Đánh giá hạn hán ở tây nguyên năm 2024

Ngày 28.2, Tổng cục Thủy lợi [Bộ NN-PTNT] thông tin nhận định về nguồn nước cũng như cảnh báo nguy cơ thiếu nước, hạn hán cục bộ trong sản xuất nông nghiệp ở Trung bộ, Tây nguyên và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Theo Tổng cục Thủy lợi, dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 3, tổng lượng mưa ở bắc Trung bộ phổ biến từ 50 - 60 mm, cao hơn 10 - 20% so với trung bình nhiều năm. Khu vực nam Trung bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 30 - 40 mm, cao hơn 20 - 30% so với trung bình nhiều năm. Trong đó, Ninh Thuận, Bình Thuận ít mưa. Còn tại Tây nguyên, tổng lượng mưa sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2 - 21%, dao động từ 30 - 40 mm. Mưa ít và lượng nước tích trữ của nhiều công trình thủy lợi ở Trung bộ và Tây nguyên ở mức thấp so với dung tích thiết kế khiến nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ thiếu nước, hạn hán cục bộ.

Cụ thể, lượng nước tích trữ trung bình của các hồ ở Trung bộ chỉ đạt 65% so với dung tích thiết kế nên vụ đông xuân 2021 - 2022, các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có 500 - 1.000 ha, Thừa Thiên - Huế có 100 ha sẽ thiếu nước cục bộ và hạn nhẹ. Tại Tây nguyên, dự báo đến cuối tháng 3 dung tích trữ nước trung bình của các hồ chỉ đạt 60% so với thiết kế. Trong các tháng 4 - 5, các tỉnh Tây nguyên sẽ có 6.000 - 9.000 ha cây trồng thiếu nước, hạn hán cục bộ và tập trung nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Nhận định về xâm nhập mặn trong tháng 3 ở ĐBSCL, Tổng cục Thủy lợi cho biết vùng cửa sông Cửu Long có ranh mặn 4 g/lít, khả năng xâm nhập mặn ở mức 55 - 65 km. Còn trên sông Vàm Cỏ, ranh mặn lớn nhất 4 g/lít có khả năng xuất hiện trong các tháng 3 - 4 và xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây ở mức 80 - 90 km. Dự báo ở một số thời điểm, xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi nên người dân các địa phương cần chủ động phương án tích trữ nước ngọt đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Cụ thể, mùa khô ở các tỉnh Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Theo dự báo, trong thời gian còn lại của mùa khô [tháng 3, 4/2019], lượng mưa phổ biến tại khu vực ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 - 70%, mùa mưa khả năng bắt đầu từ khoảng tháng 5; nền nhiệt độ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1,0 độ C.

Hiện tại, đang có khoảng 626ha lúa và mầu ở tỉnh Đắk Nông bị thiếu nước tưới, các địa phương khác trong khu vực chưa xảy ra hạn hán. Với tình hình nguồn nước hiện nay và thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, ở khu vực Tây Nguyên, khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 30.000ha [gồm 26.000ha cây lâu năm và 4.000ha lúa, màu].

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nhìn chung, tình trạng hạn hán, thiếu nước ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2019 ở mức “hạn nhẹ”, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không lớn, thời điểm ảnh bị hưởng cao nhất vào cuối mùa khô [từ giữa đến cuối tháng 4/2019]. Đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới [hiện công trình thủy lợi chỉ bảo đảm tưới được gần 21% diện tích canh tác ở khu vực Tây Nguyên]. Trường hợp nắng nóng xảy ra liên tiếp ở mức độ cao hơn dự báo, tình trạng hạn hán sẽ tăng cao hơn.

Để bảo đảm chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn; tiếp tục thực hiện việc dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước ở các vùng/lưu vực sông, kịp thời cảnh báo cho các địa phương và người dân. Sử dụng các vùng trũng, thấp để tích trữ nước, tổ chức nạo vét, đào ao, khoan giếng, ưu tiên dành nước tưới cho các giai đoạn cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng và tăng cường sử dụng các biện pháp nông nghiệp để phòng, chống hạn hán.

Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cấy trồng từ lúa sang loại cây trồng có nhu cầu nước thấp; kiểm soát chặt chẽ để hạn chế việc canh tác ngoài quy hoạch, nhất là ở vùng không chủ động cung cấp nguồn nước. Phân phối nguồn nước trong công trình thủy lợi hợp lý để bảo đảm cho cả mùa khô, khi xảy ra thiếu nước, phải ưu tiên cung cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm. Xây dựng lịch điều tiết các hồ chứa thủy điện để phục vụ thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho lúa, cây trồng cạn [sử dụng hình thức tưới nông-lộ-phơi đối với cây lúa; đối với cây công nghiệp [cà phê, tiêu...] và cây trồng cạn áp dụng biện pháp tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên…

Theo Ðài Khí tượng - Thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa năm 2018 tại khu vực Tây Nguyên chỉ đạt khoảng 60 đến 70% so trung bình nhiều năm và mùa mưa lại kết thúc sớm. Một số hồ đập trong vùng, lượng nước thấp hơn rất nhiều so các năm, thậm chí hồ Thủy điện Ka Nak [Gia Lai] hiện thấp hơn mực nước dâng bình thường gần 22 m, tức là dung tích chỉ không đầy 10%, trong khi mùa khô còn dài. Thêm vào đó, dự báo, mùa mưa 2019 cũng đến muộn hơn so với quy luật. Khả năng thiếu nước ở phía đông, đông nam tỉnh Gia Lai và phía đông tỉnh Ðác Lắc sẽ rất nghiêm trọng.

Mới bước vào những ngày đầu tháng 3, nhưng trên đường liên xã từ thị trấn Quảng Phú về xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar [Ðác Lắc], dọc hai bên bờ kênh thủy lợi nhỏ, chúng tôi chứng kiến có hàng chục chiếc máy bơm đang hút nước để tưới cho những vườn cà-phê. Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Tân Tiến, xã Quảng Tiến cho biết, bốn năm trở lại đây chưa năm nào khô hạn lại đến sớm và xảy ra khốc liệt như năm nay. Từ tháng 11-2018 đến nay, chưa hề có mưa. Gia đình có 1,5 ha cà-phê trồng xen hồ tiêu đến nay đã tưới đến đợt thứ tư mà vẫn chưa có mưa.

Không chỉ ở huyện Cư M’gar mà từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối tại các huyện Ea H’leo, Krông Búc, Krông Pác, Cư Kuin, Krông Năng, Buôn Ðôn, Ea Súp... của tỉnh Ðác Lắc đã tụt giảm nguồn nước nghiêm trọng, thậm chí nhiều hồ đã khô trơ đáy khiến người nông dân phải đôn đáo tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng. Trao đổi với chúng tôi, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Ðác Lắc Nguyễn Thành Long cho biết, Ðác Lắc có 246 hồ, đập thủy lợi cung cấp nước tưới cho cây trồng. Ðến thời điểm hiện tại, đã có 53 hồ, đập có dung tích nước dưới 50% và một số hồ bắt đầu cạn nước.

Tình hình khô hạn cũng đang diễn ra gay gắt tại tỉnh Ðác Nông. Từ ngày 15-2 đến nay, tại hồ thủy lợi Ðác Ken, xã Ðác Lao, huyện Ðác Mil, ngày nào cũng có hơn 10 máy bơm ngày đêm chạy hết công suất để hút nước tưới cho các vườn cà-phê đang khô héo. Hồ thủy lợi Ðác Ken phục vụ nước tưới cho khoảng 1.000 ha cà-phê quanh vùng, nhưng đến nay nguồn nước cũng đã cạn kiệt. Từ đầu tháng 2 đến nay, Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi huyện Ðác Mil đã phải điều tiết bằng cách thường xuyên bơm nước trung chuyển từ hồ Tây vào hồ Ðác Ken. Ông Trần Ðoàn, người dân ở thôn 9B, xã Ðác Lao cho biết: Sau khi tưới xong 2 ha cà-phê của gia đình, tôi được nhiều người dân ở địa phương thuê bơm tưới nước cho vườn cà-phê của họ. Năm nay, thời tiết nắng nóng gay gắt hơn mọi năm nên đến thời điểm này, nông dân huyện Ðác Mil đã phải tưới tới đợt ba và khả năng phải tưới thêm vài đợt nữa trong lúc chờ mưa. Tuy nhiên, nước hồ đã khô cạn rồi, không biết những đợt sau còn nước để tưới không?

Tại huyện Krông Nô [Ðác Nông], khô hạn cũng đang đe dọa hàng trăm héc-ta lúa nước. Cánh đồng Ðác Rền, xã Nâm N’đir rộng khoảng 600 ha và cánh đồng Buôn Chóah, xã Buôn Chóah được coi là vựa lương thực của huyện Krông Nô bắt đầu xuất hiện tình trạng đất nứt nẻ khiến cây lúa còi cọc, vàng úa.

Cấp bách chống hạn

Xác định khả năng hạn hán gay gắt sẽ xảy ra, ngày 26-10-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chỉ thị số 8382/CT-BNN-TCTL về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019. Trao đổi với chúng tôi, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, mùa khô năm 2018 - 2019 sẽ diễn ra khô hạn nghiêm trọng ở khu vực Tây Nguyên. Ðặc biệt là tại lưu vực sông Ba, qua tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Do đó, các tỉnh cần hết sức quan tâm đến công tác phòng, chống hạn, cần tính toán, thống kê nguồn nước ở các công trình thủy lợi, các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp. Ðối với những vùng thường xuyên thiếu nước, cần tuyên truyền để người dân không gieo trồng. Riêng đối với những vùng sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện như lưu vực sông Ba, nguồn nước sẽ được ưu tiên hoàn toàn cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Tại Tây Nguyên, chỉ có 20% diện tích cây trồng trong vùng được sử dụng nước thủy lợi, 80% diện tích còn lại có nguy cơ hạn rất cao vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên.

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ðác Nông Trịnh Văn Tường cho biết: Công ty đang quản lý 249 công trình hồ, đập thủy lợi. Qua theo dõi cho thấy, mực nước các công trình còn khoảng 84% dung tích so với mực nước dâng bình thường. Thời gian tới, mực nước tiếp tục giảm nhanh do nắng hạn gay gắt và nhu cầu tưới nước của nhân dân tăng cao. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, vào thời kỳ cao điểm, đơn vị phối hợp với các địa phương tăng cường bám địa bàn, điều tiết, quản lý, sử dụng nguồn nước hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra vào cuối vụ cho người dân.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Ðác Lắc cũng khuyến cáo người dân trồng các loại cây nông nghiệp phù hợp với vùng đất thường xuyên bị thiếu nước và áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm để tiết kiệm nguồn nước tưới cho cây trồng. Mặt khác, chi cục đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường ứng phó hạn hán như nạo vét kênh mương, tích nước ở các đập tràn, điều tiết nguồn nước hợp lý để bảo đảm phục vụ tưới cho cây trồng.

Các cấp chính quyền và ngành chức năng các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần tăng cường thông tin, tuyên truyền cho người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Ðồng thời, khẩn trương rà soát, kiểm tra và nạo vét, duy tu, bảo dưỡng các hồ chứa, đập thủy lợi; tổ chức điều tiết từ các nơi nguồn nước còn nhiều sang nơi khô hạn phục vụ đời sống và sản xuất của người dân, tránh gây thiệt hại cho cây trồng, nhất là diện tích cây cà-phê, tiêu...

Chủ Đề