉnh việc học hành thi cử, v.v. Đồng thời, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức lại quân đội, mở xưởng rèn đúc vũ khí, đóng tàu thuyền, xây đắp hệ thống thành lũy, củng cố các nơi hiểm yếu để ...

Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực tài chính?

Từ đó, ông đã có nhiều chính sách cụ thể như: Phát triển đội ngũ quan lại phong kiến quan liêu thay thế dần tầng lớp quý tộc; đề cao Khổng giáo, từng bước hạn chế Phật giáo, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài từ bình dân; không ban tặng phong tước cho quý tộc tôn thất.

Hồ Quý Ly là người ở đâu?

Hồ Quý Ly sinh năm Ất Hợi [1335], tự là Lý Nguyên [vốn thuộc dòng dõi họ Hồ ở đất Quỳnh Lưu [Nghệ An], tổ bốn đời của ông chuyển ra hương Đại Lại [nay thuộc xã Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa].

Chủ Đề